Định hướng phát triển biên mậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động biên mậu các tỉnh biên giới vùng đông bắc việt nam (Trang 92 - 96)

3.1.1.3 .Trung Quốc và Việt Nam tham gia hợp tác kinh tế vùng

3.2. Giải pháp thúc đẩy hoạt động biên mậu ở các tỉnh biên giới vùng

3.2.1.3. Định hướng phát triển biên mậu

- Định hướng phát triển tổng thể

Thứ nhất, đến năm 2015, hoạt động (bao gồm cả dịch vụ) biên mậu Việt - Trung trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực của các tỉnh biên giới phía Bắc và là động lực mạnh để phát triển kinh tế xã hội các tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ.

Thứ hai, từ năm 2010 trở đi các tỉnh biên giới phía Bắc (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên) trở thành

những trung tâm hàng hoá và dịch vụ phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu của cả nước qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

- Định hướng phát triển biên mậu thời kỳ 2007- 2015

Thứ nhất, lấy hiệu quả kinh tế- xã hội, mà trung tâm là các tỉnh miền núi phía Bắc làm mục tiêu cơ bản để định hướng phát triển biên mậu Việt- Trung.

+ Coi phát triển biên mậu Việt - Trung vừa là mục tiêu vừa là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương biên giới phía Bắc, góp phần xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng thiết yếu và từng bước cải thiện đời sống của đồng bào các dân tộc biên giới.

+ Thúc đẩy quan hệ biên mậu Việt - Trung nhằm mở rộng và bình ổn thị trường, thúc đẩy phát triển xuất khẩu, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng…, đồng thời tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các địa phương có cửa khẩu biên giới với các tỉnh, khu vực khác trong nước, trong việc chuyển dịch cơ cấu, thúc đẩy sản xuất, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân, đặc biệt cư dân các tỉnh biên giới phía Bắc.

Thứ hai, phát triển biên mậu biên giới phía Bắc phải trên cơ sở coi trọng hợp tác với phía Trung Quốc, khai thác có hiệu quả những lợi thế trong phân công lao động quốc tế giữa hai nước.

+ Xây dựng những cơ chế hợp tác, những thoả thuận giữa hai bên nhằm thúc đẩy hoạt động qua lại của người và hàng hoá, đảm bảo khả năng kiểm soát toàn diện và hiệu quả cao, kể cả an ninh quốc phòng.

+ Hợp tác nhằm thu hút vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến từ các doanh nghiệp Trung Quốc, từ đó phát huy lợi thế so sánh.

+ Hợp tác phải trên cơ sở cùng có lợi, nhằm mục đích cùng tồn tại hoà bình, bảo đảm an ninh, ổn định và phát triển khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

+ Luôn chủ động và giải quyết đúng đắn mối quan hệ kinh tế với chính trị, giữa phát triển quan hệ kinh tế biên mậu để cùng có lợi và bảo vệ an ninh quốc phòng, độc lập chủ quyền biên giới quốc gia.

Thứ ba, xây dựng cơ chế điều tiết biên mậu linh hoạt, hiệu quả từ Trung ương đến địa phương; phân cấp hợp lý về quản lý hoạt động biên mậu cho địa phương các tỉnh biên giới phía Bắc.

+ Đảm bảo cho hoạt động biên mậu phát triển lành mạnh; cân đối giữa các khu vực nhằm khuyến khích phát triển mạnh ở những khu vực khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

+ Công tác phân cấp quản lý không những chỉ từ các Bộ, ngành Trung ương cho UBND các tỉnh mà cho trưởng ban quản lý các khu kinh tế cửa khẩu hoặc các cơ quan quản lý cấp huyện.

Thứ tư, phát triển quan hệ biên mậu Việt - Trung trên cơ sở khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia.

+ Khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia là trọng tâm trong chiến lược biên mậu Việt - Trung. Xây dựng các biện pháp nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế có khả năng tiếp cận thị trường Trung Quốc trước hết là Vân Nam, Quảng Tây và góp phần phát huy lợi thế, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế toàn vùng, thực hiện mục tiêu kinh tế- xã hội đề ra.

+ Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh hỗ trợ thương mại tại các cửa khẩu biên giới.

Thứ năm, phát triển biên mậu với Trung Quốc theo xu hướng ngày càng tự do hoá và thuận lợi hoá.

+ Xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đã thúc đẩy tự do hoá thương mại diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Tiến trình tự do hoá đã không còn là vấn đề chỉ diễn ra ở thị trường khu vực hay quốc gia nào, mà xuất hiện ngay trong từng lĩnh vực, ngành kinh tế của mỗi quốc gia.

+ Trong quá trình phát triển biên mậu với Trung Quốc cần quán triệt quan điểm thực hiện tự do hoá và thuận lợi hoá.

+ Tập trung nguồn lực phát triển dịch vụ hỗ trợ nhằm thuận lợi hoá các hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới với Trung Quốc, trong đó tập trung vào các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu như đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại, hệ thống chợ đầu mối, các trung tâm thu gom và bảo quản hàng hoá, đặc biệt là hàng nông sản… . Từ đó, góp phần khai thác tối đa các khả năng có thể để tiếp cận với thị trường Trung Quốc trước hết là Vân Nam và Quảng Tây.

Thứ sáu, phát huy tối đa lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên biên giới với Trung Quốc để phát triển hoạt động biên mậu giữa hai nước; đồng thời gắn với phát triển thương mại miền núi, vùng sâu vùng xa các tỉnh Trung du miền núi Bắc Bộ nước ta.

+ Tận dụng tối đa những chính sách ưu đãi biên mậu của Trung Quốc nhằm thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc. Nghiên cứu kỹ chính sách ưu đãi biên mậu của Trung Quốc về mặt hàng cũng như chính sách thuế, từ đó xây dựng kế hoạch khuyến khích xuất khẩu biên mậu vào thị trường Vân Nam và Quảng Tây. Đồng thời dự báo phát triển trong quan hệ biên mậu Việt Nam - Trung Quốc.

+ Phát huy tối đa lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên biên giới với Trung Quốc để phát triển hoạt động biên mậu giữa hai nước trên cơ sở giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, xây dựng những bước hội nhập sâu hơn vào khu vực.

+ Phát triển biên mậu Việt - Trung nhằm thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá giữa các vùng miền và khu vực Trung du miền núi Bắc Bộ nước ta.

Thứ bẩy, phát triển biên mậu Việt - Trung theo hướng văn minh, hiện đại, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của đồng bào các dân tộc vùng biên,

đồng thời kết hợp với bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới.

Thứ tám, phát triển biên mậu Việt - Trung phù hợp với các chương trình kinh tế xã hội của Chính phủ Việt Nam.

3.2.2. Giải pháp thúc đẩy hoạt động biên mậu ở các tỉnh biên giới vùng Đông Bắc Việt Nam Đông Bắc Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động biên mậu các tỉnh biên giới vùng đông bắc việt nam (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)