1.1.2 .Vai trò của hoạt động biên mậu Việt Nam Trung Quốc
1.1.2.2 .Vai trò của hoạt động biên mậu đối với Trung Quốc
1.3. Kinh nghiệm phát triển hoạt động biên mậu của một số nƣớc trong
1.3.1. Kinh nghiệm phát triển hoạt động biên mậu giữa Liên Bang Nga
quan hệ thƣơng mại với Trung Quốc
Trung Quốc có đường biên giới trên bộ dài 22.000 kilômet với 8 tỉnh biên giới tiếp giáp với 15 quốc gia, trong đó có quan hệ kinh tế biên mậu với 13 nước như các nước thuộc Liên Xô (cũ), Triều Tiên, Mông Cổ, Pakistan, Việt Nam, Miến Điện, Lào, v.v...[15, tr90].
Sau khi nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập (năm 1949), Chính phủ Trung Quốc đã lần lượt ký kết các Hiệp định thương mại với các quốc gia có chung đường biên giới trong những năm đầu của thập kỷ 50 như Liên Xô (cũ), Việt Nam, Triều Tiên, v.v...Nhờ vậy, hoạt động kinh tế biên mậu đã dần được khôi phục so với trước chiến tranh và chuyển sang giai đoạn phát triển mới. Tuy nhiên, trong thập kỷ 1960 và 1970, hoạt động này đã bị tạm ngưng một thời gian do một số vấn đề trong và ngoài nước. Đến đầu thập kỷ 1980, cùng với quá trình cải cách và mở cửa nền kinh tế của Trung Quốc cũng như việc nối lại quan hệ chính trị với các quốc gia có chung đường biên giới, hoạt động kinh tế biên mậu của Trung Quốc lại được xúc tiến, thúc đẩy và mở ra một thời kỳ phát triển mới.
Trong số các nước kể trên (nếu không tính Việt Nam), hoạt động kinh tế biên mậu giữa Trung Quốc với Liên Bang Nga và Myanma được bộc lộ rõ nét và đạt kết quả đáng kể. Từ kinh nghiệm phát triển hoạt động kinh tế biên mậu giữa Trung Quốc với Liên Bang Nga và Myanma, Trung Quốc đã có các chính sách phát triển hoạt động kinh tế biên mậu với các nước khác một cách có hiệu quả.
1.3.1. Kinh nghiệm phát triển hoạt động biên mậu giữa Liên Bang Nga với Trung Quốc với Trung Quốc
Khu vực viễn đông của Liên Bang Nga có đường biên giới trên bộ rất dài với nước láng giềng Trung Quốc. Chỉ riêng tỉnh Primorsky Crai đã có 1000km biên giới với nước CHND Trung Hoa.
Bảng 1.2: Thời gian nối lại hoạt động kinh tế biên mậu giữa Nga với
các tỉnh của Trung Quốc
Tỉnh/Vùng Năm
Tỉnh Hắc Long Giang 1982
Tỉnh Cát Lâm 1982
Vùng tự trị Nội Mông 1983
Vùng tự trị Xinjiang Uygur 1986
(Nguồn: “Đổi mới quản lý nhà nước vể hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn các tỉnh biên giới Việt Nam- Trung Quốc”, NXB Khoa học- Xã hội, 2004, [92]).
Để thúc đẩy hoạt động biên mậu với Trung Quốc, Liên Bang Nga đã thực hiện chính sách mở cửa biên giới, cho phép trao đổi hàng hoá giữa dân cư vùng biên. Đối với việc kiểm soát ngoại thương, về nguyên tắc tất cả các hàng hoá xuất nhập khẩu dưới hình thức hàng đổi hàng (gồm các hàng hoá như lương thực, quặng kim loại, dầu thô) được tự do hoá hoàn toàn. Việc quản lý hạn ngạch và cấp phép xuất nhập khẩu được bãi bỏ.
Đối với thuế, các hàng hoá nhập khẩu dưới hình thức hàng đổi hàng theo các hiệp định của Chính phủ được miễn thuế nhập khẩu và thuế VAT liên quan và các hàng hoá do chính quyền hoặc doanh nghiệp địa phương nhập khẩu được giảm một nửa thuế suất nhập khẩu và thuế VAT liên quan so với mức thuế suất quy định.
Liên Bang Nga nhập khẩu từ Trung Quốc qua biên giới trên bộ các mặt hàng như: Hàng tiêu dùng, hàng thực phẩm, nguyên liệu thô và một số thiết
bị. Đa số những hàng hoá từ Trung Quốc được vận chuyển bằng xe tải qua đường bộ biên giới hoặc tàu hoả sang vùng viễn đông của Nga.
Ngoài ra, cũng do chính sách mở cửa biên giới giữa Liên Bang Nga và Trung Quốc nên trong những năm qua, lượng khách du lịch vào hai nước là khá đông. Đây cũng là cơ hội để xuất khẩu qua biên giới trên bộ của hai nước có cơ hội phát triển [26].
Số liệu của The US Commercial Service chỉ ra rằng: Kim ngạch trao đổi hàng hoá qua biên giới của tỉnh Primorye và Trung Quốc hàng năm giai đoạn từ 2000-2007 đạt mức trung bình 600 triệu Rúp [26] .
Cũng theo nguồn trên: Năm 2001, tỉnh Primorye của Liên Bang Nga và Tsilin của Trung Quốc đã thiết lập một tổ công tác về hợp tác biên giới để xúc tiến và phát triển hoạt động hợp tác lẫn nhau giữa hai bên. Theo đó, 1 dự án về khu kinh tế sông Tumen được đưa vào hoạt động nhằm thiết lập hành lang thương mại giữa tỉnh Primorye (Liên Bang Nga) và các tỉnh có chung biên giới đường bộ với Liên Bang Nga ở phía Bắc Trung Quốc.
Mặc dù hoạt động biên mậu giữa Liên Bang Nga và Trung Quốc đã có những chuyển biến tích cực qua các năm, song vẫn còn những hạn chế về việc kiểm soát chất lượng hàng hoá cũng như vấn đề buôn lậu và gian lận thương mại.Khách hàng ở Liên Bang Nga đôi khi cũng than phiền về những hàng hoá có chất lượng thấp và không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật của các nhà xuất khẩu Trung Quốc đưa vào Liên Bang Nga.
Nói tóm lại, với chính sách láng giềng thân cận của Nga và Trung Quốc, nguyên tắc trao đổi hàng hoá qua biên giới trên bộ Trung- Nga nhằm mục tiêu cùng có lợi và cùng tồn tại hoà bình, hoạt động kinh tế biên mậu giữa hai nước Trung Quốc và Liên Bang Nga có xu hướng phát triển mạnh trong thời gian tới. Nó thực sự trở thành cơ sở vững chắc cho việc phát triển quan hệ ngoại thương Trung Quốc- Liên Bang Nga, nhất là khi Trung Quốc đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).