Thực trạng hoạt động biên mậu tại 4 tỉnh biên giới vùng Đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động biên mậu các tỉnh biên giới vùng đông bắc việt nam (Trang 54 - 65)

1.1.2 .Vai trò của hoạt động biên mậu Việt Nam Trung Quốc

1.1.2.2 .Vai trò của hoạt động biên mậu đối với Trung Quốc

2.1. Khái quát về tình hình buôn bán qua biên giới Việt Nam Trung

2.2.2.1. Thực trạng hoạt động biên mậu tại 4 tỉnh biên giới vùng Đông

mậu bằng đồng bản tệ với Trung Quốc như hình thức thư tín dụng, phát hành thư bảo lãnh, thanh toán séc du lịch bằng bản tệ, theo đó, có cơ chế ưu đãi riêng cho các chi nhánh làm dịch vụ biên mậu để chủ động hơn trong kinh doanh tiền tệ.

2.2.2.Hoạt động biên mậu tại 4 tỉnh biên giới vùng Đông Bắc Việt Nam và nghiên cứu trường hợp tại Lào Cai.

2.2.2.1. Thực trạng hoạt động biên mậu tại 4 tỉnh biên giới vùng Đông Bắc Việt Nam Việt Nam

a) Hoạt động biên mậu qua biên giới tỉnh Quảng Ninh

Là tỉnh biên giới phía Đông Bắc nước ta, từ xa xưa, Quảng Ninh đã là đầu mối giao dịch, buôn bán và thông thương hàng hoá với thị trường trong nước và nước ngoài, đặc biệt là với Trung Quốc. Đây là tỉnh có nhiều lợi thế cho phát triển công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu, du lịch, thương mại để trở thành vùng kinh tế tổng hợp năng động và giàu có. Trong những năm qua, 2 tỉnh Quảng Ninh và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) đã nghiên cứu và xây dựng cơ chế hợp tác với nội hàm phong phú và đa dạng trên nhiều lĩnh vực. Tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế 2 địa phương cùng phát triển, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân hai nước, tạo điều kiện xây dựng khu biên giới hoà bình, ổn định và cùng phát triển.

Tính từ năm 1997 đến nay, 2 địa phương đã ký 05 biên bản hội đàm và ghi nhớ về xây dựng cơ chế trao đổi hợp tác vùng biên giới và cơ chế hợp tác tiện lợi cho việc thông quan; ký ghi nhớ hợp tác đa phương giữa UBND 7 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam với Chính quyền nhân dân 2 tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc); ghi nhớ Hội nghị lần thứ nhất Uỷ ban Công tác liên hợp giữa các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh với Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc). Thực hiện chương trình hợp tác 2 thành

phố Hạ Long, Móng Cái và 16 sở, ngành đã ký thoả thuận hợp tác đối với các đối tác Quảng Tây làm cơ sở tiến hành trao đổi hợp tác vào các lĩnh vực mà 2 bên cùng quan tâm trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi. Trong những năm qua, hai bên đã thường xuyên tiến hành trao đổi các đoàn tham dự hội nghị xúc tiến đầu tư, hiệp hội ngành hàng, hội chợ thương mại, các hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại mỗi bên; cung cấp các thông tin về thị trường, phối hợp trong công tác phòng chống buôn lậu qua biên giới, ký kết thoả thuận hợp tác giữa ngành thương mại 2 bên, kéo dài thời gian thông quan tại cửa khẩu và tạo điều kiện thuận lợi về hàng hoá thông quan, trao đổi xử lí những vướng mắc trong quá trình trao đổi hàng hoá qua biên giới; tạo điều kiện cho doanh nghiệp 2 bên thường xuyên gặp gỡ trao đổi hợp tác liên doanh, liên kết trên một số lĩnh vực 2 bên có lợi thế [13].

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu của 2 bên ngày càng tăng, năm 2007 đạt 3,846,00 triệu USD. Thanh toán qua biên giới năm 2007 đạt 184.000 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh của hệ thống chợ cửa khẩu biên giới ngày càng ổn định và phát huy hiệu quả, hiện có trên 1000 hộ kinh doanh người Trung Quốc đang tham gia kinh doanh tại chợ cửa khẩu Móng Cái, Bắc Phong Sinh và Hoành Mô. Riêng về lĩnh vực đầu tư, thực hiện chiến lược “đi ra ngoài” nâng cao trình độ hợp tác kinh tế, 2 bên đã nỗ lực đẩy mạnh hợp tác thu hút đầu tư nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của mỗi bên, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tìm hiểu cơ hội đầu tư, thực hiện thủ tục đầu tư, triển khai các dự án và đi vào sản xuất kinh doanh được thuận lợi. Tính đến hết năm 2007, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã có 13/107 dự án FDI có vốn đầu tư của các nhà đầu tư Quảng Tây (Trung Quốc) với tổng vốn đầu tư đăng ký là 75,02 triệu USD, vốn thực hiện đạt 39,70 triệu USD, tập trung vào các lĩnh vực chế biến cao su nguyên liệu và du lịch - dịch vụ. Đặc biệt đối với đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, phía Quảng Tây đã hoàn thành đầu tư hệ thống giao thông nối tới cửa khẩu Đông Hưng, phía Quảng Ninh đã tiến hành

việc đầu tư, nâng cấp tuyến đường Hạ Long - Móng Cái, ngoài ra hai bên đã tiến hành khai thông các tuyến vận tải đường bộ Quảng Ninh - Quảng Tây, tổ chức trạm giao dịch vận tải quá cảnh hàng hoá và hành khách tại cặp cửa khẩu Móng Cái - Đông Hưng [13].

Trong ba cửa khẩu của tỉnh Quảng Ninh thì Móng Cái là cửa khẩu quan trọng nhất. Móng Cái được khởi chọn áp dụng thí điểm một số chính sách ưu đãi để xây dựng mô hình khu kinh tế cửa khẩu theo quyết định số 675 ngày 18/9/1996 của Thủ tướng Chính phủ. Năm 2006, kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái đạt mức kỷ lục: 2 tỷ 110,7 triệu USD, bằng 129,3% so với năm 2005, kim ngạch xuất khẩu đạt 908,6 triệu USD, bằng 106,8% so với cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu đạt 142,4 triệu USD, bằng 200% so với cùng kỳ; kim ngạch tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, chuyển tải, kho ngoại quan đạt 987,7 triệu USD, bằng 153,4% so với cùng kỳ. Năm 2006, cửa khẩu quốc tế Móng Cái vẫn là cửa khẩu duy nhất của nước ta thông thương với Trung Quốc có hoạt động xuất siêu [13].

Kim ngạch thương mại hai chiều qua cửa khẩu Móng Cái trong 6 tháng đầu năm 2008 đạt 1,846 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm 2007. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của nước ta sang Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái trong 6 tháng đầu năm đạt 631 triệu USD tăng 20,9% so với cùng kỳ năm 2007 và bằng 34,2% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Trong đó kim ngạch xuất khẩu chính ngạch đạt 424,9 triệu USD, tăng 23% và tập trung ở các mặt hàng cao su, than đá, thuỷ hải sản, khoáng sản, các sản phẩm nông sản, đồ gỗ, vật liệu điện, nước…; kim ngạch xuất khẩu tiểu ngạch đạt 206,4 triệu USD, tăng 16,8% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá từ Trung Quốc vào nước ta qua cửa khẩu Móng Cái 6 tháng đầu năm 2009 đạt 680 triệu USD, tăng 17,6%. Trong đó kim ngạch nhập khẩu chính ngạch đạt 497,3 triệu USD, tăng 18,2% so với cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu tiểu ngạch theo tuyến hàng hoá do phía Trung Quốc xác lập tại điểm thông quan Sáy

Nguồn và Lục Lầm đạt 182,1 triệu USD, tăng 15,7%. Năm 2008, lượng hàng hoá tạm nhập tái xuất, kho ngoại quan chuyển khẩu, chuyển tải tại khu vực cửa khẩu Móng Cái tăng 17,3% so với năm 2007, đạt 532 triệu USD [4, tr7].

Theo báo cáo của Chi cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh, các mặt hàng xuất khẩu chính ngạch chủ yếu là: than cám, cao su và các mặt hàng nhập khẩu chính ngạch chủ yếu là hàng tiêu dùng như: máy móc, đồ điện dân dụng và vật liệu xây dựng…

Các mặt hàng xuất khẩu theo con đường tiểu ngạch chủ yếu là: cà phê, than, chè và những mặt hàng nhập khẩu theo con đường này chủ yếu là fooc- mi-ca, vải các loại, táo quả, cam, kính, gạch men… Ngoài ra, một số mặt hàng được xuất khẩu sang Trung Quốc theo phương thức tạm nhập tái xuất như: ô tô, cao su, máy điều hoà, máy thu hình…

Tuy nhiên, Sở Thương mại Quảng Ninh cho biết cơ cấu các mặt hàng và sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của tỉnh Quảng Ninh còn nghèo nàn, thiếu tính bền vững; mặt hàng được chế biến, sản xuất tại tỉnh xuất khẩu còn ít, chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc các sản phẩm nguyên liệu thô như cao su, than, quặng…hàng thuỷ sản, nông sản phẩm xuất khẩu không ổn định. Một số doanh nghiệp chủ yếu buôn bán biên mậu nên thị trường dễ bị động và bị cạnh tranh gay gắt; dịch vụ chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất do vận chuyển bằng tàu biển nên hàng hoá phải giao lẻ nhiều lần; tình trạng hàng hóa rơi vãi, các chất thải không được thu gom triệt để nên gây ra nguy cơ ô nhiễm mô trường…

b) Hoạt động biên mậu qua biên giới tỉnh Lạng Sơn

Lạng Sơn là tỉnh biên giới phía Bắc, là nơi có các tuyến đường giao thông quan trọng như quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, 31, 279 và tuyến đường sắt liên vận quốc tế Việt- Trung chạy qua, có đường biên giới với Trung Quốc dài 253 km với 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia và 7 cặp chợ biên giới... đã tạo cho Lạng Sơn có một vị trí quan trọng trong tam giác kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh, có khả năng gắn kết giữa thị trường Đông Bắc

với cả nước, là thị trường trung chuyển hàng hoá lớn của cả nước và các nước ASEAN sang thị trường Trung Quốc, các nước Đông, Tây Âu. Trong những năm qua, khi quan hệ giữa hai nước Việt Nam- Trung Quốc không ngừng mở rộng và phát triển lên một tầm cao mới, Lạng Sơn và Quảng Tây (Trung Quốc) đã có được vị trí quan trọng trong mối quan hệ đó.

Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về kinh tế cửa khẩu, các hoạt động thương mại, du lịch và dịch vụ phát triển mạnh mẽ, nhất là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá và du lịch; kết cấu hạ tầng của khu vực cửa khẩu Hữu Nghị, Đồng Đăng, Tân Thanh và một số xã biên giới được tập trung đầu tư xây dựng mạnh. Hiện nay, toàn tỉnh đã có 170 dự án được triển khai với số lượng hoàn thành trên 1043 tỉ đồng và có khoảng 480 đầu mối của Việt Nam kinh doanh xuất nhập khẩu với thị trường Trung Quốc qua các cửa khẩu ở Lạng Sơn. Hoạt động thương mại, du lịch và dịch vụ phát triển đã tạo ra trên 85% số thu ngân sách trên địa bàn, đưa Lạng Sơn vào danh sách 10 tỉnh thu ngân sách đứng đầu toàn quốc. Nhờ chính sách phát triển khu kinh tế cửa khẩu mà cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội như: giao thông, thuỷ lợi, điện, trường học, y tế, phát thanh- truyền hình, bưu điện ở Lạng Sơn cũng được phát triển đáng kể, tạo môi trường thu hút vốn đầu tư [31].

Việc hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc có vai trò hết sức quan trọng đối với cơ hội phát triển của cả hai bên, đặc biệt là tỉnh Lạng Sơn - Việt Nam và tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc. Để chuẩn bị cho điều kiện này, Trung Quốc và tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc cũng đã có những bước đi rất tích cực, tuyến đường cao tốc Nam Ninh - Hữu Nghị Quan cũng đã được Trung Quốc xây dựng, chuẩn bị đưa vào sử dụng, cùng với tuyến đường 1A của Việt Nam đã rút ngắn khoảng cách giữa Nam Ninh, Lạng Sơn, Hà Nội và cảng biển Hải Phòng. Theo đó thì việc xây dựng hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng cũng trở thành tất yếu khách quan và là tiền đề để xây dựng khu vực Lạng Sơn, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng

Ninh thành khu vực kinh tế trọng điểm ở phía Đông Bắc Việt Nam. Định hướng phát triển mối quan hệ kinh tế, thương mại giữa Lạng Sơn và Quảng Tây trong những năm tới là hai bên cùng nỗ lực thực hiện vai trò cầu nối giữa thị trường ASEAN - Trung Quốc trong khuôn khổ Hiệp định khung về khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc.

Tỉnh Lạng Sơn cũng đã tập trung cho việc xây dựng môi trường thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế, thu hút nhiều doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, xuất nhập khẩu hàng hoá, phát triển du lịch, dịch vụ trên địa bàn. Tính chung giai đoạn 1997- 2007, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá với Trung Quốc qua biên giới tỉnh Lạng Sơn đạt 27.312 triệu USD (chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của 5 tỉnh biên giới vùng Đông Bắc). Hoạt động xuất nhập khẩu qua hệ thống cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong 6 tháng đầu năm 2008 đều tăng cả về số lượt doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu, số lượng hồ sơ khai báo hải quan, lượng hàng hoá xuất nhập khẩu; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và thu thuế nhập khẩu hải quan đều có mức tăng trưởng từ 32,4% đến 239,4%. Để thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu nhanh chóng, hải quan Lạng Sơn đã áp dụng tỷ lệ miễn kiểm tra thực tế đối với 90% hàng hoá xuất khẩu và với khoảng 80% hàng hoá nhập khẩu được thông quan trong ngày. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng nông sản như dưa hấu, thanh long, nhãn, chuối, sắn lát khô… với tổng số lượng trên 41.000 tấn. Hàng nhập khẩu chủ yếu gồm máy móc, thiết bị vật tư nguyên liệu lắp ráp… Nhìn chung công tác xuất nhập khẩu đã được các cơ quan chức năng của tỉnh giải quyết thông quan nhanh trong đó phải kể đến việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O FORM E) cho doanh nghiệp. Năm 2007, ngành thương mại Lạng Sơn đã đẩy mạnh xuất nhập khẩu, đề xuất các giải pháp củng cố và tổ chức đẩy mạnh hoạt động trao đổi hàng hoá của cư dân tại các khu cặp chợ Nà Nưa (Tràng Định, Lạng Sơn) - Nà Hoa (Long Châu - Trung Quốc) [30].

Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, cửa khẩu Đồng Đăng là một trong những cửa khẩu có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá sôi động nhất với khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu rất lớn. Ngay sau khi bình thường hoá quan hệ, Đồng Đăng và các vùng lân cận đã nhanh chóng phát triển thành trung tâm buôn bán và trung chuyển hàng hoá quan trọng của khu vực thị trường biên giới phía Bắc Việt Nam với khu vực thị trường phía Nam Trung Quốc. Hiện nay, cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn đã trở thành ga trung chuyển lớn nhất và thuận tiện nhất cho việc giao lưu hàng hoá giữa Việt Nam - Trung Quốc nói riêng, với các nước ASEAN và các nước khác trên thế giới nói riêng. Ngày 28/4/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 55/QĐ/TTg về việc phê duyệt đề án khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn. Mục tiêu phát triển của khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn là trở thành khu kinh tế tổng hợp, trong đó khu hợp tác kinh tế biên giới Đồng Đăng giữ vai trò chủ đạo, kết hợp phát triển du lịch, dịch vụ, các ngành kinh tế khác và phát triển các khu đô thị…

Hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc qua cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn phần lớn là: cao su, hạt điều, dầu dừa, hoa hồi, gạo, gỗ, chuối tiêu, hải sản, khoáng sản, giày dép, xà phòng, bánh kẹo, đồ thủ công mỹ nghệ và các hàng nông lâm sản khác. Những mặt hàng xuất khẩu này được thu gom từ địa phương trong tỉnh và từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước nên rất phong phú về chủng loại và đa dạng về chất lượng. Nhìn chung, hàng hoá xuất khẩu qua biên giới tỉnh Lạng Sơn phần lớn là sản phẩm thô, các sản phẩm đã qua chế biến còn ít. Về mặt hàng nhập khẩu: Trừ một số mặt hàng tiêu dùng nhập theo đường tiểu ngạch, còn lại 90% hàng nhập khẩu từ Trung Quốc là nguyên liệu, vật tư, máy móc và thiết bị phục vụ cho các ngành sản xuất trong nước [7, tr15].

c) Hoạt động biên mậu qua biên giới tỉnh Cao Bằng

Cao Bằng là tỉnh miền núi biên giới phía Bắc, xa các thành phố và trung tâm kinh tế lớn, có chiều dài biên giới giáp Trung Quốc là 314 km. Việc

buôn bán qua biên giới tại các cửa khẩu thuộc tỉnh Cao Bằng bắt đầu diễn ra từ giữa năm 1989, dưới dạng tự phát, chủ yếu là xuất nhập khẩu tiểu ngạch, do

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động biên mậu các tỉnh biên giới vùng đông bắc việt nam (Trang 54 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)