Quan điểm phát triển biên mậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động biên mậu các tỉnh biên giới vùng đông bắc việt nam (Trang 89 - 91)

3.1.1.3 .Trung Quốc và Việt Nam tham gia hợp tác kinh tế vùng

3.2. Giải pháp thúc đẩy hoạt động biên mậu ở các tỉnh biên giới vùng

3.2.1.1. Quan điểm phát triển biên mậu

- Coi trọng phát triển biên mậu nói chung và phát triển biên mậu với Trung Quốc nói riêng; và coi phát triển biên mậu là một bộ phận không tách rời của phát triển thương mại.

Từ trước tới nay, trong nhận thức và quan điểm của rất nhiều người bao gồm cả lãnh đạo các cấp, các ngành, các địa phương chưa coi trọng biên mậu, thậm chí một số người còn nhận thức sai lầm coi biên mậu đồng nghĩa với buôn lậu. Từ những nhận thức chưa đúng như vậy đã làm cho biên mậu bị đình trệ cả trong chính sách lẫn thực tiễn trong thời gian dài. Ngay trong Luật Thương mại mới được Quốc hội thông qua và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2006 và Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại cũng chưa dành bất cứ một chương, điều khoản nào nói về biên mậu; trong khi Điều 24 của Hiệp định GATT/WTO lại quy định rất rõ cho phép các nước có chung biên giới có thể dành cho nhau những ưu đãi nhằm tạo thuận lợi cho việc phát triển vùng biên giới. Như vậy, chính sách biên mậu là vấn đề ngoại lệ của sân chơi chung WTO và thương mại quốc tế. Ngày 24 tháng 11 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 252/2003/QĐ-TTg về quản lý buôn bán hàng hóa qua biên giới với các nước có chung biên giới, đây là văn bản đầu tiên và cũng là duy nhất của Việt Nam cho phép áp dụng các ngoại lệ biên mậu trong chính sách thương mại chung. Nhưng do Quyết định này căn cứ

vào Nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 và Nghị định số 44/2001/NĐ- CP ngày 02/8/2001 mà 2 Nghị định này đã hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/5/2006 nên Quyết định 252 nêu trên cũng hết hiệu lực thi hành.

Bộ Công Thương đã soạn thảo Quyết định mới thay thế Quyết định 252/2003/QĐ-TTg theo tinh thần cởi mở và có lợi cho hoạt động của các thương nhân tại khu vực biên giới. Tuy nhiên cần có sự thay đổi về tư duy biên mậu từ các cấp quản lý. Mức miễn thuế tăng lên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hoặc hộ kinh doanh có cơ hội tập dượt để hình thành hệ thống tổ chức mua và phân phối đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân, từng bước lớn mạnh để trở thành đối tác cạnh tranh phù hợp với tiến trình hội nhập chung. Không thể cho ưu đãi của hoạt động biên mậu đồng nghĩa với “tạo điều kiện cho buôn lậu”. Trách nhiệm của nhà quản lý (Hải quan, Biên phòng, Quản lý thị trường…) là những cơ quan gác cổng làm đùng pháp luật, bảo đảm một thị trường lành mạnh và phát triển.

Sân chơi chung WTO và tập quán thương mại quốc tế đã coi biên mậu là một ngoại lệ và là một bộ phận của thương mại quốc tế, thì không có cách gì khác chúng ta cũng phải coi biên mậu là một bộ phận không tách rời của nền thương mại nước nhà.

- Coi trọng thị trường biên mậu với Trung Quốc

Là một nền kinh tế phát triển có tốc độ nhanh nhất thế giới, với một thị trường khổng lồ 1,4 tỉ dân có mức thu nhập ngày càng cao, Trung Quốc đang trở thành tâm điểm chú ý của bất cứ quốc gia nào muốn phát triển kinh tế. Với sự phân hoá giai tầng xã hội mạnh mẽ, tạo nên sự tiêu dùng cũng hết sức phong phú đa dạng. Có thể nói, trong thị trường Trung Quốc bất cứ loại hàng nào, phẩm cấp nào cũng có thể tiêu thụ được. Mặt khác, nhu cầu duy trì phát triển kinh tế với tốc độ cao của Trung Quốc cũng đòi hỏi nhập khẩu nhiều loại hàng hoá, đặc biệt là nguyên nhiên liệu đầu vào. Cộng thêm sự đòi hỏi cao về giao lưu văn hoá, xã hội, các dịch vụ phát triển và sự lưu thông hàng hoá của

người dân Trung Quốc khá đa dạng và dễ tính, nên hàng hoá của Việt Nam có thể thâm nhập thị trường Trung Quốc. Thực tế đã chứng minh, các loại hải sản, quả nhiệt đới có xuất xứ tại miền Trung, miền Nam Việt Nam đã có mặt trong các siêu thị xứ lạnh miền Bắc Trung Quốc.

Với đường biên dài, có các cặp đường bộ, đường sắt, đường sông nối với nhau rất thuận lợi cho vận tải hàng hoá nhanh chóng, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh.

Quan hệ biên mậu trong tổng thể quan hệ kinh tế thương mại được sự quan tâm của hai Nhà nước; lại nằm trong các chương trình kinh tế lớn như “Hai hành lang một vành đai”, “Hành lang Bắc- Nam, hành lang Đông- Tây trong chương trình GMS”, “Khu vực mậu dịch tự do ACFTA”… là những cơ hội rất lớn cho Việt Nam trong việc xâm nhập thị trường Trung Quốc.

Chính phủ Trung Quốc đã coi hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây là cầu nối của Trung Quốc tham gia vào các chương trình lớn nêu trên, đồng thời lại dành cho hai tỉnh nhiều ưu đãi và quyền quyết định trong quan hệ biên mậu. Về cơ bản quan hệ biên mậu với hai tỉnh Quảng Tây, Vân Nam là quan hệ với cả thị trường Trung Quốc, do vậy chúng ta phải xuất phát từ nhận thức, quan điểm phải coi trọng thị trường biên mậu Trung Quốc, và thực chất Trung Quốc đã là bạn hàng lớn nhất trong quan hệ thương mại toàn cầu của Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động biên mậu các tỉnh biên giới vùng đông bắc việt nam (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)