Trong sơ đồ tính cầu dây văng, ta xét dầm cứng và tháp cầu chịu uốn, dây văng chịu kéo và sử dụng các giả thiết của dây và dầm sử dụng trong chương 2 và mục 3.2.
Dây văng đầu trên neo vào tháp, đầu dưới treo dầm và trong tính tốn được
xem là liên kết khớp. Dây văng ở đây có xét đến tải trọng bản thân. Do đó góc
nghiêng ban đầu của dây sẽ thay đổi và dây không còn là đường thẳng nữa mà là đường cong. Thực tế xét dây chịu tải trọng bản thân, dây được chia thành các đoạn
nên dây có đường võng dạng gãy khúc. Sơ đồ xét dây văng chịu ảnh hưởng tải trọng bản thân trong cầu dây văng thể hiện trên Hình 3.4.
Trong thực tế, độ cứng kéo nén của dầm và tháp là lớn so với dây văng (với cầu Bãi Cháy tỉ lệ độ cứng kéo nén của dầm cứng so với dây văng ≈200) nên dựa theo kết quả bài tốn trong mục 2.9 của chương 2 thì khi tính tốn dầm và tháp, ta chỉ xét chuyển vị theo phương vng góc với trục thanh, bỏ qua biến dạng dọc. Tức là dầm
chỉ xét chuyển vị thẳng đứng, tháp chỉ xét chuyển vị ngang. Ta có đầu trên dây có
chuyển vị ngang ut, đầu dưới treo dầm có chuyển vị đứng w , w1 2.
Khi xét tải trọng bản thân dây, ta chia dây thành các đoạn có chiều dài bằng
nhau, trọng lượng dây được xem là các lực tập trung đặt tại các điểm chia dây có độ lớn:
c l
P g
m
=
trong đó: l là chiều dài dây, g là trọng lượng phân bố đều theo chiều dài dây, m là số đoạn chia dây. Bài tốn càng chính xác nếu số đoạn chia càng nhiều. Vị trí mới của dây xác định thông qua các chuyển vị tại các điểm chia dây u , vi i.
Theo tính tốn trong chương 2, có thể chia dây với số đoạn chia m=8 là có thể có được kết quả chính xác yêu cầu (<2%).
Hình 3.4 Sơ đồ xét dây văng chịu tải trọng bản thân a. Chia dây 2 đoạn; b. Chia dây 4 đoạn; c. Chia dây 8 đoạn