1.1.2 .Vai trò của hoạt động biên mậu Việt Nam Trung Quốc
1.1.2.2 .Vai trò của hoạt động biên mậu đối với Trung Quốc
1.3. Kinh nghiệm phát triển hoạt động biên mậu của một số nƣớc trong
1.3.2. Kinh nghiệm phát triển hoạt động biên mậu giữa Myanma vớ
Myanmar nằm ở khu vực Đông Nam Á, diện tích 676.577 km2 giáp Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Ấn Độ, Bangladesh. Người dân bản xứ của Myanmar là người Mongoloid. Hơn 2/3 dân số là người Burman có quan hệ huyết thống với người Tây tạng và người Trung Quốc.
Là nước đang phát triển ở châu Á, Myanma hiện đang trong quá trình cải tổ nền kinh tế vốn đã tụt hậu rất xa so với các nước láng giềng, đặc biệt với nước láng giềng Trung Quốc. Để khắc phục vấn đề này, Myanma đã từng bước thực hiện tự do buôn bán qua các cửa khẩu biên giới trên bộ với CHND Trung Hoa. Những doanh nghiệp chế xuất tại các khu kinh tế cửa khẩu được hưởng thuế ưu đãi.
Myanmar đã huy động hàng hoá từ các doanh nghiệp và địa phương của cả nước để xuất khẩu sang Trung Quốc, đây cũng là cơ sở cho việc nâng cao chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu qua biên giới. Mặt khác, nhờ quy chế vận chuyển hàng hoá tạo thuận lợi cho sự ra vào của các phương tiện vận tải bộ nên doanh nghiệp xuất khẩu vận chuyển hàng hoá tới nơi mà doanh nghiệp nhập khẩu chỉ định, dịch vụ vận chuyển hàng hoá qua biên giới phát triển.
Myanmar thực hiện chính sách hỗ trợ tín dụng xuất khẩu và bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới với Trung Quốc, ưu tiên tín dụng xuất khẩu đối với các mặt hàng có thế mạnh nhưng còn yếu về nguồn vốn.
Myanma thường xuất khẩu sang Trung Quốc những hàng hóa như nông, lâm, hải sản và các tài nguyên khác rất cần cho sự phát triển công nghiệp nói chung và công nghiệp chế biến của Trung Quốc nói riêng.
Trong 6 tháng đầu năm 2006, trị giá mậu biên giữa Myanma và Trung Quốc riêng tại địa điểm thương mại Muse đã đạt 311 triệu USD, tăng mạnh so với mức 257 triệu USD cùng kỳ năm 2005 [31].
Để thúc đẩy hoạt động kinh tế biên mậu giữa hai nước, Trung Quốc đã giúp Myanma nâng cấp một số con đường quốc lộ và cầu cống nối các tỉnh của Myanma với thủ phủ Côn Minh của tỉnh Vân Nam và sắp tới sẽ xây dựng tuyến đường sắt dài 1300 km từ Côn Minh qua Lào, Myanma và nối với Bangkok nhằm phục vụ cho sự phát triển của tứ giác vàng bao gồm: Lào, Vân Nam (Trung Quốc), Bắc Thái Lan và Bắc Myanma. Thông qua hệ thống giao thông này, hàng hoá của Trung Quốc sẽ từ Côn Minh (Vân Nam- Trung Quốc) đi Rangoon (thủ đô Myanma) dẫn tới Bhamô (Bắc Myanma) sau đó xuôi theo dòng Irawadi ra biển ấn Độ Dương.
Con đường qua Myanma tới ấn Độ Dương có ý nghĩa rất lớn đối với Trung Quốc. Việc tiếp cận nhanh với biển ấn Độ Dương sẽ giúp cho Trung Quốc có nhiều thuận lợi hơn trong việc vận chuyển và xuất khẩu một lượng hàng hóa khổng lồ với giá rẻ từ Trung Quốc đến các nước Đông Nam á lục địa, ấn Độ và các nước láng giềng khác. Và cũng thông qua hoạt động kinh tế biên mậu với Myanma, tỉnh Vân Nam và các tỉnh khác sâu trong lục địa Trung Quốc sẽ có nhiều cơ hội để tiếp xúc, giao lưu với các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh trong khu vực và trên biên giới.