Các giải pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động biên mậu các tỉnh biên giới vùng đông bắc việt nam (Trang 96 - 104)

3.1.1.3 .Trung Quốc và Việt Nam tham gia hợp tác kinh tế vùng

3.2. Giải pháp thúc đẩy hoạt động biên mậu ở các tỉnh biên giới vùng

3.2.2.1. Các giải pháp chung

- Xây dựng chiến lược phát triển quan hệ Việt- Trung cả tầm dài hạn và trung hạn, trên cơ sở đó có các chương trình hành động cụ thể phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước, đặc biệt chú trọng phát triển thương mại hàng hoá qua biên giới trên bộ với Trung Quốc. Có thể nói, cho đến nay, chúng ta vẫn còn thiếu một chiến lược phát triển thương mại hàng hoá với thị trường Trung Quốc, còn bị động và lúng túng trong điều hành hoạt động thương mại, chưa phân định rõ buôn bán chính ngạch và tiểu ngạch. Do vậy, trong nhiều trường hợp chính sách hoạch định không phù hợp với thực tiễn.

Trong bối cảnh mới của quan hệ Việt - Trung, quan hệ thương mại hàng hoá qua biên giới giữa hai nước cần được xem xét, phân tích kỹ lưỡng, có kế hoạch và đối sách thích hợp phát triển mối quan hệ này, khai thác tốt những lợi thế và khắc phục những yếu kém, thiếu sót trong điều hành cụ thể.

- Các cơ quan hữu quan của Nhà nước cần có kế hoạch phổ biến nội dung và lập chương trình công tác về Hiệp định khung hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN + Trung Quốc cho các cấp, các ngành và đặc biệt là cho các doanh nghiệp. Việc nắm vững và quán triệt những cam kết của Việt Nam về việc thực hiện Hiệp định khung có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì điều đó sẽ có tác động lớn đối với sự phát triển quan hệ kinh tế - thương mại của nước ta với các nước trong khu vực những năm tới. Tham gia một tổ chức thương mại khu vực như ACFTA có quy mô lớn nhất thế giới với hơn 1,8 tỷ người tiêu dùng, có tổng thu nhập quốc dân hiện tại khoảng 3 nghìn tỷ USD, tổng kim

ngạch ngoại thương khoảng 2 nghìn tỷ USD, chúng ta có những lợi ích, đồng thời có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ cam kết tự do hoá thương mại. Việc mở cửa thị trường đòi hỏi phải được tính toán kỹ lưỡng, có bước đi phù hợp và chủ động, tránh rủi ro thua thiệt trong hợp tác và cạnh tranh cùng với các nước bạn hàng. Lợi ích là động lực của sự phát triển, nhưng tự nó không thể đến, mà phải nỗ lực để giành lấy trong một cuộc cạnh tranh lớn. Doanh nghiệp Việt Nam là lực lượng nòng cốt, cần được chuẩn bị kỹ và hỗ trợ thích đáng để thâm nhập thị trường quốc tế và khu vực. Đây là việc làm mang tính khẩn trương và bài bản, là giải pháp lớn với bước đi cụ thể, có liên quan mật thiết đến việc thúc đẩy phát triển quan hệ thương mại hàng hoá qua biên giới trên bộ với Trung Quốc.

- Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá tiểu ngạch.

Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá tiểu ngạch qua biên giới có những đặc thù, khác biệt với xuất nhập khẩu chính ngạch. Một số quy định về hàng hoá, thương nhân, phương thức giao nhận, thanh toán, vận chuyển, thuế suất… không giống như đối với xuất nhập khẩu chính ngạch, nhưng hiện nay Nhà nước vẫn chưa có quy chế quản lý riêng, phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh tế khu vực biên giới. Tình hình này đã tạo nên khó khăn trong thời gian dài quản lý mậu dịch biên giới, mỗi địa phương hay đơn vị cơ sở tuỳ theo nhận thức của mình để thực hiện sự quản lý điều hành riêng, đúng sai khó phân định. Một số nơi vì lợi ích cục bộ, chỉ coi trọng nguồn thu cho ngân sách địa phương, do đó nhiều trường hợp đã rơi vào tình trạng lúng túng khi xử lý vụ việc. Tư thương lợi dụng tình hình để xuất nhập khẩu hàng lậu, hàng cấm, gian lận thương mại, lũng đoạn thị trường, gây hiệu quả xấu cho kinh tế địa phương và cho kinh tế cả nước.

Những năm qua, quan hệ trao đổi hàng hoá qua đường tiểu ngạch đã chiếm tỷ trọng từ 50% đến 80% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nước ta. Buôn bán tiểu ngạch đã không còn ở mức nhỏ lẻ, tự phát của dân cư vùng

biên giới như trước kia nữa mà đã trở thành loại hình kinh doanh quan trọng của các thương nhân và tổ chức thuộc các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, những năm gần đây, hoạt động buôn bán tiểu ngạch diễn biến khá phức tạp, nẩy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực. Tình hình đó đòi hỏi đã đến lúc phải có sự chấn chỉnh, tăng cường quản lý kinh doanh tiểu ngạch, phải ban hành chính sách riêng cho xuất nhập khẩu tiểu ngạch và thực thi quy chế quản lý phù hợp.

Thực tế cho thấy, trong khi phía Trung Quốc thực hiện nhất quán chính sách biên mậu, có sự chỉ đạo sát sao từ phía Nhà nước, đạt hiệu quả thiết thực, thì phía Việt Nam ta chưa có được chính sách quản lý biên mậu rõ ràng, do vậy doanh nghiệp và thương nhân của cả hai bên đều gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh buôn bán tiểu ngạch.

Qua khảo sát nghiên cứu cho thấy, phía Trung Quốc coi tiểu ngạch là hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp địa phương thực hiện ở khu vực biên giới theo sự phân định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được hưởng những ưu đãi nhất định. Không phải bất kỳ loại doanh nghiệp nào cũng được kinh doanh tiểu ngạch.

Thực tế cho thấy, không phải loại hàng hoá nào cũng có thể xuất nhập khẩu chính ngạch được. Buôn bán qua biên giới trên bộ có nhiều loại hàng hoá có mục đích đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sinh hoạt trong thời gian ngắn, khối lượng tuy không lớn nhưng thường xuyên, mang tính thời vụ rõ rệt, mùa nào thức nấy. Đó là những mặt hàng động, thực vật tươi sống, rau quả… thường là những lô hàng xuất nhỏ lẻ, chế độ bảo quản chất lượng hàng hoá phức tạp, thời gian bảo quản ngắn, tỷ lệ hao hụt lớn. Việc quản lý xuất nhập khẩu đối với loại hàng hoá này không có quy chế rõ ràng, gây khó khăn và thiệt hại đáng kể, nhiều trường hợp phải huỷ bỏ cả lô hàng xuất. Tình trạng thiếu quản lý cộng thêm sự ép cấp ép giá của phía đối tác đã gây không ít khó khăn và thiệt hại vật chất cho doanh nghiệp của ta. Đây cũng là môi trường

thuận lợi khuyến khích nạn buôn lậu và gian lận thương mại cần sớm được khắc phục.

- Ban hành chính sách riêng đối với buôn bán tiểu ngạch và trên cơ sở đó xây dựng cơ chế quản lý phù hợp với những điều kiện mới trong quan hệ kinh tế thương mại hai nước Việt - Trung.

Chính sách buôn bán tiểu ngạch phải được xây dựng với nhận thức rõ ràng đây là lĩnh vực thương mại quan trọng, có ý nghĩa kinh tế - xã hội sâu sắc. Cần khắc phục quan niệm cũ xem nhẹ hoặc không thừa nhận vai trò và vị trí của hình thức thương mại tiểu ngạch hay biên mậu.

Cần nghiên cứu áp dụng một số chính sách ưu đãi mới khuyến khích hình thức xuất khẩu tiểu ngạch nhằm đạt được tối đa lợi ích có thể mang lại của loại hình này. Theo kinh nghiệm của Liên Bang Nga và Myanmar, đối với việc kiểm soát ngoại thương, về nguyên tắc tất cả các hàng hoá xuất nhập khẩu dưới hình thức hàng đổi hàng (gồm các hàng hoá như lương thực, quặng kim loại, dầu thô) được tự do hoá hoàn toàn. Việc quản lý hạn ngạch và cấp phép xuất nhập khẩu được bãi bỏ.

Chính sách và cơ chế quản lý tiểu ngạch sẽ do Bộ Công Thương nghiên cứu ban hành và cần được phân công cho một cơ quan hay một đơn vị chuyên môn chuyên trách hoặc làm đầu mối phối hợp hành động chung theo nội dung và kế hoạch thống nhất. Cuộc đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại hiện nay đã đến hồi quyết liệt hơn bao giờ hết, là cuộc đấu tranh gian khổ và lâu dài. Quản lý tốt thương mại tiểu ngạch sẽ là giải pháp hữu hiệu hỗ trợ đắc lực cho cuộc đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại.

- Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất.

Kết cấu hạ tầng khu vực biên giới vùng Đông Bắc nước ta còn thiếu thốn và lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu mở rộng quan hệ thương mại với Trung Quốc trong những năm sắp tới.

Xây dựng kết cấu hạ tầng cần chú ý trước tiên đến việc nâng cấp, bổ sung và hoàn chỉnh hệ thống nhà công vụ trên toàn tuyến biên giới đủ sức phục vụ các hoạt động thương mại ngày càng tăng nhanh cả về quy mô và tốc độ. Trang bị đủ các loại máy móc, thiết bị thông tin, viễn thông, khắc phục tình trạng làm thủ công, chậm trễ, thiếu chính xác.

Kết cấu hạ tầng thương mại cần được chú ý xây dựng các kho hàng đủ diện tích và bảo đảm các thông số kỹ thuật cần thiết để lưu giữ bảo quản hàng hoá xuất khẩu. Khẩn trương xây dựng các khu thương mại biên giới chuyên về kinh doanh thuỷ hải sản đáp ứng nhu cầu tăng nhanh về loại hàng này bên phía Trung Quốc, đặc biệt thị trường tỉnh Vân Nam (giáp tỉnh Lào Cai) và các tỉnh khác thuộc vùng Tây Nam Trung Quốc. Xây dựng hệ thống kho lạnh đủ điều kiện để bảo quản và trữ hàng thuỷ sản bảo đảm điều tiết chủ động theo biến động của thị trường và giảm bớt rủi ro cho các doanh nghiệp trong trường hợp do bị từ chối nhận hàng hoặc phẩm cấp hàng hoá bị hạ thấp.

Cải tạo và nâng cấp hệ thống giao thông cả đường bộ, đường sắt và đường thuỷ tạo sự vận chuyển thông thoáng dễ dàng hàng hoá từ các địa phương của ta xuất khẩu sang Trung Quốc, tạo điều kiện hạ thấp chi phí vận chuyển. Xuất khẩu hàng thuỷ hải sản đòi hỏi phải được trang bị các toa lạnh đường sắt chuyên dùng. Loại toa tàu này đến nay vẫn chưa được đưa vào sử dụng.

Nhanh chóng thành lập một số văn phòng giao dịch trao đổi hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam ở những nơi cần thiết để các doanh nghiệp của ta có điều kiện tăng cường liên hệ với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu và thị hiếu, giới thiệu thường xuyên hàng hoá sản phẩm, đặc biệt là hàng thuỷ hải sản. Cũng do việc tiếp thị chưa được tốt, hàng thuỷ sản của Việt Nam xuất thẳng vào thị trường tỉnh Vân Nam- Trung Quốc chưa đáng kể, mặc dù thị trường này có nhu cầu tiêu thụ lớn và không quá khắt khe. Phần lớn hàng thuỷ sản đều được xuất qua các tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông (Trung Quốc), rồi từ đó

vận chuyển đến tiêu thụ ở Vân Nam và xa hơn ở các tỉnh miền Tây Trung Quốc.

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội phục vụ hoạt động thương mại khu vực miền núi biên giới các tỉnh vùng Đông Bắc đang có những yêu cầu bức xúc. Vấn đề này liên quan trước hết đến việc đào tạo nguồn nhân lực có đủ sức khoẻ, kỹ năng và kiến thức thực thi nhiệm vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh và quản lý. Trong điều kiện của các tỉnh miền núi vùng biên, việc đầu tư đào tạo nguồn nhân lực có nhiều khó khăn, phải từng bước vững chắc và kiên trì, bảo đảm tính liên tục và lâu dài.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách và cơ chế quản lý biên mậu Việt Nam - Trung Quốc theo hướng ngày càng ưu đãi và thông thoáng hơn so với thương mại thông thường theo hướng:

+ Tăng định mức miễn thuế nhập khẩu thích đáng cho cư dân hai nước qua lại, buôn bán, trao đổi, thăm thân.

+ Giảm 50% thuế nhập khẩu, thuế VAT đối với một số mặt hàng ưu tiên nhập khẩu cho thương nhân và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực biên mậu, theo như kinh nghiệm của Liên Bang Nga và Myanmar.

- Xúc tiến việc thành lập những đặc khu kinh tế gần biên giới Trung Quốc để thúc đẩy các hoạt động thương mại qua biên giới Trung Quốc. Đặc khu kinh tế này được coi như là những “Khu thương mại tự do”.

Địa điểm lựa chọn xây dựng những đặc khu kinh tế này hợp lý hơn trong thời gian hiện tại là ở 3 tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn và Quảng Ninh.

Chính phủ đã cho phép Lào Cai xây dựng khu kinh tế mở Kim Thành, là nơi sẽ diễn ra kinh doanh buôn bán, hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp hai nước và của những nước khác quan tâm. Lào Cai đang thực hiện kế hoạch di chuyển toàn bộ khu hành chính nằm sát biên giới Việt- Trung hiện nay vào sâu trong đất liền khoảng 7 km để dành toàn bộ khu đất này cho việc xây dựng trung tâm thương mại. Nhiều chính sách về cho thuê

đất, giải phóng mặt bằng đã được chính quyền Lào Cai ban hành, tạo thêm thuận lợi cho các doanh nghiệp.

Đối diện với tỉnh Lạng Sơn bên phía Trung Quốc, thành phố Bằng Tường sẽ được Chính phủ Trung Quốc cho phép xây dựng “Khu mậu dịch tự do thành phố Bằng Tường, đáp ứng nhu cầu phát triển quan hệ thương mại với ASEAN do việc thực hiện Hiệp định Khung ASEAN - Trung Quốc đã được ký kết.

Lạng Sơn đã được Chính phủ cho phép sử dụng 50% số thu thuế xuất nhập khẩu hàng năm để đầu tư phát triển. Quyết định số 748/TTg của Thủ tướng Chính phủ còn giành cho địa phương nhiều ưu đãi khác. Những năm qua tỉnh đã xây dựng được nhiều công trình kỹ thuật hạ tầng kinh tế quan trọng, trong đó có các khu kinh tế cửa khẩu, góp phần mở rộng thương mại, dịch vụ và du lịch. Tuy nhiên để đáp ứng những đòi hỏi mới của tình hình, Lạng Sơn cần có biện pháp mang tính đột phá phát triển quan hệ kinh tế- thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu qua biên giới. Biện pháp đó có thể được thực hiện bằng cách chuyển đổi khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh thành “Khu thương mại tự do”, dựa trên những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua và có thêm những chức năng, nhiệm vụ mới đặc trưng cho khu thương mại này. Cũng có thể xây dựng mới Khu thương mại tự do ở một địa điểm thích hợp khác trên địa bàn của tỉnh. Bên cạnh đó, Lạng Sơn cần chủ động phối hợp với địa phương và các Bộ, ngành Trung ương có liên quan để phát triển hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng có hiệu quả.

- Tiến hành cuộc đấu tranh quyết liệt chống buôn lậu và gian lận thương mại là giải pháp quan trọng đặc biệt thúc đẩy phát triển quan hệ thương mại qua biên giới trên bộ vùng Đông Bắc. Nhà nước cần nghiên cứu ban hành một số quy chế cần thiết và đưa vào áp dụng ngay như Quy chế về cư dân biên giới; Quy chế chợ biên giới; Quy chế về khách du lịch;… Những quy chế này có tác dụng thiết thực giúp quản lý tốt hoạt động thương mại và xuất nhập cảnh ở khu vực biên giới, góp phần đắc lực vào cuộc đấu tranh

chống buôn lậu hiện nay. Thực tế đã cho thấy, thiếu quy chế quản lý, thiếu chế tài cần thiết, cuộc đấu tranh chống buôn lậu dễ mất phương hướng và kém hiệu quả.

- Kiện toàn bộ máy quản lý biên mậu từ trung ương đến địa phương, phân cấp mạnh quyền điều tiết biên mậu cho cơ quan quản lý biên mậu địa phương. Trao quyền chủ động cho UBND các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang và Lào Cai trong việc quản lý và thúc đẩy quan hệ biên mậu để kịp thời xử lí các vấn đề phát sinh trong quá trình trao đổi hàng hoá qua biên giới.

Tăng cường trao đổi thông tin giữa Ban chỉ đạo biên mậu với các cấp, các ngành quản lý biên mậu ở trung ương cũng như ở địa phương.

Tăng cường sự hợp tác liên ngành của các cơ quan chức năng tại cửa khẩu theo hướng tiện lợi hoá, thông thoáng cho doanh nghiệp khi tham gia biên mậu.

- Hợp tác với Trung Quốc về biên mậu

Thúc đẩy đàm phán, ký kết những thoả thuận giữa hai nước Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động biên mậu các tỉnh biên giới vùng đông bắc việt nam (Trang 96 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)