Kinh nghiệm quản lý tài chính của một số KBNN tỉnh và bài học rút ra

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại kho bạc nhà nước phú thọ (Trang 40 - 45)

6. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.4. Kinh nghiệm quản lý tài chính của một số KBNN tỉnh và bài học rút ra

ra cho KBNN Phú Thọ

1.4.1. Kinh nghiệm quản lý tài chính của một số KBNN tỉnh

1.4.1.1. Kinh nghiệm quản lý thu chi tài chính tại KBNN Vĩnh Phúc

Nội dung quản lý tài chính ở KBNN Vĩnh Phúc mang lại hiệu quả và thành công do có sự quan tâm nhà quản lý và đơn vị cấp trên trực tiếp trong việc chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và triển khai những giải pháp kịp thời nếu có những vƣớng mắc khó khăn để đảm bảo việc quản lý tại đơn vị

thực hiện thu đúng chi đúng so với dự toán giao và triển khai đúng quy định của nhà nƣớc và ngành đặc thù.

KBNN Vĩnh Phúc có đƣợc thành công trên là do thực hiện đảm bảo nguồn thu sự nghiệp, chi ngân sách đúng nguyên tắc, dự toán, quy định và gắn với nhiệm vụ chức năng của đơn vị. Đồng thời để nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của đơn vị thì Kho bạc Vĩnh Phúc đã thống nhất triển khai đồng bộ các giải pháp, cụ thể:

Một là, công tác lập dự toán thu chi tài chính

Quá trình lập dự toán thu chi tài chính của đơn vị đã đảm bảo đúng quy trình, xác định rõ chức năng nhiệm vụ từng bộ phận đảm bảo đúng nguyên tắc, định mức chi và quy định của pháp luật.

Thực hiện sử dụng và phân bổ ngân sách đơn vị thực hiện nhanh chóng, gắn liền với các nhiệm vụ trong năm.

Hai là,công tác chấp hành dự toán thu chi tài chính: Quản lý tài chính tại Kho bạc Vĩnh Phúc đã gắn với điều kiện, đặc điểm trên địa bàn khi xác định cơ cấu thu chi và có điều chỉnh yếu tố tác động theo hƣớng chủ động. Về vấn đề phân cấp trong quản lý tài chính đƣợc thực hiện rõ ràng trong xác định nghĩa vụ và quyền hạn.

Ba là, công tác quyết toán thu chi tài chính: Đảm bảo tiến hành đúng quy định, quy trình và biểu mẫu do pháp luật và cơ quan đặc thù “Bộ Tài chính” ban hành. Hàng năm, Kho bạc nhà nƣớc tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện công tác quyết toán theo đúng nguyên tắc từ dƣới lên theo phân quyền, phân cấp và triển khai dựa trên pháp luật.

Đồng thời, công việc này đƣợc tiến hành đảm bảo mục lục NSNN trong thu chi tài chính và các công việc khác theo đúng tiến độ, quy trình và đảm bảo thời gian yêu cầu.

Bốn là, công tác thanh kiểm tra, giám sát chi ngân sách nhà nước: Thực hiện công tác giám sát, kiểm tra trong tất cả các khâu của quá trình quản lý tài

chính và tăng cƣờng việc phối hợp nhuần nhuyễn giữa những bộ phận thuộc KBNN tỉnh Vĩnh Phúc.

KBNN tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện phân công và xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn từng bộ phận trong quy trình quản lý tài chính đồng thời nghiêm cấm, xử lý nghiêm đối với bất kỳ một hành vi vi phạm trong nguyên tắc, định mức và quy định pháp luật và của ngành.

1.4.1.2. Kinh nghiệm quản lý thu chi tài chính tại KBNN Tuyên Quang

Việc quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh Tuyên Quang đƣợc đảm bảo đúng định mức, chế độ ở từng hoạt động chi nhƣ đầu tƣ - xây dựng, giao dự toán, quyết toán tài chính; phần nào đảm bảo cho việc tiến hành đúng dự toán đƣợc giao, chủ động tiết kiệm và không lãng phí, thất thoát nguồn ngân sách nhà nƣớc…

KBNN Tuyên Quang đã có các biện pháp nhất định nhằm hoàn thiện quản lý tài chính gồm:

- Về nội dung lập dự toán thu chi tài chính: Kho bạc Tuyên Quang lập dự toán hàng năm một cách cân đối và bổ sung vào NSNN theo đúng quy định điều chỉnh mức chi, khoản chi hàng năm của pháp luật thông qua hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ. Bồi dƣỡng, đào tạo đối với cán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kế toán tài chính tại đơn vị và đảm bảo cho đội ngũ tiếp cận với chế độ, quy định pháp luật vận dụng vào đơn vị.

- Về nội dung chấp hành dự toán thu chi tài chính: Công việc này đƣợc Lãnh đạo KBNN Tuyên Quang rất quan tâm và chỉ đạo cụ thể trong việc giao nhiệm vụ và gắn liền trách nhiệm của từng đơn vị cấp dƣới, bộ phận thực hiện quy trình quản lý tài chính. Khi có hành vi vi phạm thì xử lý nghiêm minh dựa vào quy định hiện hành.

Thứ ba, nội dung quyết toán thu chi: Nhằm triển khai công tác này đơn vị đã có trách nhiệm đã chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Xử lý, lập báo cáo đúng tiến độ, quy định và thời gian yêu cầu khi có sự biến

động thì đề xuất điều chỉnh quyết toàn phù hợp với quy định nhằm tăng cƣờng trong việc thực hiện chủ động tiết kiệm các nội dung chi.

Thứ tư, nội dung thanh tra, kiểm soát nội dung thu chi tài chính: Kho bạc nhà nƣớc tỉnh Tuyên Quang trƣớc khi trình cấp trên phê duyệt dự toán hay quyết toán thì thực hiện thanh, kiểm tra toàn bộ để đảm bảo nội dung thu, mục chi đúng chế độ, quy định nhà nƣớc và của ngành.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho KBNN Phú Thọ

Thứ nhất, lập dự toán thu chi tài chính:

Hoạt động lập dự toán thu chi tài chính phải đƣợc phòng chuyên môn trực tiếp tham mƣu đối với Lãnh đạo nhằm triển khai tuân thủ đúng dự toán mà Kho bạc Nhà nƣớc cấp tỉnh đƣợc giao theo từng thời gian cụ thể gắn với đặc điểm tình hình, nhiệm vụ của đơn vị. Điều này tác động giúp cho khâu sử dụng, phân bổ, quyết toán ngân sách đảm bảo đúng quy định trong Luật NSNN.

Thứ hai, nội dung chấp hành dự toán thu chi tài chính:

Ban Lãnh đạo KBNN tỉnh Phú Thọ cần chủ động tích cực trong việc hoàn thiện các quy trình quản lý tài chính “lập, phân bổ và quyết toán NSNN” theo đúng quy định và tăng cƣờng sự phối hợp nhịp nhàng giữa những bộ phận và cấp ngân sách dƣới. Chủ động trong việc bồi dƣỡng, đào tạo cho đội ngũ nhân viên triển khai hoạt động này góp phần cho quản lý tài chính sát với thực tế và cân đối đƣợc dự toán nguồn NSNN.

Thứ ba, quyết toán thu chi tài chính:

Nội dung này thì đơn vị là Kho bạc Nhà nƣớc Phú Thọ tuân thủ quy định tại Luật NSNN và các văn bản quy định của pháp luật hiện hành, hạn chế các sai sót khi tiến hành triển khai.

Thứ tư, hoạt động kiểm tra, giám sát thu chi tài chính:

Về nội dung kiểm tra, giám sát: Ban lãnh đạo KBNN tỉnh phải có các chỉ đạo trực tiếp theo hƣớng dẫn cấp trên khi tiến hành hoạt động trên để hạn

chế những sai sót, hạn chế trong quản lý tài chính.

Về nội dung thanh tra, kiểm tra: Trƣớc hết phải thực hiện kiểm tra nội bộ và thực hiện toàn bộ gồm thanh tra, kiểm tra “trƣớc, trong và sau quá trình sử dụng nguồn NSNN” bằng các hình thức kiểm tra thƣờng xuyên theo kế hoạch, đột xuất nhằm kịp thời phát hiện và xử lý những vi phạm pháp luật trong quá trình sử dụng nguồn NSNN.

Hoạt động thanh kiểm tra nội bộ thể hiện trong những đơn vị quản lý tài chính cấp trên tiến hành kiểm tra, kiểm soát đối với cấp dƣới về các nội dung thu, chi tài chính, lập, sử dụng và quyết toán ngân sách cùng danh mục các khoản chi cũng thông qua các báo cáo định kỳ và đột xuất khi có yêu cầu.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI KBNN PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2018 - 2020

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại kho bạc nhà nước phú thọ (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)