.9 Mặt cắt ngang dạng hình hộp BTCT của dầm cầu Bãi Cháy

Một phần của tài liệu Phân tích tĩnh học kết cấu hệ dây liên hợp theo phương pháp nguyên lý cực trị gauss (Trang 25 - 26)

1.2.3 Trụ tháp

Tháp trong cầu dây văng, tùy theo độ cứng chịu uốn theo phương dọc có thể

phân biệt hai loại tháp cầu: tháp mềm và tháp cứng.

Tháp mềm có kích thước theo phương dọc cầu tương đối nhỏ, độ cứng bé, khả

năng chịu uốn kém hoặc khi tháp cầu có liên kết khớp với trụ thì được coi là mềm

gi»ng xiªn 400 2500 250 3000 5250 350 2500 400 250 19000 5250 3000 25300 8500 33 95 45 o

khơng phụ thuộc vào kích thước tiết diện. Chuyển vị ngang của đỉnh tháp theo

phương dọc cầu chủ yếu phụ thuộc vào độ cứng chịu kéo của dây neo và độ cứng chống uốn của dầm. Theo phương dọc cầu, tháp mềm làm việc như một thanh có

đầu trên liên kết khớp với dây neo, đầu dưới ngàm hoặc liên kết khớp với trụ.

Tháp cứng có kích thước tiết diện ngang lớn, độ cứng theo phương dọc cầu lớn

để hạn chế chuyển vị ngang đỉnh tháp và chịu lực ngang của các dây văng. Do đó

tháp cứng liên kết cứng với trụ và không cần dây neo. Tháp cứng chịu tải như một thanh một đầu ngàm, một đầu tự do nén uốn.

Tháp cầu có thể cấu tạo dạng chữ A chữ H hoặc chữ Y ngược. Đối với các cầu

có một mặt phẳng dây thì tháp thường có dạng một cột thẳng đứng nằm giữa cầu.

Để có thể bố trí dầm chủ tiết diện hộp liên tục qua trụ, chân tháp thường không trực

tiếp liên kết với trụ mà ngàm vào dầm chủ, phản lực thẳng đứng từ tháp truyền qua gối của dầm hộp xuống trụ. Theo phương ngang cầu, tháp chịu nén uốn như thanh một đầu ngàm, một đầu tự do nên kích thước tiết diện tương đối lớn. Hình 1.10 mơ tả cấu tạo tháp cầu Bãi Cháy và cầu Mỹ Thuận.

Tháp cầu Bãi Cháy Tháp cầu Mỹ Thuận

Một phần của tài liệu Phân tích tĩnh học kết cấu hệ dây liên hợp theo phương pháp nguyên lý cực trị gauss (Trang 25 - 26)