Mục tiêu phát triển KBNN điện tử đến năm 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tin của kho bạc nhà nước việt nam (Trang 107 - 110)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

4.1.2. Mục tiêu phát triển KBNN điện tử đến năm 2020

Thực hiện mục tiêu chung là xây dựng nền hành chính công phục vụ ngƣời dân và doanh nghiệp, KBNN tăng cƣờng nghiên cứu và triển khai các dịch vụ công điện tử, từ đó tạo ra các kênh giao dịch và kênh thông tin trực tuyến giữa KBNN với các tổ chức, cá nhân có quan hệ với NSNN. Các dịch vụ công điện tử mà KBNN cung cấp sẽ xuất phát từ chức năng nhiệm vụ của KBNN trong quá trình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ. Ngoài ra còn có dịch vụ công khác nhƣ thu thập thông tin dự báo dòng tiền từ các đơn vị có quan hệ với ngân sách phục vụ chức năng quản lý ngân quỹ, thu thập thông tin kế toán nhà nƣớc từ các đơn vị, tổ chức thuộc hệ thống kế toán nhà nƣớc phục vụ chức năng tổng kế toán nhà nƣớc,...

Thứ hai, triển khai đầy đủ toàn diện các hệ thống phục vụ hoạt động nghiệp vụ và quản trị nội bộ KBNN.

Tập trung xây dựng và triển khai đầy đủ toàn diện các bài toán phục vụ các chức năng, nhiệm vụ của KBNN: quản lý quỹ NSNN, quản lý ngân quỹ, tổng kế toán nhà nƣớc, kế toán, thanh toán, huy động vốn cho NSNN và cho đầu tƣ phát triển, trên cơ sở đó hình thành kho dữ liệu phục vụ thống kê, phân tích nghiệp vụ KBNN.

Ứng dụng CNTT cho tất cả các mảng hoạt động quản trị nội bộ KBNN, toàn bộ các hoạt động liên quan đến quản lý điều hành nội bộ của KBNN thực hiện trên môi trƣờng mạng, trên cơ sở đó hình thành kho dữ liệu phục vụ thống kê, phân tích nội bộ KBNN.

Thứ ba, tăng cường kết nối, tích hợp và trao đổi thông tin.

Liên kết, tích hợp, trao đổi thông tin giữa các ứng dụng CNTT trong nội bộ KBNN, giữa KBNN với các đơn vị có liên quan sẽ đƣợc thực hiện thông qua một trục tích hợp ứng dụng của hệ thống KBNN. Trục tích hợp ứng dụng này sẽ đảm bảo cho quá trình liên kết các quy trình có sự liên quan chặt chẽ với nhau, hình thành một chuỗi các quy trình nghiệp vụ đƣợc ứng dụng

công nghệ thông tin một cách đầy đủ, hiệu quả, hƣớng đến mục tiêu đồng bộ, chia sẻ, tái sử dụng thông tin giữa các ứng dụng trong các mảng nghiệp vụ khác nhau trong nội bộ hệ thống KBNN cũng nhƣ giữa KBNN với các đơn vị có liên quan.

Thứ tư, xây dựng các ứng dụng CNTT theo hướng tập trung.

Hệ thống công nghệ thông tin KBNN sẽ đƣợc xây dựng, chuyển đổi theo mô hình tập trung, tạo cơ sở để thực hiện các giao dịch một cách trực tuyến, tổng hợp số liệu nhanh chóng phục vụ cho công tác quản lý và điều hành. Tập trung hóa cũng là nền tảng để triển khai việc liên kết, tích hợp và trao đổi thông tin giữa các ứng dụng CNTT, điều chỉnh và hình thành nên các quy trình nghiệp vụ hoàn toàn dựa trên nền tảng ứng dụng CNTT hiện đại.

Thứ năm, tối ưu hóa hạ tầng công nghệ.

Tối ƣu hóa hạ tầng công nghệ theo xu hƣớng ảo hóa và điện toán đám mây cho phép triển khai nhiều hệ thống ứng dụng CNTT trên cùng một nền tảng phần cứng. Công nghệ ảo hóa và điện toán đám mây cho phép tối ƣu hóa việc sử dụng năng lực phần cứng của các hệ thống ứng dụng CNTT, nâng cao tính linh hoạt của hạ tầng CNTT, phản ứng nhanh chóng, kịp thời để đáp ứng nhu cầu thƣờng xuyên thay đổi của các hoạt động nghiệp vụ, nhu cầu phát triển mở rộng của hệ thống CNTT.

Thứ sáu, chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ.

Đội ngũ cán bộ CNTT của KBNN đƣợc chuyên môn hóa theo các vị trí công việc và thực hiện xây dựng, triển khai, quản trị, vận hành hệ thống CNTT theo quy trình đƣợc chuẩn hóa; đội ngũ cán bộ nghiệp vụ và điều hành có đầy đủ năng lực để khai thác, sử dụng các hệ thống ứng dụng CNTT hiện đại.

Hình thành các bộ phận chuyên trách về hỗ trợ ứng dụng tập trung toàn ngành, bộ phận an toàn thông tin của KBNN.

thống CNTT.

Giải pháp thuê ngoài sẽ giúp cho nguồn lực CNTT nội bộ tập trung vào nghiên cứu, phát triển, quản trị, vận hành các hệ thống CNTT cốt lõi, quan trọng nhất của KBNN. Đẩy mạnh thuê ngoài các hoạt động mang tính chất thƣờng xuyên, liên tục đòi hỏi nhiều nguồn lực sẽ cho phép huy động nhân lực CNTT có chất lƣợng cao từ các nhà cung cấp dịch vụ để bù đắp thiếu hụt về nguồn nhân lực CNTT trong hệ thống để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển hệ thống CNTT theo chiến lƣợc phát triển KBNN đến năm 2020.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tin của kho bạc nhà nước việt nam (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)