Các hình thức quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xâydựng cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện phong thổ tỉnh lai châu (Trang 42 - 45)

5. Bố cục của luận văn

1.4.3. Các hình thức quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xâydựng cơ bản

Trước đây, tuỳ theo quy mô và tính chất của dự án, năng lực của chủ đầu tư mà dự án sẽ được người quyết định đầu tư quyết định thực hiện quản lý theo một trong số các hình thức sau: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án; Chủ nhiệm điều hành dự án; Hình thức chìa khoá trao tay và hình thức tự thực hiện dự án. Hiện nay Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, quy định chỉ có hai hình thức quản lý dự án đó là: chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án và chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án.

1.4.3.1. Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án

Theo hình thức này, chủ đầu tư trực tiếp đảm nhận các công việc tuyển chọn, ký hợp đồng với nhà tư vấn, nhà thầu. Công tác giám sát, quản lý quá trình thực hiện hợp đồng đảm bảo đúng tiến độ do tổ chức tư vấn đã được lực chọn đảm nhiệm. Đây là hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư mà Chủ đầu tư tự thực hiện dự án khi có đủ khả năng hoạt động sản xuất xây dựng phù hợp với yêu cầu hoặc Chủ đầu tư lập ra Ban quản lý dự án để giúp chủ đầu tư làm đầu mối quản lý dự án. Ban quản lý dự án phải có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án theo yêu cầu của Chủ đầu tư. Ban quản lý dự án có thể thuê tư vấn quản lý, giám sát một số phần việc mà ban quản lý dự án không có đủ điều kiện, năng lực để thực hiện nhưng tất yếu phải được sự đồng ý của Chủ đầu tư. Mô hình này được thể hiện trong hình 1.4.

- Hình thức tự thực hiện dự án: Chủ đầu tư có đủ khả năng hoạt động sản xuất xây dựng phù hợp với yêu cầu của dự án thì được áp dụng hình thức tự thực hiện dự án.

Hình thức Chủ đầu tư tự thực hiện dự án thường áp dụng cho dự án quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản, gần với chuyên môn của Chủ đầu tư, Chủ đầu tư có đủ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm để quản lý. Trường hợp Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án thì Ban quản lý dự án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ đầu tư về nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Ban quản lý dự án được đồng thời quản

lý nhiều dự án khi có đủ năng lực và được Chủ đầu tư cho phép, nhưng không được thành lập các Ban trực thuộc.

Hình 1.4. Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lư thực hiện dự án

(Đỗ Đình Đức và Bùi Mạnh Hùng, 2012)[7]

1.4.3.2. Hình thức chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án

- Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án: là mô hình tổ chức quản lý trong đó chủ đầu tư giao cho Ban quản lý dự án chuyên ngành hoặc thuê một tổ chức tư vấn quản lý có đủ điều kiện, năng lực chuyên môn phù hợp với quy mô, tính chất của dự án làm Chủ nhiệm điều hành, quản lý thực hiện dự án. Chủ nhiệm điều hành dự án là một pháp nhân độc lập, có năng lực, sẽ là người quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ quá trình thực hiện dự án. Mọi quyết định chủ đầu tư liên quan đến quá trình thực hiện dự án sẽ được triển khai thông qua tổ chức quản lý dự án. Mô hình tổ chức cho những dự án quy mô lớn, kỹ thuật sâu, như hình 1.5.

Hình 1.5. Hình thức chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án [7]

Chủ đầu tư

Tự thực hiện Ban quản lý dự án

Tổ chức thực hiện dự án I Tổ chức thực hiện dự án II Tổ chức thực hiện dự án III Chủ đầu tư Chủ nhiệm điều hành Tổ chức thực hiện dự án I Tổ chức thực hiện dự án II

Thuê tư vấn Thuê nhà thầu A

Thuê nhà thầu B …

- Hình thức chìa khóa trao tay: Mô hình tổ chức dự án dạng chìa khóa trao tay là hình tổ chức, trong đó Ban quản lý dự án không chỉ là đại diện toàn quyền của Chủ đầu tư mà còn là "chủ" của dự án. Hình thức tổ chức quản lý dự án dạng chìa khóa trao tay cho phép tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà tổng thầu để thực hiện toàn bộ dự án. Khác với hình thức Chủ nhiệm điều hành dự án, giờ đây mọi trách nhiệm thực hiện dự án được giao cho Ban quản lý dự án và họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với việc quản lý dự án. Ngoài ra, là tổng thầu, Ban quản lý dự án không chỉ được giao toàn quyền thực hiện dự án mà còn được phép thuê thầu phụ để thực hiện từng phần việc trong dự án đã trúng thầu. Trường hợp này bên nhận thầu không phải là một cá nhân mà phải là một tổ chức quản lý dự án chuyên nghiệp. Hình thức tổ chức dự án chìa khóa trao tay được thể hiện trên hình 1.6.

Hình 1.6. Hình thức tổ chức dự án dạng chìa khóa trao tay

(Đinh Tuấn Hải, 2010)[8]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện phong thổ tỉnh lai châu (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)