3.1.1.3 .Trung Quốc và Việt Nam tham gia hợp tác kinh tế vùng
3.1.2.1. Dự báo về triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam Trung
Quốc giai đoạn 2009- 2015
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức tương đối cao và ổn định như hiện nay cùng một thị trường với gần 1,4 tỷ người tiêu dùng đang trong quá trình chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu tiêu dùng, thị trường Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục giữ vị trí là thị trường trọng điểm và rất quan trọng đối với Việt Nam. Đến năm 2010, tổng kim ngạch thương mại xuất nhập khẩu của Trung Quốc dự kiến đạt 2.700 tỷ USD, năm 2015 sẽ vào khoảng 3.700 tỷ USD và lên đến 5.000 tỷ vào năm 2020. Trong đó hàng hoá nhập khẩu đến thời điểm năm 2010 có thể đạt 1.000 tỷ USD và có thể lên đến 2.000 tỷ vào năm 2020. Qua đó có thể thấy dung lượng thị trường Trung Quốc là rất lớn và là điều kiện rất thuận lợi cho xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn tới. Bảng 3.1 cho thấy, năm 2010 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá giữa hai nước dự báo là 15 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 6.1 tỷ USD và nhập khẩu 7.2 tỷ USD từ Trung Quốc, và năm 2015 kim ngạch xuất nhập khẩu sẽ tăng lên 24.5 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất 10.1 tỷ USD và nhập khẩu 14.4 tỷ USD từ Trung Quốc [8, tr17].
Bảng 3.1 Dự báo kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá giữa hai nƣớc giai đoạn 2009-2015
Năm Tổng XNK Tăng giảm (%) Việt Nam XK Tăng giảm (%) Việt Nam NK Tăng giảm (%) 2009 13,2 12,8 4,9 19,5 8,3 9,2 2010 15,0 13.6 6,1 24,4 8,9 7,2 2011 16,6 10,6 6,9 13,1 9,7 8,9 2012 18,2 9,6 7,6 10,1 10,6 9,2 2013 20,0 9,8 8,3 9,2 11,7 10,3 2014 22,0 10,0 9,1 9,6 12,9 10,2 2015 24,5 11,3 10,1 10,9 14,4 11,6
(Nguồn: Đề án phát triển xuất nhập khẩu hàng hoá với Trung Quốc giai đoạn 2007- 2015[13])
Nhu cầu thị trường Trung Quốc đối với những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong giai đoạn năm 2009-2015 vẫn rất lớn. Trong giai đoạn trước mắt là: dầu thô, than đá, thuỷ hải sản, rau quả, đồ gỗ, các loại quặng, hạt điều và nhiều loại nông sản khác, đặc biệt là nhu cầu đối với nhóm hàng năng lượng như dầu thô, than đá, cao su trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc luôn giữ tốc độ tăng trưởng cao và trong tương lai từ năm 2010 sẽ là Bốc xít Alumi, sản phẩm cao su, hàng điện tử và nhiều loại mặt hàng khác.
3.1.2.2.Dự báo triển vọng phát triển hoạt động biên mậu ở các tỉnh biên giới vùng Đông Bắc Việt Nam.
Các bộ ngành Trung ương và các tỉnh biên giới vùng Đông Bắc của Việt Nam đã chủ động hơn trong việc phối hợp với các bộ ngành Trung ương và địa phương của Trung Quốc, đặc biệt là các địa phương giáp với Việt Nam như Quảng Tây, Vân Nam trong việc tạo điều kiện cho thương mại hai nước phát triển. Cơ chế gặp nhau định kỳ 1 năm/1 lần giữa lãnh đạo tỉnh Lào Cai và lãnh đạo tỉnh Vân Nam là một minh chứng cụ thể cho bước đi tích cực này,
bên cạnh đó, việc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Đầu tư phát triển chi nhánh Lào Cai hợp tác với Ngân hàng Ngoại thương, Công thương, Nông nghiệp Trung Quốc thực hiện thanh toán quốc tế với hình thức L/C bằng đồng bản tệ đã dần dần quy phạm hoá việc thanh toán trong giao dịch của doanh nghiệp giữa hai bên, hạn chế được nhiều rủi ro và thúc đẩy buôn bán chính ngạch.
Trong giai đoạn từ nay đến 2015, các tỉnh biên giới vùng Đông Bắc Việt Nam vẫn giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động biên mậu giữa Việt Nam với Trung Quốc.
Các mặt hàng xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới trên bộ của 5 tỉnh biên giới vùng Đông Bắc trong những năm tới chủ yếu là: khoáng sản (quặng, than), cao su, thuỷ hải sản, nông lâm sản, rau hoa quả, hàng bách hóa, linh kiện điện tử, bột giặt, đồ nhựa, dày dép... Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là: nguyên vật liệu (sắt, thép), phân bón, hoá chất, máy móc thiết bị, vật liệu xây dựng, nguyên vật liệu dệt may da, quần áo may sẵn, hoa quả và hàng tiêu dùng khác.
Bảng 3.2. Dự báo kim ngạch xuất nhập khẩu với Trung Quốc của các tỉnh biên giới vùng Đông Bắc đến 2015
Đơn vị: triệu USD
2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Quảng Ninh 4.999,80 6.559,736 7.215,710 9.380,423 12.194,50 18.291,75 25.608,45 Lạng Sơn 1.480,00 2.812,97 3.375,564 4.725,790 6.143,527 7.372,234 11.058,348 Lào Cai 973,70 1.472,66 3.214,458 4.500,241 6.750,30 8.100,433 12.150,60 Cao Bằng 297,60 565,44 904,704 1.266,585 1.594,506 2.551,296 4.337,204 Hà Giang 272,00 489,60 729,90 1.021,86 1.532,79 2.452,464 4.169,188
(Nguồn; Tính toán và tổng hợp từ nguồn số liệu các tỉnh biên giới vùng Đông Bắc)