Thực trạng quyết toán tài chính

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại kho bạc nhà nước phú thọ (Trang 73 - 75)

6. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.2. Thực trạng quản lý tài chính tại Kho bạc Nhà nƣớc Phú Thọ

2.2.4. Thực trạng quyết toán tài chính

Việc thực hiện quyết toán tài chính khi đƣợc đảm bảo sẽ đƣa ra những thông tin đúng đắn nhằm đánh giá kết quả tiến hành kế hoạch tài chính năm. Làm cơ sở cho việc đƣa ra bài học đối với việc lập và chấp hành dự toán năm sau. Thực hiện quyết toán tạo điều kiện tại chính đơn vị đánh giá thực trạng hoạt động tại đơn vị và điều chỉnh phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế.

Báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm tại Kho bạc nhà nƣớc tỉnh Phú Thọ với mẫu biểu quy định tại “Chế độ kế toán áp dụng cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính theo Thông tƣ số 107/2017/TT- BTC ngày 10/10/2017 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp của Bộ trƣởng Bộ Tài chính”. Sau đó Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh Phú Thọ gửi báo cáo về đơn vị chủ quản cấp trên trƣớc ngày 31/3 năm sau để đơn vị tiến hành thẩm tra và phê duyệt quyết toán dựa trên quy định nhà nƣớc và của ngành.

Đồng thời, KBNN Phú Thọ phải tiến thành đầy đủ các bƣớc trong quy trình quyết toán NSNN cụ thể: “Khóa sổ thu chi ngân sách cuối năm; Lập báo cáo quyết toán; Xét duyệt, thẩm định báo cáo quyết toán”.

Đến ngày 31 tháng 12, Kho bạc nhà nƣớc tỉnh Phú Thọ lập số dƣ tạm ứng cụ thể chính xác, số dƣ dự toán còn lại chƣa chi, số dƣ tài khoản tiền gửi tại đơn vị nhằm đƣa ra biện pháp theo đúng pháp luật. Đảm bảo nguyên tắc “các khoản chi đƣợc bố trí trong dự toán ngân sách năm nào chỉ đƣợc chi trong niên độ ngân sách năm đó”, nên đây sẽ là cơ sở để đơn vị tiến hành sử dụng nguồn ngân sách nhà nƣớc đƣợc duyệt mang lại hiệu quả cao.

65

Bảng 2.6: Tình hình thực hiện quyết toán NSNN của KBNN Phú Thọ qua các năm 2018-2020

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Dự toán đƣợc giao Quyết toán So sánh (%) Dự toán đƣợc giao Quyết toán So sánh (%) Dự toán đƣợc giao Quyết toán So sánh (%)

1 “Chi thƣờng xuyên từ nguồn

NSNN” 19.133 18.943 99,0 19.912 19.874 99,3 20.841 20.702 99,3 2 “Chi thƣờng xuyên từ nguồn

thu sự nghiệp” 25.632 25.503 98,5 27.023 26.997 99,9 27.891 27.891 100 3 “Chi đầu tƣ phát triển, hiện đại

hóa kho bạc” 2.402 2.409 100 4.913 4.516 91,9 5.951 5.536 93,0

Tổng cộng 47.167 46.855 99,4 51.848 51.387 99,1 54.685 54.129 98,9

66

đồng đạt 99%; năm 2019 là 19.874 triệu đồng so với dự toán giao là 19.912 triệu đồng đạt 99,3%, còn năm 2020 là 20.702 triệu đồng so với 20.841 triệu đồng đạt 99,3%. Kết quả trên thấy đƣợc quyết toán đối với khoản chi từ nguồn ngân sách nhà nƣớc sát với dự toán đƣợc giao và đều thấp hơn do nguyên nhân là Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh Phú Thọ đã thực hiện lập dự toán cơ bản sát với thực tế về các nội dung đảm bảo “chế độ chi hỗ trợ chế độ, điều động, luân chuyển biệt phái phụ thuộc vào kế hoạch hàng năm có sự thay đổi, chi đào tạo, bồi dƣỡng CBCC do quy chế hỗ trợ quá thấp, kế hoạch có thực hiện nhƣng tỷ lệ không đạt theo dự toán đƣợc giao”.

Để đảm bảo gia tăng hiệu quả trong quản lý tài chính từ nguồn NSNN KBNN tỉnh Phú Thọ đã chú trọng đến chất lƣợng từng công việc trong quy trình quản lý. Mặc dù vậy, hoạt động quyết toán tại đơn vị mới đang chú trọng đến vấn đề nội dung nhiệm vụ chi có theo dự toán và tuân thủ theo định mức, chế độ quy định của nhà nƣớc và của ngành hay không mà chƣa chú trọng vấn đề hiệu quả công việc thực hiện và phân bổ nguồn NSNN.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại kho bạc nhà nước phú thọ (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)