1.1.2 .Vai trò của hoạt động biên mậu Việt Nam Trung Quốc
1.1.2.2 .Vai trò của hoạt động biên mậu đối với Trung Quốc
2.3. Đánh giá chung
2.3.1. Những thành tựu
Từ khi quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc được bình thường hoá vào năm 1991 cho đến nay, hai nước đã ký kết hơn 30 hiệp định, thoả thuận tạo hành lang pháp lý cho quan hệ biên mậu phát triển như Hiệp định Thương mại (năm 1991), Hiệp định hợp tác kinh tế kỹ thuật (tháng 12.1992), Hiệp định về việc thành lập Uỷ ban Hợp tác kinh tế thương mại (tháng 4.1994), Hiệp định mua bán hàng hoá tại vùng biên giới...
Các hiệp định, thoả thuận được ký kết cùng với việc khai thông, phát triển nhiều cặp cửa khẩu trên tuyến biên giới Việt - Trung đã tạo cho các
ngành, địa phương và doanh nghiệp hai nước hợp tác trao đổi. Kim ngạch trao đổi hàng hoá qua biên giới giữa hai nước không ngừng tăng mạnh, cơ cấu hàng xuất khẩu ngày càng phù hợp với tiềm năng của hai nước.
Chính vì vậy, hoạt động biên mậu các tỉnh biên giới vùng Đông Bắc Việt Nam - Trung Quốc đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ trong những năm qua:
- Hoạt động biên mậu đã góp phần tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống cư dân tại các tỉnh biên giới vùng Đông Bắc.
- Từ những hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới, hoạt động biên mậu đã có những bước phát triển mạnh mở ra các hoạt động hợp tác kỹ thuật, xuất và nhập khẩu dịch vụ, tạm nhập, tái xuất và chuyển khẩu qua biên giới.
- Hình thành các liên doanh xuyên biên giới, các xí nghiệp 100% vốn đầu tư phía đối tác bên kia biên giới, buôn bán các trang thiết bị kỹ thuật, liên doanh phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí qua biên giới…
- Hoạt động thanh toán buôn bán hàng hoá qua biên giới vùng Đông Bắc Việt - Trung đã có những tiến bộ đáng kể, doanh số thanh toán bằng bản tệ qua ngân hàng tăng liên tục qua các năm. Các hình thức thanh toán buôn bán hàng hoá qua biên giới giữa hai nước phong phú, đa dạng và ngày càng thuận tiện. Nhiều khó khăn, vướng mắc trong hoạt động thanh toán biên mậu giữa hai nước đã và đang dần được tháo gỡ.
Tóm lại, là một bộ phận quan trọng của quan hệ hợp tác kinh tế thương mại toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, quan hệ biên mậu Việt - Trung nói chung và hoạt động biên mậu 5 tỉnh biên giới vùng Đông Bắc nói riêng đã phát triển nhanh chóng và có đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam mà nổi bật nhất là góp phần cải thiện đời sống nhân dân vùng biên giới, xoá đói giảm nghèo, từng bước đẩy lùi các tệ nạn xã hội.
2.3.2. Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân
2.3.2.1. Những vấn đề tồn tại
- Kim ngạch trao đổi biên mậu các tỉnh biên giới vùng Đông Bắc Việt Nam- Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng chậm và không đều, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh về điều kiện địa kinh tế của khu vực biên giới hai nước.
- Cơ cấu hàng hoá trao đổi biên mậu của 5 tỉnh vùng Đông Bắc với Trung Quốc còn đơn điệu, nghèo nàn và thiếu tính bền vững:
+ Trong quan hệ biên mậu với Trung Quốc, các tỉnh biên giới vùng Đông Bắc Việt Nam không có các mặt hàng xuất khẩu chủ lực và các mặt hàng nhập khẩu chủ lực trong một thời kỳ, cho dù là thời kỳ ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn.
+ Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là nguyên liệu thô, hàng gia công, sản phẩm sơ chế, hàng công nghiệp nhẹ có hàm lượng kỹ thuật trong giá trị sản phẩm thấp, dựa vào giá cả sức lao động rẻ.
+ Cơ cấu hàng xuất khẩu của các tỉnh biên giới vùng Đông Bắc Việt Nam chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp và nguyên nhiên liệu, có giá trị thấp và thường bị tác động của giá thị trường thế giới theo xu hướng giảm. Tuy có phát huy ở mức nhất định tiềm năng của nước ta trong việc đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản, nguyên liệu thô trong giai đoạn hiện nay, nhưng về cơ bản Việt Nam vẫn là thị trường cung cấp nguyên liệu và một số hàng tiêu dùng sử dụng nhiều lao động cho Trung Quốc.
+ Trung Quốc xuất khẩu một số máy móc cơ khí, linh kiện xe máy, ô tô, linh kiện điện tử, hàng công nghiệp nhẹ, sản phẩm của ngành khai khoáng và luyện kim, một số nguyên liệu dùng cho công nghiệp và hàng tiêu dùng và chủ yếu là hàng của địa phương, chất lượng trung bình và nhiều sản phẩm không ghi xuất xứ.
- Cơ chế quản lý hoạt động biên mậu chưa có sức hấp dẫn, lôi cuốn các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước.
+ Việc gắn kết doanh nghiệp với khu vực kinh tế cửa khẩu, các trung tâm kinh tế lớn của các địa phương có thế mạnh phía sau để tạo nguồn hàng chủ lực đủ sức cạnh tranh còn yếu. Do vậy, tính an toàn trong kinh doanh thương mại tại khu vực cửa khẩu biên giới còn thấp, chưa đem lại hiệu quả cao, khiến cho các Khu kinh tế cửa khẩu chưa phát huy được lợi thế trở thành những cầu nối mạnh, có sức hút các địa phương và trung tâm kinh tế lớn của đất nước vào mối quan hệ giao lưu kinh tế với Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới vùng Đông Bắc nước ta.
+ Hoạt động buôn bán hàng hoá qua biên giới các tỉnh vùng Đông Bắc với Trung Quốc chủ yếu là tự phát, có tính thời vụ, chạy theo lợi nhuận kinh doanh đơn thuần, đối tượng tham gia kinh doanh không thể kiểm soát, mặt hàng manh mún, phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc nên luôn ở thế bất lợi, chưa đảm bảo an toàn cho kinh doanh, hiệu quả thấp.
- Tỷ lệ thanh toán biên mậu qua ngân hàng chưa cao: Nhiều doanh nghiệp vẫn thực hiện thanh toán với nhau bằng tiền mặt hoặc qua tư nhân chuyển tiền, mạng lưới tư nhân thực hiện thanh toán thay ngân hàng trong hoạt động buôn bán hàng hoá qua biên giới với Trung Quốc vẫn còn phổ biến. - Hiệu quả trao đổi hàng hoá tại các chợ biên giới thấp: Chợ biên giới đa phần đều mang tính chất của chợ phiên, nhưng các chợ này đóng một vai trò rất quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội cư dân biên giới.
- Hoạt động buôn lậu, hàng nhái, hàng giả diễn biến trên toàn tuyến biên giới ngày càng phức tạp.
2.3.2.2. Nguyên nhân
- Việc thống kê, tổng hợp, phân tích số liệu để làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách biên mậu của các tỉnh biên giới vùng Đông Bắc với
Trung Quốc còn yếu kém. Khái niệm biên mậu chưa thống nhất, rõ ràng, mỗi địa phương hiểu một khác.
- Việt Nam và Trung Quốc chưa xây dựng được những cơ chế hợp tác hiệu quả nhằm thúc đẩy hoạt động biên mậu giữa hai nước. Trong quan hệ biên mậu với Trung Quốc, đôi khi các cơ quan quản lý và thương nhân tham gia còn lúng túng, bị động trước những chính sách của Trung Quốc. Chính sách biên mậu của Việt Nam chưa mang tính hợp tác cùng phát triển với Trung Quốc nên ta không tận dụng được những cơ hội ưu đãi từ phía Trung Quốc.
- Hành lang pháp lý giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn chưa được hoàn thiện. Chưa có những thoả thuận cụ thể về các mặt trong quan hệ biên mậu như kiểm dịch động vật, thực vật, thoả thuận về miễn kiểm tra C/O, thoả thuận về tạo điều kiện cho thương nhân qua lại thường xuyên…
- Việt Nam chưa xây dựng được một cơ chế điều hành, quản lý hoạt động biên mậu thống nhất, linh hoạt, hiệu quả từ Trung ương đến địa phương; chưa phân cấp quản lý hoạt động biên mậu hợp lý cho địa phương các tỉnh biên giới.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động biên mậu các tỉnh biên giới vùng Đông Bắc còn yếu kém, lạc hậu, chưa đồng bộ, chưa có quy hoạch phát triển cụ thể.
- Dịch vụ hỗ trợ tại các cửa khẩu các tỉnh biên giới vùng Đông Bắc chưa phát triển đồng hành với nhu cầu phát triển biên mậu, do vậy có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển thương mại hàng hoá qua biên giới của các tỉnh biên giới vùng Đông Bắc và Trung Quốc.
- Sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng tại cửa khẩu chưa nhịp nhàng, các thủ tục hành chính về xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu, kiểm dịch hàng hoá vẫn chưa đồng bộ.
- Hoạt động xúc tiến thương mại chủ yếu vẫn tập trung vào tổ chức các hội chợ, triển lãm mà không có những chương trình, hoạt động riêng cho đặc
thù của biên mậu như đẩy mạnh tiếp cận trực tiếp với các đầu mối tiêu thụ, các hệ thống phân phối của phía Trung Quốc.
- Mặc dù cơ chế thanh toán biên mậu đã được triển khai, các ngân hàng thương mại các tỉnh biên giới vùng Đông Bắc Việt - Trung vẫn còn gặp khó khăn trong việc xử lý số dư trên tài khoản thanh toán biên mậu, do đó dẫn đến hạn chế dịch vụ thanh toán của ngân hàng.
- Hầu hết các chợ biên giới đều có cơ sở hạ tầng kém, diện tích hạn chế. - Đường biên giới dài, đồi núi, sông suối nhiều tạo thuận lợi cho hoạt động buôn lậu, chốn thuế, gian lận thương mại và gây khó khăn trong quản lý hoạt động biên mậu.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG BIÊN MẬU Ở CÁC