Quá trình hình thành và phát triển KBNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tin của kho bạc nhà nước việt nam (Trang 46 - 49)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

3.1. Khái quát về KBNN và ứng dụng CNTT của KBNN Việt Nam

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển KBNN

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, chính quyền dân chủ nhân dân đƣợc thành lập. Việc đảm bảo tài chính phục vụ công cuộc kiến quốc và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc cách mạng non trẻ trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế sau chiến tranh là trách nhiệm nặng nề và là thách thức vô cùng to lớn. Do đó, cần thiết phải thành lập cơ quan chuyên trách giải quyết các vấn đề về tài chính, tiền tệ của đất nƣớc. Ngày 29/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh với tƣ cách là ngƣời đứng đầu Chính phủ đã ký Sắc lệnh số 75/SL về tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính. Theo đó, Nha Ngân khố Quốc gia (tiền thân của hệ thống KBNN ngày nay) là một tổ chức cấu thành trong Bộ Tài chính, để thực hiện nhiệm vụ: tập trung quản lý các khoản thu về thuế, đảm phụ quốc phòng và công phiếu kháng chiến; quản lý và giám sát các khoản cấp phát theo dự toán; chịu trách nhiệm xác nhận và thanh toán kinh phí cho các đơn vị thụ hƣởng; làm thủ tục quyết toán với cơ quan tài chính; phát hành giấy bạc Việt Nam và thực hiện nhiệm vụ kế toán.

Trong điều kiện đất nƣớc vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, Nha Ngân khố Quốc gia đã có nhiều đóng góp cho việc xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân, đấu tranh chống lại những hoạt động của địch trên lĩnh vực tài chính - tiền tệ, góp phần bƣớc đầu tạo nên nền tài chính ngân sách của chế độ mới. Nha Ngân khố Quốc gia đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao là công cụ quan trọng của Chính quyền cách mạng non trẻ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và kiến quốc.

Trƣớc yêu cầu và tình hình mới của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ngày 20/7/1951, Thủ tƣớng Chính phủ đã có Nghị định số 107/TTg lập ra KBNN (gọi tắt là Kho bạc) đặt trong Ngân hàng Quốc gia Việt Nam và thuộc quyền quản trị của Bộ Tài chính. KBNN tiếp tục thực hiện nhiệm vụ thu, chi quỹ NSNN, bảo đảm các nhu cầu chi của bộ máy nhà nƣớc, phục vụ công cuộc kháng chiến, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nƣớc. Từ năm 1964, theo Quyết định số 113/CP ngày 27/7/1964 của Hội đồng Chính phủ, các hoạt động của KBNN do Vụ Quản lý quỹ NSNN thuộc Ngân hàng Nhà nƣớc đảm nhiệm.

Những năm cuối của thập kỷ 90, công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đất nƣớc diễn ra một cách sâu sắc và toàn diện. Cơ chế quản lý tài chính và tiền tệ đã có những thay đổi căn bản, phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế mới. Việc tách bạch hoạt động kinh doanh tiền tệ với nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về tài chính – ngân sách là đòi hỏi tất yếu khách quan. Ðể phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế mới, cơ chế quản lý tài chính tiền tệ đã có sự thay đổi, đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến chức năng nhiệm vụ của Tài chính và Ngân hàng. Nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN, các quỹ tài chính Nhà nƣớc đƣợc chuyển giao từ Ngân hàng Nhà nƣớc cho Bộ Tài chính để hệ thống Tài chính thực hiện chức năng quản lý và điều hành NSNN tài chính quốc gia. Hệ thống KBNN trực thuộc Bộ Tài chính KBNN đã thành lập và tổ chức theo hệ thống dọc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng (gồm 03 cấp), chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/04/1990 để quản lý quỹ NSNN và tài sản quốc gia.

Theo Quyết định số 07/HĐBT ngày 04/01/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng, hệ thống KBNN thực hiện 03 chức năng chính là: quản lý quỹ NSNN, huy động vốn và tổ chức công tác kế toán NSNN. Trong giai đoạn đầu hoạt động, với phƣơng châm củng cố, ổn định tạo nền tảng cho xây dựng và phát triển; các chức năng, nhiệm vụ của hệ thống KBNN đã từng bƣớc

đƣợc khẳng định và mở rộng tạo nền tảng cho giai đoạn xây dựng và phát triển sau này.

Cùng với sự đổi mới và cải cách nền kinh tế đồng thời để tạo môi trƣờng pháp lý cho KBNN hoạt động, ngày 05/4/1995 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/CP thay thế Quyết định số 07/HĐBT của Hội đồng Bộ trƣởng nhằm tiếp tục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của hệ thống KBNN. Trong giai đoạn này, chức năng, nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN của hệ thống KBNN có sự phát triển mang tính bƣớc ngoặt về chất cùng với sự ra đời của Luật NSNN có hiệu lực từ năm ngân sách 1996. Đến năm 2000, KBNN tiếp tục đƣợc giao thêm nhiệm vụ quản lý cấp phát và thanh toán toàn bộ nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản theo Nghị định số 145/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 về việc tổ chức lại Tổng cục Đầu tƣ và Phát triển.

Để thực hiện chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về cải cách bộ máy hành chính nhà nƣớc, ngày 13/11/2003, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 235/2003/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của KBNN trực thuộc Bộ Tài chính thay thế Nghị định số 25/CP. Theo đó, hệ thống KBNN có các chức năng cơ bản là: quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính nhà nƣớc; huy động vốn cho NSNN và cho đầu tƣ phát triển. Quyết định số 235/2003/QĐ-TTg một lần nữa khẳng định hệ thống KBNN đƣợc tổ chức tập trung, thống nhất thành hệ thống dọc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, theo đơn vị hành chính phù hợp với yêu cầu của bộ máy hành chính nhà nƣớc trong tình hình mới.

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra cho ngành Tài chính nói chung và hệ thống KBNN nói riêng những nhiệm vụ rất nặng nề, đòi hỏi hệ thống KBNN phải tiếp tục đổi mới và hiện đại hóa để đáp ứng các yêu cầu đó. Ngày 21/8/2007, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 138/2007/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lƣợc phát

triển KBNN đến năm 2020, với 04 trụ cột phát triển là: cải cách về thể chế, chính sách; hoàn thiện tổ chức bộ máy; hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực nhằm mục tiêu xây dựng KBNN hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định, vững chắc. Cùng với đó, KBNN đƣợc giao thực hiện 02 chức năng mới là Tổng kế toán nhà nƣớc và Quản lý ngân quỹ nhà nƣớc tại Quyết định số 108/2009/QĐ-TTg ngày 26/8/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ. Bắt đầu từ giai đoạn này, hoạt động của KBNN bƣớc vào một thời kỳ mới - thời kỳ cải cách và hiện đại hóa hệ thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tin của kho bạc nhà nước việt nam (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)