Phương pháp xác định tổng mức đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện phong thổ tỉnh lai châu (Trang 29)

(2). Phương pháp xác định dự toán

Dự toán công trình được xác định trên cơ sở thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công.

Dự toán công trình (GXDCT) bao gồm: Chi phí xây dựng (GXD); Chi phí thiết bị (GTB); Chi phí quản lý dự án (GQLDA); Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV); Chi phí khác (GK) và chi phí dự phòng (GDP).

Dự toán công trình được xác định theo công thức sau: GXDCT = GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK + GDP

1.2.2.7. Tổ chức nghiệm thu dự án đầu tư xây dựng

Nhà thầu thi công xây dựng phải tự tổ chức nghiệm thu các công việc xây dựng, đặc biệt các công việc, bộ phận bị che khuất, bộ phận công trình, các hạng mục công trình, trước khi yêu cầu chủ đầu tư nghiệm thu. Đối với những công việc xây dựng đã nghiệm thu nhưng chưa thi công ngay thì trước khi thi công xây dựng phải nghiệm thu lại. Đối với công việc, giai đoạn thi công xây dựng sau khi nghiệm thu chuyển nhà thầu khác thực hiện tiếp thì phải được nhà thầu đó xác nhận, nghiệm thu. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng kịp thời sau khi có phiếu yêu cầu nhiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng. Nghiệm thu công trình xây dựng được phân thành:

- Nghiệm thu từng công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng. - Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng. - Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng để đưa vào sử dụng.

Các hạng mục công trình xây dựng hoàn thành và công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào sử dụng sau khi được chủ đầu tư nghiệm thu. Khi chủ đầu tư, nhà thầu là người nước ngoài thì các biên bản nghiệm thu, bản vẽ hoàn công bộ phận công trình và công trình xây dựng được thể hiện bằng tiếng việt và tiếng nước ngoài do chủ đầu tư lựa chọn.

- Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng

- Hồ sơ bản vẽ thi công được chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi thiết kế đã được chấp thuận.

- Quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng

- Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng

- Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình xây dựng.

- Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của chủ đầu tư và các văn bản khác có liên quan đến đối tượng nghiệm thu.

- Biên bản nghiệm thu nội bộ công việc xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng.

Về nội dung và trình tự nghiệm thu:

- Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường, công việc xây dựng, thiết bị lắp đặt tĩnh tại hiện trường.

- Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường mà nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện để xác định chất lượng và khối lượng của vật liệu, cấu kiện xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình.

- Đánh giá sự phù hợp của công việc xâydựng và việc lắp đặt thiết bị so với thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng và tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật.

- Nghiệm thu cho phép thực hiện công việc tiếp theo. Kết quả nghiệm thu phần xây dựng được lập thành biên bản theo mẫu quy định. Những người trực tiếp nghiệm thu phải ký tên và ghi rõ họ tên trong biên bản nghiệm thu.

Về thành phần trực tiếp nghiệm thu:

- Người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu. - Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình.

Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự kiểm tra công tác nghiệm thu công việc của tổng thầu đối với nhà thầu phụ.

Đối với trường hợp cong việc không được nghiệm thu do lỗi của nhà thầu thi công xây dựng thì nhà thầu phải khắc phục hậu quả và chịu mọi chi phí kể cả chi phí kiểm định phúc tra. Trường hợp công việc không được nghiệm thu do lỗi của chủ đầu tư thì chủ đầu tư phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả đền bù phí tổn cho nhà thầu thi công xây dựng công trình.

1.3. Sự cần thiết của QLNN đối vớicác dự án đầu tư xây dựng cơ bản

Đầu tư xây dựng cơ bản có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của bất cứ ngành kinh tế nào, tạo ra cơ sở hạ tầng, những nền móng vững chắc cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Hình thành các công trình mới với thiết bị công nghệ hiện đại, không những đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước mà còn đóng vai trò quan trọng trên mọi mặt kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng.

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, quản lý hiệu quả các dự án đầu tư xây dựng cơ bản là rất quan trọng nhằm tránh gây ra lãng phí thất thoát những nguồn lực vốn đã rất hạn hẹp. Do đó, việc tăng cường quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản là hoàn toàn cấp thiết.

Thứ nhất, do yêu cầu đòi hỏi phải đảm bảo tính hiệu quả kinh tế xã hội đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Nhà nước với tư cách là một tổ chức quyền lực, thực hiện điều tiết và điều chỉnh đối với mọi hoạt động xã hội, nhằm mục tiêu phát huy và khai thác triệt để những tiềm năng của đất nước để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Quá trình đó được thực hiện chủ yếu bằng pháp luật và các chính sách để quản lý và điều tiết các hoạt động, trong đó có các hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản.

Quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng mục tiêu vào quá trình đầu tư từ công tác chuẩn bị đầu tư -thực hiện đầu tư - vận hành kết quả đầu tư và các yếu tố đầu tư, bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp kinh tế xã hội và các biện pháp khác nhằm đạt được kết quả, hiệu quả đầu tư và hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất, trong điều kiện cụ thể xác định và trên cơ sở vận dụng sáng tạo những quy luật khách quan vào trong lĩnh vực đầu tư.

Quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trong những năm gần đây có những tiến bộ nhất định, bước đầu phát huy hiệu quả trong việc phát hiện những yếu kém, tiêu cực trong quản lý, góp phần từng bước hạn chế và khắc phục những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản nói chung còn tồn tại nhiều vấn đề bức xúc như: quy hoạch, kế hoạch đầu tư chưa đồng bộ, chất lượng chưa cao, quy hoạch, kế hoạch theo ngành chưa gắn chặt với từng vùng, địa phương, một số quyết định chủ trương đầu tư thiếu chính xác, quản lý đầu tư còn lỏng lẻo từ khâu lập, thẩm định đến thực hiện đầu tư, thanh quyết toán và đưa côngtrình vào khai thác sử dụng, nợ tồn đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản còn ở mức cao. Vì vậy, để đảm bảo tính hiệu quả trong đầu tư xây dựng cơ bản đòi hỏi phải tăng cường vai trò của nhà nước.

Thứ hai, do yêu cầu đòi hỏi của việc tránh thất thoát đối với các dự án đầu tư

xây dựng cơ bản. Trong những năm trước, vốn đầu tư của nhà nước liên tục gia tăng và chiếm tỷ lệ quan trọng trong GDP, qua đó đã tạo nên sự chuyển biến quan trọng về cơ sở vật chất kỹ thuật, thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng lực sản xuất, cải thiện văn minh đô thị, đóng góp quyêt định vào phát triển kinh tế xã hội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…Tuy nhiên, việc quản lý và triển khai thực hiện các dự án trong những năm qua còn nhiều hạn chế và yếu kém, dẫn đến thất thoát, lãng phí vốn đầu tư, hiệu quả đầu tư kém, làm giảm chất lượng tăng trưởng kinh tế. Thất thoát, lãng phí là có thực và nó xẩy ra ở tất cả các khâu, giai đoạn của quá trình đầu tư, đến khâu nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng và quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình.

Để sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn vốn, nguồn tài nguyên thiên nhiên, đất đai, lao động và các tiềm năng khác, bảo vệ môi trường sinh thái, chống tham ô lãng phí trong sử dụng vốn đầu tư và khai thác kết quả đầu tư. Ngăn ngừa các ảnh hưởng tiêu cực do việc sử dụng đầu vào của các chủ dự án không đứng trên lợi ích toàn diện, lâu dài của đất nước. Kiểm tra, kiểm soát ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực trong việc sử dụng vốn nhằm tránh thất thoát, lãng phí ngân sách. Do đó, việc tăng cường quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản là hoàn

toàn cấp thiết, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đầu tư và chống thất thoát, lãng phí là tất yếu khách quan.

Thứ ba, Do hiện trạng quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng cơ bản

còn nhiều bất cập. Nhiều dự án đầu tư chưa đảm bảo cho quá trình đầu tư, xây dựng công trình đúng kế hoạch và thiết kế được duyệt, đảm bảo bền vững và mỹ quan, đảm bảo chất lượng và thời hạn xây dựng với chi phí thấp. Bên cạnh đó, đầu tư sai là vấn đề nhức nhối làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả đầu tư, nhiều dự án xây dựng chưa thực sự phải cần thiết đầu tư, chưa đến thời điểm đầu tư hoặc không nhất thiết phải hỗ trợ vốn nhà nước đã gây ra lãng phí không nhỏ. Quy mô, địa điểm của nhiều dự án đầu tư xây dựng cơ bản không đúng dẫn đến tình trạng phải liên tục bổ sung vốn, đầu tư xong thiếu nhiều nguyên liệu để sản xuất, đầu tư xong không có nơi tiêu thụ sản phẩm. Đây là sản phẩm của tư duy quan liêu bao cấp nặng nề, quyết định đầu tư duy ý chí, làm kinh tế theo kiểu phong trào.

Việc thực thi đầu tư xây dựng cơ bản còn nhiều vấn đề chưa chấp hành đúng quy định về quản lý dự án đầu tư, quá trình đầu tư dàn trải vẫn diễn ra, gây nợ đọng trong xây dựng cơ bản, chính sách của nhà nước còn nhiều bất cập, quy hoạch còn chống chéo, năng lực của chủ đầu tư, đơn vị tư vấn còn hạn chế. Do đó, cần tăng cường quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng, hỗ trợ các Ban quản lý dự án thực hiện đúng vai trò chức năng nhiệm vụ của người đại diện sở hữu nhà nước trong các dự án.

1.4. Các nguyên tắc, hình thức QLNN đối vớicác dự án đầu tư xây dựng cơ bản

1.4.1. Các nguyên tắc quản lý nhà nước đối vớicác dự án đầu tư xây dựng

Các nguyên tắc quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng là các quan điểm chỉ đạo, các quy định, yêu cầu mà các cơ quan quản lý nhà nước phải tuân thủ trong quá trình quản lý dự án đầu tư xây dựng. Các nguyên tắc quản lý do nhà nước quy định thực hiện nhưng không phải do ý muốn chủ quan mà phải dựa trên các yêu cầu khách quan của các quy luật chi phối quá trình đầu tư xây dựng. Các nguyên tắc quản lý của nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng. Đồng thời các nguyên tắc này phải phù hợp với các mục tiêu, chức năng của quản lý nhà

nước, phải đảm bảo tính hệ thống, tính nhất quán, tính kịp thời và phải được bảo đảm bằng pháp luật. Ngoài ra, các nguyên tắc này phải đảm bảo an ninh, an toàn xã hội và an toàn môi trường. phù hợp với các quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan.

a- Nguyên tắc tập trung dân chủ

Nguyên tắc tập trung dân chủ là sự kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa hai mặt của “tập trung” và “dân chủ” trong mối quan hệ hữu cơ biện chứng không phải chỉ là tập trung hoặc chỉ là dân chủ. Trong mối quan hệ này “Dân chủ” là điều kiện, là tiền đề của tập trung, “tập trung” là điều kiện bảo đảm cho dân chủ được thực hiện. Nguyên tắc tập trung dân chủ được đặt ra xuất phát từ lý do sau đây: hoạt động đầu tư xây dựng là của chủ thể đầu tư, đồng thời, trong một chừng mực nhất định, hoạt động dầu tư xây dựng có ảnh hưởng rõ rệt tới lợi ích nhà nước, lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, do đó Nhà nước cũng phải có quyền (đó là tập trung).

Hướng vận dụng nguyên tắc: Bảo đảm cho Nhà nước và công dân, cho cấp trên và cấp dưới, tập thể và các thành viên tập thể đều có quyền nhất định, không thể chỉ có Nhà nước hoặc chỉ có công dân, chỉ có cấp trên hoặc chỉ có cấp dưới có quyền. Nghĩa là vừa phải có tập trung, vừa phải có dân chủ. Quyền của mỗi chủ thể (Nhà nước và công dân, cấp trên và cấp dưới) được xác lập một cách có căn cứ khoa học và thực tiễn. Phải xuất phát từ yêu cầu và khả năng làm chủ của mỗi chủ thể. Trong mỗi cấp của hệ thống quản lý nhà nước phải bảo đảm vừa có cơ quan thẩm quyền chung, vừa có cơ quan thẩm quyền riêng. Mỗi cơ quan phải có thẩm quyền rõ rệt, phạm vi thẩm quyền riêng phải trong khuôn khổ thẩm quyền chung.

b- Nguyên tắc kết hợp giữa quản lý theo ngành và theo lãnh thổ Quản lý Nhà nước theo ngành xây dựng

Quản lý nhà nước theo ngành xây dựng là việc quản lý về mặt kỹ thuật, về nghiệp vụ chuyên môn của Bộ, ngành ở trung ương đối với tất cả các đơn vị đầu tư xây dựng thuộc ngành xây dựng trong phạm vi cả nước. Quản lý nhà nước theo ngành bao gồm các nội dung sau đây:

-Xây dựng và triển khai thực hiện pháp luật, chủ trương chính sách phát triển xây dựng trong nền kinh tế.

- Xây dựng và triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế họach và các dự án đầu tư xây dựng trong toàn ngành.

- Xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách, biện pháp phát triển nguồn nhân lực, nguồn vốn, nguồn nguyên liệu và KHCN cho toàn ngành xây dựng.

- Xây dựng và triển khai thực hiện các quan hệ tài chính giữa các đơn vị đầu tư xây dựng với Ngân sách nhà nước.

-Thống nhất trong toàn ngành và liên ngành về việc tiêu chuẩn hóa quy cách, tiêu chuẩn kỹ thuật. Hình thành tiêu chuẩn quốc gia về quy chuẩn chung.

- Thực hiện chính sách, biện pháp phát triển và mở rộng dự án đầu tư xây dựng cho toàn ngành và thực hiện sự bảo hộ sản xuất của ngành nội địa trong những trường hợp cần thiết.

- Áp dụng các hình thức tổ chức sản xuất khoa học và hợp lý tại các đơn vị sản xuất kinh doanh trong cùng ngành.

- Thanh tra và kiểm tra hoạt động đầu tư xây dựng của các đơn vị thấu xây dựng trong ngành. Định hướng đầu tư xây dựng lực lượng của ngành, chống sự mất cân đối trong cơ cấu ngành và vị trí của ngành trong cơ cấu chung của nền kinh tế quốc dân.

- Thực hiện các chính sách, các biện pháp hỗ trợ cho toàn ngành xây dựng, hỗ trợ vốn, thủ tục và máy móc thiết bị. Thống nhất hoá, tiêu chuẩn hóa quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng công trình, dự án đầu tư xây dựng, hình thành hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng công trình để cơ quan có thẩm quyền nghiệm thu và đưa vào sử dụng. Thực hiện các biện pháp, các chính sách quốc gia trong việc phát triển nguồn nhân lực, nguồn nguyên liệu, nguồn trí tuệ khoa học và công nghệ chung cho toàn ngành.

- Tham gia xây dựng các dự án Luật, pháp lệnh, pháp quy, thể chế kinh tế theo chuyên môn của mình để cùng các cơ quan chức năng chuyên môn khác hình thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện phong thổ tỉnh lai châu (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)