Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng côngtrình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện phong thổ tỉnh lai châu (Trang 119 - 121)

5. Bố cục của luận văn

4.3.6. Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng côngtrình

Cùng với sự phát triển không ngừng về cơ sở hạ tầng và nền kinh tế xã hội trên địa bàn huyện, cơ chế quản lý xây dựng cơ bản cũng được đổi mới kịp thời với yêu cầu, do đó xét về mức độ tổng thể của chất lượng dịch vụ và chất lượng công trình không ngừng được nâng cao. Công tác quản lý chất lượng ngày càng được coi trọng.

Trách nhiệm toàn diện đối với công tác quản lý chất lượng thuộc về các CĐT và cơ chế này phải được đảm bảo bằng chế tài thực hiện, trong đó chú ý giám sát nhà thầu thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình. Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng công trình, không chỉ các CĐT và nhà thầu mà cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ của các chủ thể tham gia, đặc biệt là nhà thầu và các CĐT, đây là các chủ thể trực tiếp thực hiện dự án. CĐT bắt buộc phải thực hiện việc thông qua kế hoạch, tiến độ, điều kiện đảm bảo thực hiện hợp đồng của nhà thầu trước khi triển

khai thi công xây lắp, trong đó chú ý biện pháp thi công và tiến độ cung ứng thiết bị máy móc.

CĐT có trách nhiệm giám sát nhà thầu thực hiện đầy đủ kế hoạch thi công đã được thông qua để thi công đúng tiến độ đã ký kết trong hợp đồng. Trường hợp phát hiện có gian lận so với cam kết sẽ phải bồi thường và chịu phạt theo hợp đồng.

Nhà thầu phải nghiêm túc thực hiện việc tự giám sát, tự nghiệm thu chất lượng trước khi báo CĐT thực hiện nghiệm thu (nghiệm thu sơ bộ) phần việc nghiệm thu hoàn thành. CĐT chỉ tiến hành nghiệm thu khi đã có thủ tục tự nghiệm thu của nhà thầu.

Đổi mới cơ chế quản lý chất lượng công trình theo hướng gắn chặt trách nhiệm của người tư vấn giám sát thi công. Xác lập rõ mối quan hệ CĐT và tư vấn giám sát (người giám sát) theo cơ chế hợp đồng đảm bảo tính chất độc lập hoạt động trong công tác giám sát. Người giám sát phải được hưởng phụ cấp trách nhiệm cao. Tiêu chuẩn hoá cán bộ giám sát về trình độ, phẩm chất đạo đức, và người giám sát phải có khoản tiền ký cược đảm bảo trách nhiệm.

Quán triệt và thực hiện nghiêm công tác quản lý chất lượng theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ (nay được thay thế bằng Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 25/04/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng). Trong trường hợp các thủ tục không đảm bảo theo quy định thì kiên quyết không cho ứng vốn cũng như quyết toán vốn.

Đối với những công trình mà CĐT thuê tư vấn, ngoài việc ký kết hợp đồng với những điều khoản cụ thể, rõ ràng, CĐT cần phải có sự kiểm tra hiện trường một cách thường xuyên, liên tục để sớm phát hiện những sai sót, cũng như những yếu tố mới nảy sinh trong quá trình thi công để đề ra biện pháp xử lý kịp thời mang lại hiệu quả cao. Mặt khác, với sự bám sát hiện trường một cách thường xuyên sẽ làm cho công tác xây dựng được thực hiện theo đúng trình tự, đúng quy trình, quy phạm, hạn chế việc thoả thuận về giá, nghiệm thu khống khối lượng giữa người giám sát và nhà thầu cũng như cắt bớt những công đoạn thi công ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng.

Với nhu cầu đầu tư xây dựng công trình ngày một gia tăng, để nâng cao chất lượng công tác quản lý chất lượng công trình, cần thiết phải thực hiện một số công việc sau:

- Cơ quan quản lý ngành (Tà̀i chính - Kế hoạch, Công thương) cử cán bộ có chuyên môn tham gia giám sát hiện trường cùng với CĐT, nhà thầu và tư vấn giám sát. Cán bộ tham gia giám sát phải là người có phẩm chất đạo đức và tâm huyết nghề nghiệp tốt, có kinh nghiệm quản lý hiện trường và có chứng chỉ hành nghề theo quy định.

- Trang bị máy móc kỹ thuật hiện đại để hỗ trợ cho con người trong việc kiểm tra giám sát chất lượng công trình.

- Có chế độ đãi ngộ thích đáng với trách nhiệm được giao để họ yên tâm thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ của mình.

- Xây kế hoạch kiểm tra hàng tuần, hàng quý của cơ quan quản lý cấp trên và tổ chức những cuộc họp công trường để nhận được những ý kiến đóng góp từ công nhân và những người người lao động trực tiếp để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Hàng ngày, cán bộ giám sát có trách nhiệm báo cáo với trưởng ban QLDA về tiến độ và tình hình triển khai công việc, trong đó có những nhận xét sơ bộ về việc áp dụng các quy trình, quy phạm trong quá trình tổ chức thực hiện, đồng thời lên kế hoạch của những công việc sắp triển khai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện phong thổ tỉnh lai châu (Trang 119 - 121)