Dân số và lao động huyện Phong thổ giai đoạn 2012-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện phong thổ tỉnh lai châu (Trang 69)

Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 2015

1.Tổng số nhân khẩu Người 71.315 72.294 74.485 76.028 Nhân khẩu NN Người 60.640 61.570 63.640 65.280 Nhân khẩu phi NN Người 10.675 11.354 10.845 10.748

2.Tổng số hộ Hộ 14.356 14.513 14.823 15.593

Hộ phi NN Hộ 2.060 2.130 2.200 2.310 3.Tổng số lao động Người 12.334 42.400 42.643 42.994

Lao động NN Người 35.926 35.985 36.073 36.274

Lao động phi NN Người 6.408 6.415 6.750 6.720

4.Lao động NN BQ/hộ Người/hộ 2,9 2,9 2,85 2,7

5.BQ nhân khẩu NN/hộ Người/hộ 4,9 5 5 4,9

(Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Phong thổ)

Dân số huyện sinh sống chủ yếu ở những vùng nông thôn, và có thói quen canh tác sản xuất nông nghiệp4. Tỷ trọng dân số nông thôn năm 2015 đạt 93,68%, và có xu hướng tăng từ năm 2006 (năm 2006, đạt 91,38%). Tỷ trọng dân thành thị thấp phản ánh phần nào sự kém phát triển của các khu thị trấn, thị tứ, khu dân cư tập trung của Phong Thổ.

Thu nhập bình quân đầu người của Phong Thổ thấp, tốc độ gia tăng không cao, năm 2015 đạt 14,5 triệu đồng/người/năm4, là rào cản cho việc tích lũy, đầu tư sản xuất của người dân trên địa bàn.

Về nguồn nhân lực

Năm 2015, lực lượng lao động toàn huyện đạt 42.994 người, trong đó lao động nông nghiệp 36.274 người, phi nông nghiệp 6.720 người. Số người có khả năng lao động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số người trong độ tuổi lao động, bình quân đạt 97,68%. Bên cạnh đó, vẫn có một số lượng ít (chiếm tỷ trọng nhỏ 2,32%) những người ngoài độ tuổi lao động nhưng phải tham gia sản xuất. Vì những khó khăn khách quan nên một số trẻ em/người già đã trở thành lao động chính trong gia đình. Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động/tổng dân số của Phong Thổ đạt thấp so với mức bình quân chung của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, chỉ đạt khoảng 55%-57%, trong khi mức bình quân chung của vùng đạt trên 63% năm 2013.

Theo đánh giá ở trên, huyện Phong Thổ có nguồn lao động tương đối dồi dào, đáp ứng cho việc phát triển các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện. Lao động trong khu vực công nghiệp- xây dựng và dịch vụ chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, tập trung chủ yếu ở các nhóm ngành: công nghiệp chế biến (1,34%), thương nghiệp (2,81%), giáo dục, đào tạo (4,13%), y tế và hoạt động cứu trợ (1,45%).

Bảng 3.1: Cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế

Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 2015

Tổng Người 41.598 41.840 42.133 42.994

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản % 87,95 87,62 87,23 87,18

Công nghiệp % 1,75 1,7 1,77 2,30

Trong đó: - Công nghiệp khai thác mỏ % 0,31 0,27 0,28 0,28 - Công nghiệp chế biến % 1,31 1,30 1,34 1,45 - Sản xuất phân phối điện khí đốt % 0,13 0,14 0,14 0,14

Xây dựng % 0,72 0,73 0,77 1,50

Dịch vụ % 2,82 3,14 3,64 5,35

Trong đó: - Thương nghiệp % 2,20 2,43 2,81 2,81 - Khách sạn, nhà hàng % 0,31 0,37 0,45 0,45 - Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc % 0,22 0,25 0,28 0,28 - Tài chính, tín dụng % 0,08 0,10 0,10 0,10 Khoa học và công nghệ % 0,01 0,01 0,01 0,01 Giáo dục và đào tạo % 4,38 4,39 4,13 4,13 Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội % 1,44 1,45 1,45 1,45 Hoạt động văn hóa, thể thao % 0,11 0,11 0,11 0,11 Quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng % 0,27 0,29 0,32 0,32

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Thổ)

Đánh giá chung, chất lượng và trình độ nguồn nhân lực còn hạn chế. Số lượng lao động được học nghề, chuyên môn, nghiệp vụ có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây, nhưng mức tăng không đáng kể. Trong năm 2014, tỷ lệ người lao động được học chuyên môn, nghiệp vụ, học nghề chỉ đạt 1,93% so với tổng số lao động, thấp hơn rất nhiều so với mức chung của tỉnh Lai Châu4. Nguyên nhân chủ yếu do điều kiện đi lại khó khăn; trình độ văn hóa, phong tục tập quán, nhận thức của người dân với công tác dạy nghề và học nghề còn hạn chế. Rõ ràng, sự hạn chế về trình độ, chuyên môn ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống của chính người lao động do họ không thể tham gia vào những vị trí công việc có giá trị gia tăng cao.

4 Năm 2014, tỷ lệ lao động qua đào tạo, tập huấn của tỉnh Lai Châu là 38% (Theo báo cáo Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH, đảm bảo Quốc phòng - An ninh năm 2014, kế hoạch năm 2015 được ban hành

3.1.3. Tình hình đầu tư trên địa bàn huyện Phong thổ tỉnh Lai Châu

Bộ máy tổ chức thực hiện quản lý đầu tư và xây dựng: - UBND huyện làm chủ đầu tư.

- Ban quản lý dự án huyện là đơn vị quản lý điều hành dự án.

- Phòng Tài chính - kế hoạch huyện là cơ quan đầu mối thẩm định dự án. Trong những năm qua (2012 - 2015) công tác quản lý đầu tư xây dựng và các công trình trên địa bàn huyện Phong thổ do UBND huyện và UBND các xã, thị trấn làm CĐT đã có nhiều cố gắng, nhìn chung đã thực hiện tốt các quy định của pháp luật. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật được xây dựng, phát triển, góp phần tích cực cho sự phát triển KT-XH của huyện, nâng cao năng lực sản xuất và đời sống của nhân dân.

Tổng vốn đầu tư trên địa bàn huyện giai đoạn 2012-2015 là 348.486 triệu đồng tương ứng 237 dự án. Năm 2012 vốn đầu tư phân bổ là 86.358 triệu đồng với 59 dự án, chiếm 24,7% vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn. Đến năm 2013 có số dự án là 64 tương ứng với 92.094 triệu đồng tăng được 5 dự án và tăng 5.736 triệu đồng so với năm trước nhưng đến năm 2014 số dự án và nguồn vốn phân bổ đều giảm chỉ còn 62 dự án với 87.675 triệu đồng. Năm 2015 thấp nhất với 52 dự án và 82.359 triệu đồng nguồn vốn đầu tư. Vậy có thể thấy rằng, nguồn vốn đầu tư có xu hướng giảm vào 02 năm cuối. Để thu hút nguồn vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện, các cấp lãnh đạo cần quan tâm nhiều hơn đến hiệu quả đầu tư.

* Nguồn vốn theo đơn vị chủ đầu tư

Bảng 3.3: Nguồn vốn đầu tư theo phân cấp đơn vị Chủ đầu tư

ĐVT: Triệu đồng

Đơn vị CĐT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 DA Vốn DA Vốn DA Vốn DA Vốn

UBND huyện 40 77.157,0 41 82.094 43 80.675 31 74.359 UBND các xã, thị trấn 19 9.200,0 23 10.000 19 7.000 21 8.000

Cộng 59 86.358 64 92.094 62 87.675 52 82.359

Nguồn vốn đầu tư chủ yếu do UBND huyện làm chủ đầu tư chiếm chủ yếu, năm 2013 có số vốn đầu tư cao nhất là 82.094 triệu đồng với 41 dự án chiếm 89,14% tổng số vốn đầu tư trong năm. Việc quản lý và sử dụng nguồn vốn trên địa bàn huyện được quản lý chặt chẽ, nhằm giải quyết những vấn đề phát triển dài hạn cũng như ngắn hạn theo định hướng của phát triển kinh tế xã hội…Trong những năm qua tốc độ và quy mô của vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước trong tổng vốn đầu tư xã hội có xu hướng tăng giảm chưa thật ổn định nên cần chú trọng đáp ứng các nhu cầu về đầu tư trên địa bàn.

Hình 3.2. Nguồ̀n vốn đầu tư theo phân cấp đơn vị Chủ đầu tư

* Nguồn vốn theo lĩnh vực đầu tư

Trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư theo lĩnh vực đầu tư thì có thể thấy lĩnh vực giao thông và giao thông nông thôn. Cụ thể, năm 2012 nguồn vốn đầu tư phát triển giao thông nông thôn là 23.830,0 triệu đồng chiếm tương đương 28% trong tổng vốn đầu tư trong năm, sau đó là đầu tư giao thông nói chung là 20.000,0 triệu đồng chiếm 23%. Sang đến năm 2013 số nguồn vốn đầu tư cho giao thông nông thôn giảm so với năm trước chỉ chiếm 15% trong tổng vốn đầu tư trong năm nhưng lĩnh vực giao thông được đầu tư cao so với năm trước là 25.000 triệu đồng với 27%. Năm 2015 số nguồn vốn đầu tư cho giao thông và giao thông nông thôn vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất. Duy

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000 2012 2013 2014 2015 UBND huyện UBND xã, thị trấn

nhất riêng năm 2014, số vốn đầu tư cho kĩnh vực nông nghiệp thủy lợi được đầu tư cao nhất với 25.828 triệu đồng với 29%.

Bảng 3.4: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư theo lĩnh vực đầu tư ĐVT: Triệu đồng ĐVT: Triệu đồng TT Lĩnh vực đầu tư Năm 2012 2013 2014 2015 cấu Vốn cấu Vốn cấu Vốn cấu Vốn 1 Hạ tầng công cộng 5% 4.449,0 3% 2.831 3% 2.900 1% 1.200 2 Giao thông 23% 20.000,0 27% 25.000 12% 10.674 25% 21.000 3 Giao thông nông thôn 28% 23.830,0 15% 13.996 26% 17.415 23% 18.742 4 Giao thông nội đồng - - - - 5 Nông nghiệp - thủy lợi 16% 14.048,0 19% 17.887 29% 25.828 21% 17.515 6 Giáo dục 13% 11.119,0 21% 19.080 13% 11.283 16% 12.980 7 Quản lý nhà nước 8% 7.000,0 5% 4.415 6% 4.900 6% 4.800 8 Văn hóa 2% 1.800,0 2% 1.500 - - - - 9 Thương mại - Dịch vụ - - 3% 3.000 6% 4.900 3% 2.200 10 Chuẩn bị đầu tư 5% 4.112,0 5% 4.393 5% 4.175 5% 3.922 Cộng 100% 86.358 100% 93.356 100% 87.675 100% 82.359

Các lĩnh vực đầu tư như vậy hoàn toàn hợp lý với đặc điểm của huyện Phong thổ là một huyện miền núi, nằm ở vị trí xa các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Hải phòng,... Địa hình chủ yếu là đồi núi, độ dốc lớn, khó khăn trong việc phát triển sản xuất hàng hóa tập trung trong khi hệ thống giao thông đi lại khó khăn là hạn chế của huyện trong việc phát triển KTXH.

3.2.Thực trạng quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu.

3.3.1. Công tác quy hoạch chuẩn bị giải phóng mặt bằng

Giải phóng mặt bằng (GPMB) là điều kiện bắt buộc để triển khai thi công các hạng mục, gói thầu dự án. Vai trò công tác chuẩn bị mặt bằng được thể hiện qua một số yếu tố sau:

Tiến độ xây dựng và hoàn thành dự án phụ thuộc chặt chẽ vào tiến độ công tác GPMB. Chi phí GPMB chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng dự toán, đặc biệt là các dự án đi qua khu dân cư khu vực trung tâm. Do đó quản lý, sử dụng tiết kiệm chi phí GPMB thông qua việc triển khai công tác GPMB nhanh chóng, hiệu quả góp phần sử dụng có hiệu quả vốn của dự án. Đồng thời đẩy nhanh tiến độ đưa công trình vào khai thác sử dụng để thu hồi vốn tăng hiệu quả của dự án đầu tư.

UBND huyện Phong Thổ xác định công tác bồi thường GPMB là nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành, các phòng ban, đoàn thể và UBND các xã, thị trấn có liên quan tuyên truyền, vận động cho các hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi, tự nguyện nhận tiền bồi thường, bàn giao mặt bằng cho các dự án. Công tác bồi thường GPMB trên địa bàn huyện thời gian qua có chuyển biến rõ rệt. Các vướng mắc trong một số dự án đã được giải quyết. Một số dự án do huyện làm chủ đầu tư cơ bản hoàn thành đền bù GPMB đang được tiếp tục kiểm đếm và thực hiện quy trình bồ̀i thường theo quy định.

Nội dung công tác GPMB đối với các dự án mà Huyện Phòng Thổ là chủ đầu tư: -Tổ chức di chuyển các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất, công trình nhà, vật kiến trúc và cây cối hoa màu trên đất nằm trong chỉ giới GPMB của dự án.

-Tổ chức di chuyển hệ thống các công trình ngầm nổi, các công trình công ích như hệ thống đường điện, hệ thống thông tin, hệ thống đường dẫn nước…

-Lập hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất gửi UBND Thành phố và Sở Tài nguyên Môi trường.

-Quyết định giao đất, xác nhận chỉ giới và cắm mốc GPMB.

-UBND quận, huyện ra quyết định thành lập hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quận và tổ công tác GPMB trên địa bàn tường phường có dự án đi qua.

-Họp dân, công bố công khai các văn bản pháp lý liên quan đến chính sách bồi thường, hỗ trợ và định cư khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Hướng dẫn các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kê khai.

-Tổ chức đo đạc lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất, tổ chức điều tra hiện trạng đất, tài sản gắn liền với đất.

-Lập dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, công bố công khai dự thảo phương án và lấy ý kiến đóng góp người dân trên cơ sở hồ sơ đã khảo sát và xác nhận của các đơn vị quản lý địa phương.

-Tổng hợp ý kiến đóng góp, họp thẩm định và ra quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

-Chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và bàn giao đất, nhà tái định cư -Tiếp nhận bàn giao mặt bằng và bàn giao cho đơn vị thi công

-Giải quyết khiếu nại và chuẩn bị các thủ tục cưỡng chế thu hồi đất đối với các tổ chức, hộ gia đình chống đối (nếu có).

Với vai trò của chủ đầu tư trong công tác GPMB, huyện Phong Thổ đã chủ động cử cán bộ liên hệ với UBND các xã phường có dự án đi qua để triển khai công việc như xây dựng tiến độ GPMB, lập danh sách các hộ dân có đất bị thu hồi, xây dựng dự toán chi phí GPMB, đề nghị bên địa chính đo đạc lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất, tổ chức đo hiện trạng các họ dân, lập phương án bồi thường hỗ trợ trình UBND các xã phường phê duyệt, chi trả tiền bồi thường và tiếp nhận mặt bằng bàn giao.

Bảng 3.5. Khối lượng và tiến độ công tác GPMB mà huyện Phong Thổ đang triển khai

stt Tên dự án Diện tích chiếm đất Số hộ phải di chuyển

Tiến độ thực hiện công tác GPMB đến ngày 1/12/2015 Diện tích đất đã GPMB Số tiền BT, HT

1 Thủy lợi Nậm Xe xã Nậm Xe huyện Phong Thổ 10 ha 2 hộ đất ở 330 hộ đất NN 10 ha 12,482 tỷ 2 Đường GTNT thị trấn Phong Thổ - TT xã Huổi Luông 17 ha 297 hộ đất NN 17 ha 6 tỷ 3 Kè chống sạt lở Suối Nậm So khu vực Mường So 1,7 ha 34 hộ đất NN 1,7 ha 0,86 tỷ

(Nguồn: Báo cáo kết quả đầu tư XDCB của UBND huyện Phong Thổ)

Với sự cố gắng, nỗ lực của tập thể lãnh đạo huyện, công tác GPMB đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ trong giai đoạn 2012-2015. Hoàn thành xong cơ bản công tác GPMB của một sô dự án, góp phần đẩy nhanh tiến độ dự án đầu tư nói chung trên địa bàn huyện, tác động rất lớn đến phát triển KTXH trên địa bàn huyện. Điển hình, đến 12/2015 có công trình Thủy lợi Nậm Xe xã Nậm Xe huyện Phong Thổ đã hoàn thành xong công tác GPMB là 10ha theo đúng tiến độ, di chuyển 2 hộ đất ở 330 hộ đất nông nghiệp, giải quyết nhanh chóng công tác đền bù với số tiền là 12,482 tỷ, đảm bảo cho số hộ di chuyển nhanh chóng ổn định cuộc sống và phát triển trồng trọt chăn nuôi, phát triển kinh tế. Bên cạnh đó dự án đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn tại thị trấn Phong Thổ - TT xã Huổi Luông cũng hoàn thành xong diện tích GPMB và di chuyển nhanh chóng 297 hộ đất nông nghiệp…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác GPMB còn những tồn tại cần phải khắc phục. Tiến độ GPMB chậm so với kế hoạch đề ra, cụ thể:

Bảng 3.6. Tiến độ GPMB ở một số dự án trên địa bàn huyện

stt Tên dự án Kế hoạch Thực hiện đến nay Ghi chú

1 Cầu dân sinh tại

xã Bản lang QuýI/2012

Cơ bản hoàn thành quýII/2013

Chậm hơn 1 năm 2 Đường giao thông

tại Malypho QuýIII/2013

Cơ bản hoàn thành quýII/2014 Chậm gần 1 năm 3 Kè bờ suối tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện phong thổ tỉnh lai châu (Trang 69)