5. Bố cục của luận văn
1.4.4. Các chủ thể quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xâydựng cơ bản
Cùng với sự phát triển các mục tiêu quản lý dự án thì các chủ thể tham gia vào quản lý dự án cũng phát triển theo. Quá trình quản lý đầu tư và xây dựng của một dự án có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau. Khái quát mô hình các chủ thể tham gia quản lý dự án đầu tư như sau:
Chủ đầu tư
Tổng thầu thực hiện toàn bộ dự án
Hình 1.7. Các chủ thể tham gia quản lý dự án (1). Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng
Tại Việt Nam, quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng được quy định như sau: Chính Phủ thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng trong phạm vi cả nước; Bộ xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về xây dựng; Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình như: Bộ Kế hoạch Đầu tư; Bộ Tài chính; Ngân hàng Nhà nước Việt nam phối hợp với Bộ Xây dựng để thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) thì UBND quận, huyện, UBND xã, phường, thị trấn cũng có chức năng quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng theo phân cấp đầu tư.
(2). Người có thẩm quyền quyết định đầu tư
Là người đại diện pháp luật của tổ chức, cơ quan nhà nước hoặc các doanh nghiệp tuỳ theo nguồn vốn đầu tư. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng ra quyết định đầu tư khi đã có kết quả thẩm định dự án đầu tư xây dựng.
Đối với dự án sử dụng vốn tín dụng, tổ chức cho vay vốn thẩm định phương án tài chính và phương án trả nợ để chấp thuận cho vay hoặc không cho vay trước khi người có thẩm quyền quyết định đầu tư ra quyết định đầu tư thực hiện dự án (Nghị định 12/2009/NĐ-CP).
CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG
Người có thẩm quyền Quyết định đầu tư
CHỦ ĐẦU TƯ
Nhà thầu tư vấn
(3). Chủ đầu tư
Chủ đầu tư là người chủ sở hữu vốn, người vay vốn hoặc người được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý và sử dụng vốn để thực hiện đầu tư theo quy định của pháp luật. Tuỳ theo đặc điểm tính chất công trình, nguồn vốn mà CĐT được quy định cụ thể như sau: (Trích điều 3 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP).
Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì chủ đầu tư xây dựng công trình do người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước cụ thể như sau:
- Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư thì chủ̉ đầu tư là một trong các cơ quan, tổ chức sau: Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương (gọi chung là cơ quan cấp Bộ), UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước.
- Đối với dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư thì chủ đầu tư là đơn vị quản lý, sử dụng công trình.
Trường hợp chưa xác định được đơn vị quản lý, sử dụng công trình hoặc đơn vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện làm chủ đầu tư thì người quyết định đầu tư lựa chọn đơn vị có đủ điều kiện làm chủ đầu tư. Trong trường hợp đơn vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện làm chủ đầu tư, người quyết định đầu tư giao nhiệm vụ cho đơn vị sẽ quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm cử người tham gia với chủ đầu tư để quản lý đầu tư xây dựng công trình và tiếp nhận, quản lý, sử dụng khi công trình hoàn thành.
Các dự án sử dụng vốn tín dụng thì người vay vốn là chủ đầu tư.
Các dự án sử dụng vốn khác thì chủ đầu tư là chủ sở hữu vốn hoặc là người đại diện theo quy định của pháp luật.
Đối với các dự án sử dụng vốn hỗn hợp thì chủ đầu tư do các thành viên góp vốn thoả thuận cử ra hoặc là người có tỷ lệ góp vốn cao nhất.
(4). Tổ chức tư vấn đầu tư xây dựng
Các tổ chức tư vấn đầu tư xây dựng là các tổ chức chuyên làm các công việc lập dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế, quản lý việc thực hiện dự án đầu tư. Các tổ chức này làm việc theo chế độ hợp đồng với chủ đầu tư.
Là các tổ chức nghề nghiệp có tư cách pháp nhân, có đăng ký kinh doanh về tư vấn đầu tư và xây dựng theo quy định của pháp luật. Tổ chức tư vấn chịu sự kiểm tra thường xuyên của chủ đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước.
(5). Doanh nghiệp xây dựng
Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh về xây dựng. Doanh nghiệp xây dựng có mối quan hệ với rất nhiều đối tác khác nhau nhưng trực tiếp nhất là chủ đầu tư. Doanh nghiệp chịu sự kiểm tra giám sát thường xuyên về chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư, tổ chức thiết kế, cơ quan giám định Nhà nước theo phân cấp quản lý.
(6). Mối quan hệ của chủ đầu tư đối với các chủ thể liên quan
Chủ đầu tư là người phải chịu trách nhiệm toàn diện trước người quyết định đầu tư và trước pháp luật về các mặt chất lượng, tiến độ, chi phí vốn đầu tư và các quy định khác của pháp luật. Chủ đầu tư được quyền dừng thi công xây dựng công trình và yêu cầu khắc phục hậu quả khi nhà thầu thi công xây dựng công trình vi phạm các quy định nhà nước về chất lượng công trình, an toàn và vệ sinh môi trường. Chủ đầu tư có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan tổ chức tham gia quản lý và chịu sự quản lý của các ngành, các cơ quan liên quan mà trực tiếp là người quyết định đầu tư. Đối với các dự án đầu tư xây dựng thuộc UBND tỉnh, UBND huyện, UBND xã, thị trấn quản lý, có thể làm rõ một số mối quan hệ sau:
- Đối với UBND tỉnh: UBND tỉnh quyết định chủ đầu tư và quy định nhiệm vụ, quyền hạn, chỉ đạo chủ đầu tư trong quá trình quản lý. chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo với UBND tỉnh về hoạt động của mình;
- Đối với tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng: Ngoài việc tuân thủ các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn của chuyên ngành, lĩnh vực mà mình đang thực hiện, tổ chức tư vấn còn có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ mà chủ đầu tư giao thông qua hợp đồng;
- Đối với doanh nghiệp xây dựng: Đây là mối quan hệ chủ đầu tư điều hành quản lý, doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện nghiêm túc các nội dung trong hợp đồng đã ký kết;
- Đối với các cơ quan quản lý cấp phát vốn: chủ đầu tư chịu sự quản lý giám sát về việc cấp phát vốn theo kế hoạch;
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng cơ bản đến quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản