5. Bố cục của luận văn
1.5.2. Tính chặt chẽ, khoa học, đồng bộ các văn bản pháp quy
Thực tế hiện nay có thể cho thấy tính chặt chẽ, khoa học, và đồng bộ các văn bản pháp quy của nhà nước là một nhân tố quan trọng trong quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng nói riêng là vấn đề thực sự quan trọng, làm nền tảng cho việc thực thi cũng như quyền lợi và trách nhiệm của các chủ thể.
Hệ thống các chính sách pháp luật về đầu tư xây dựng nói chung và dự án đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng phải được thể chế hóa. Các văn bản quy phạm pháp luật tạo ra hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Hệ thống các chính sách pháp luật có ảnh hưởng sâu rộng và trực tiếp đến hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản và do vậy có ảnh hưởng to lớn đến hiệu quả của hoạt động đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Hệ thống các chính sách pháp luật vừa thiếu vừa yếu sẽ dẫn đến tình trạng có nhiều kẽ hở tạo điều kiện cho tiêu cực, tham nhũng thất thoát, lãng phí trong dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Hệ thống pháp luật đầy đủ nhưng không sát thực, chồng chéo, nhiều thủ tục phiền hà cũng làm nản lòng các nhà đầu tư và do vậy gián tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản.
Các văn bản quy phạm pháp luật nói chung và các văn bản quy phạm pháp luật đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản được xây dựng nhằm điều chỉnh các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Do vậy, các chính sách pháp luật cũng phải được bổ sung sửa đổi khi mà bản thân nó không còn đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới đã thay đổi. Để có thể quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản được tốt nhà nước phải cập nhật sự thay đổi của tình hình đầu tư xây dựng cơ bản để từ đó bổ sung sửa đổi hệ thống chính sách pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản.
Nhà nước ta đã cố gắng xây dựng hệ thống văn bản dựa trên thực tế để tạo cơ sở rõ ràng cho dự án đầu tư xây dựng cơ bản phát triển nhưng chưa đón đầu được những phát triển trong tương lai kể cả tương lai gần do đó luôn phải thay đổi để không lạc hậu với thực tiễn. Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về dự án đầu tư xây dựng cơ bản đặc biệt là quản lý về chất lượng công trình chưa rõ ràng, chưa phủ kín hết công việc, còn có sự nhầm lẫn giữa quản lý nhà nước và quản lý sản xuất của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp quốc doanh.
Đến nay, Việt Nam đã có những đổi mới trong việc quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản, từng bước phù hợp với trình tự, thủ tục, xác định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng. Góp phần nâng cao trách nhiệm cũng như chất lượng các dự án đầu tư xây dựng cơ bản hiệu quả.