1.1.2 .Vai trò của hoạt động biên mậu Việt Nam Trung Quốc
1.1.2.2 .Vai trò của hoạt động biên mậu đối với Trung Quốc
3.1. Triển vọng hoạt động biên mậu ở các tỉnh biên giới vùng Đông Bắc
3.1. Triển vọng hoạt động biên mậu ở các tỉnh biên giới vùng Đông Bắc Việt Nam. Nam.
3.1.1. Bối cảnh phát triển mới và ảnh hưởng của chúng đến hoạt động biên mậu các tỉnh biên giới vùng Đông Bắc. biên mậu các tỉnh biên giới vùng Đông Bắc.
Ngày nay, Việt Nam đang hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới- trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế mà sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng sâu sắc, do vậy quan hệ biên mậu giữa Việt Nam với Trung Quốc sẽ ngày càng bền vững và phát triển.
3.1.1.1. Trung Quốc và Việt Nam đều là thành viên của WTO
Đến nay, Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên của WTO, quan hệ thương mại giữa hai nước có nhiều thay đổi so với trước đây. Mối quan hệ này dựa trên những nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi. Các tranh chấp
thương mại sẽ được giải quyết theo cơ sở pháp lý minh bạch và rõ ràng. Việc thực hiện các cam kết của WTO sẽ tạo điều kiện cho hai nước mở rộng quan hệ thương mại trên nhiều lĩnh vực. Các thể chế thương mại toàn cầu ngày càng hoàn thiện cũng tạo thêm thuận lợi cho quan hệ thương mại hai nước và các nước khác trên thế giới. Hàng rào thuế quan giữa hai nước đang dần được cắt giảm, tạo điều kiện cho hàng hoá hai nước tự do thâm nhập thị trường của nhau, hai nước tăng cường thu hút đầu tư lẫn nhau, mở rộng hợp tác, liên doanh, liên kết trên nhiều lĩnh vực, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho hai nước và tham gia xuất khẩu vào thị trường thế giới.
Với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ và ổn định của Trung Quốc, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO sẽ là cơ hội lớn đối với Việt Nam. Bởi vì, với một thị trường rộng lớn (1,4 tỷ dân), có nhu cầu lớn về nhiều mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế như khoáng sản, nông sản, vị trí địa lý thuận lợi, quan hệ thương mại hai nước lại đang ở vào thời kỳ được đẩy mạnh, thị trường Trung Quốc trong tương lai còn là nơi tập trung của các công ty hàng đầu thế giới…Các yếu tố này sẽ tạo thuận lợi cho Việt Nam đẩy mạnh hàng hoá có lợi thế sang thị trường Trung Quốc trong những năm tới. Tuy nhiên với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc cũng sẽ dẫn đến nhiều mặt hàng sẽ được bán phá giá sang Việt Nam, nguồn tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam sẽ bị hút sang Trung Quốc dẫn đến sự cạn kiệt và suy thoái môi trường, sẽ có sự chuyển giao công nghệ từ Trung Quốc sang Việt Nam. Những công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường có thể sẽ xâm nhập vào Việt Nam.
3.1.1.2. Trung Quốc và Việt Nam tham gia vào hợp tác khu vực
Ngày 4/11/2002, Hiệp định Khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc được ký kết, trong đó mục tiêu là thiết lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) trong thời gian 10 năm
(hoàn thành ACFTA về thương mại hàng hoá vào năm 1010 đối với Trung Quốc và ASEAN - 6 và vào năm 2015 đối với ASEAN - 4).
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) sẽ có những tác động đáng kể đến sự phát triển của thương mại Việt Nam nói chung, đồng thời cũng là động lực đẩy nhanh sự phát triển hoạt động biên mậu qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc nước ta với Trung Quốc. Trước hết, ACFTA với việc cắt giảm và từng bước dỡ bỏ rào cản thuế quan và phi thuế quan đối với các hoạt động kinh doanh thương mại sẽ làm cho buôn bán qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc sẽ tự do hơn, đây là một cơ hội lớn cho hàng hoá Việt Nam thâm nhập thị trường Trung Quốc. Và chính là động lực thúc đẩy quan hệ biên mậu Việt - Trung phát triển với quy mô lớn hơn. Những chuyển biến này sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng thương mại dịch vụ của các tỉnh biên giới phía Bắc.
Chương trình thu hoạch sớm (EHP - Early Harvest Program) là phần không thể tách rời của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc nhằm thực thi Hiệp định Khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc. Theo đó, kể từ ngày 01.01.2004, Việt Nam và Trung Quốc thực hiện cắt giảm thuế suất thuế xuất nhập khẩu đối với hàng loạt mặt hàng. Những mặt hàng tham gia vào Chương trình này là hàng nông sản và thuỷ sản, đều là những mặt hàng thế mạnh của các nước ASEAN và Trung Quốc, trong đó Việt Nam có 484 mặt hàng và Trung Quốc có khoảng 500 mặt hàng. Nhìn chung, việc thực hiện Chương trình Thu hoạch sớm tạo thuận lợi cho hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc, đặc biệt là qua các cửa khảu biên giới trên bộ.