Các giải pháp đối với các tỉnh biên giới vùng Đông Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động biên mậu các tỉnh biên giới vùng đông bắc việt nam (Trang 104 - 106)

3.1.1.3 .Trung Quốc và Việt Nam tham gia hợp tác kinh tế vùng

3.2. Giải pháp thúc đẩy hoạt động biên mậu ở các tỉnh biên giới vùng

3.2.2.2. Các giải pháp đối với các tỉnh biên giới vùng Đông Bắc

- Từng bước tiêu chuẩn hoá hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới theo thông lệ quốc tế và yêu cầu của WTO.

- Thúc đẩy tiến độ xây dựng Khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc, xây dựng hàng lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng.

- Đầu tư, phát triển hệ thống các kho thuỷ sản và kho hàng rau quả tươi trở thành các trung tâm tập kết hàng hoá, bảo quản, tái chế, đóng gói cho xuất khẩu cũng như các phương tiện vận tải chuyên dụng tại khu vực các cửa khẩu trọng điểm, đảm bảo an toàn về số lượng cũng như chất lượng cho hàng hoá xuất khẩu vào Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới vùng Đông Bắc.

- Đổi mới công tác thanh toán xuất nhập khẩu biên mậu; cần đàm phán với ngân hàng Trung Quốc nhằm thống nhất nội dung hình thức thanh toán và các loại biểu mẫu chứng từ thích hợp trong hoạt động biên mậu (buôn bán hàng hoá qua các cửa khẩu biên giới vùng Đông Bắc). Đảm bảo cung ứng ngoại hối tại khu vực các cửa khẩu biên giới; mở rộng quyền sử dụng ngoại tệ của các doanh nghiệp xuất khẩu; khắc phục nạn buôn bán ngoại tệ trên chợ đen.

- Uỷ ban nhân dân các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang có trách nhiệm tổ chức quản lý lực lượng lao động tại khu vực các cửa khẩu biên giới từ phiên dịch, môi giới, tư vấn,… tới lao động bốc xếp, vệ sinh, bảo vệ. Thực hiện tốt chuyển dịch cơ cấu lao động bằng cách chuyển các lao động trong lĩnh vực nông nghiệp sang các lĩnh vực dịch vụ. Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp địa phương.

- Chính phủ đã phê duyệt dự án đường cao tốc Nội Bài- Lào Cai, do đó cần đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng tuyến đường này, đồng thời gấp rút nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (quốc lộ 70), đường sắt Côn Minh- Hà Khẩu- Lào Cai- Hà Nội và nghiên cứu khai thác tuyến vận tải trên sông Hồng.

- Bên cạnh việc tham gia vào tiến trình xây dựng hành lang kinh tế Côn Minh- Lào Cai- Hà Nội- Hải Phòng, tỉnh Lào Cai cần tích cực phối hợp với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc triển khai thực hiện có hiệu quả đề án Khu hợp tác kinh tế Lào Cai- Hồng Hà.

- Những năm qua, hai nước Việt- Trung luân phiên tổ chức Hội chợ thương mại biên giới Việt- Trung, qua đó đã mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư, thương mại, tạo nguồn hàng cho xuất khẩu sang mỗi nước và sang nước thứ ba, do đó cần hoàn thiện môi trường dịch vụ phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu tại cửa khẩu và tăng cường hợp tác xúc tiến đầu tư, thương mại; khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lớn kinh doanh những mặt hàng khối lượng lớn, chính ngạch gắn với việc từng bước tiêu chuẩn hoá hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới theo thông lệ quốc tế và yêu cầu của WTO.

- Tăng cường hợp tác xây dựng cửa khẩu quốc tế Lào Cai- Hà Khẩu ngày càng văn minh, hiện đại và tiến tới thực hiện thông quan "1 điểm dừng" để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai- Hà Khẩu ngày càng phát triển, góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại hai nước Việt- Trung ngày càng sâu rộng.

- Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử tại các cửa khẩu biên giới vùng Đông Bắc nhằm thúc đẩy mạnh mẽ và hiệu quả giao lưu, trao đổi hàng hoá, người và phương tiện qua lại biên giới theo lộ trình và điều kiện cho phép: Thủ tục xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh điện tử; Kê khai hải quan, thuế quan điện tử; Cấp phép điện tử.

- Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp hoạt động biên mậu qua biên giới các tỉnh vùng Đông Bắc. Đề ra những tiêu chí xây dựng và hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, trên cơ sở đó, xây dựng những chính sách ưu đãi, chương trình hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp này trong khuôn khổ cho phép tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển và thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ

mang thương hiệu Việt Nam (được sản xuất, chế biến tại Việt Nam) trên thị trường các tỉnh của Trung Quốc, trước mắt là Vân Nam và Quảng Tây.

- Phát triển thị trường cho hoạt động biên mậu qua biên giới các tỉnh vùng Đông Bắc: Xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường biên giới, cửa khẩu vùng Đông Bắc và thị trường Vân Nam và Quảng Tây. Củng cố và duy trì một cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh để cung cấp phân tích và đánh giá giải quyết các vấn đề nhằm thúc đẩy hoạt động biên mậu giữa hai nước, như cung cấp dữ liệu về các doanh nghiệp Trung Quốc có khả năng hợp tác, hàng hoá và lượng có khả năng tiêu thụ, giá cả và phương thức thanh toán…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động biên mậu các tỉnh biên giới vùng đông bắc việt nam (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)