Tự chủ trong quản lý nguồn thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện sản – nhi hưng yên (Trang 63 - 72)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Sản – Nhi Hưng Yên

3.2.1. Tự chủ trong quản lý nguồn thu

* Nguồn kinh phí do NSNN cấp bao gồm:

- Nguồn kinh phí bảo đảm cho hoạt động thường xuyên của bệnh viện thực hiện chức năng nhiệm vụ như chi lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương, chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý hành chính, chi sửa chữa thường xuyên tài sản,…

- Nguồn kinh phí bảo đảm cho hoạt động không thường xuyên của bệnh viện như sửa chữa lớn TSCĐ, mua sắm trang thiết bị, vốn đầu tư xây dựng cơ bản phục vụ cho hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm.

* Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp y tế và thu dịch vụ bao gồm:

- Thu phí, lệ phí gồm: Các loại viện phí và bảo hiểm y tế

- Thu từ các hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ: Khám, chữa bệnh ngoài giờ, khám chữa bệnh ngoại trú theo yêu cầu; Phòng tiêm chủng dịch vụ; Xét nghiệm ngoại viện; Hợp đồng đào tạo; Nhà thuốc bệnh viện; Trông giữ xe; Dịch vụ ăn uống; Cho thuê gian hàng tạp hóa.

* Nguồn thu khác

Thu thanh lý hoặc bán tài sản; nguồn viện trợ, quà biếu tặng, cho theo quy định của pháp luật

Bảng 3.1: Các nguồn tài chính của Bệnh viện Sản – Nhi Hƣng Yên

Đơn vị: triệu đồng

STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Ƣớc thực hiện 2019

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

1 NSNN cấp 21.847 32,07% 18.339 23,33% 19.024 21,56% 4.000 4,45% 2 Nguồn thu dịch vụ, sự nghiệp 46.275 67,93% 60.279 76,67% 69.204 78,44% 85.948 95,55%

Tổng số 68.122 100% 78.618 100% 88.228 100% 89.948 100%

Nguồn tài chính của Bệnh viện Sản – Nhi Hưng Yên tăng dần qua các năm khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, tỷ trọng nguồn thu sự nghiệp trong tổng nguồn tài chính ở mức cao. Nhìn chung từ năm 2016 đến năm 2017 các khoản thu của Bệnh viện đều tăng mạnh, cơ cấu các nguồn lực tài chính có sự điều chỉnh theo hướng giảm dần tỷ trọng nguồn NSNN, tăng dần nguồn thu dịch vụ, sự nghiệp, qua đó góp phần tăng cường cơ sở vật chất và cải thiện thu nhập cho cán bộ viên chức của bệnh viện. Tỷ lệ đầu tư từ NSNN vào bệnh viện có xu hướng giảm qua các năm, do đó bệnh viện từng bước tự cân đối được kinh phí, chủ động khai thác và đẩy mạnh các nguồn thu, giảm gánh nặng cho NSNN. Hơn nữa, việc chủ động huy động các nguồn thu sẽ gắn trách nhiệm của bệnh viện hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, tránh tình trạng ỷ lại NSNN.

3.2.1.1. Nguồn NSNN cấp

Bệnh viện Sản – Nhi là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động (nhóm III theo phân loại tại Nghị định 85/2012/NĐ-CP). Căn cứ vào các định mức chi tiêu của Nhà nước, chức năng nhiệm vụ, biên chế và chỉ tiêu giường bệnh của bệnh viện Sản – Nhi, tình hình thu chi tài chính năm trước liền kề của bệnh viện để lập dự toán thu chi cho năm ngân sách tiếp theo. Trên cơ sở dự toán đề nghị của bệnh viện, khả năng cân đối của ngân sách tỉnh, sau khi có sự thống nhất của Sở Tài chính và quyết định giao dự toán NSNN của UBND tỉnh, Sở Y tế tỉnh Hưng Yên giao dự toán cho bệnh viện. Nguồn kinh phí NSNN cấp cho bệnh viện gồm: kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện, được cấp căn cứ theo quỹ tiền lương, phụ cấp và các khoản đóng góp của cán bộ, viên chức và người lao động trong bệnh viện, định mức tính cho một đầu giường bệnh/năm (200 giường bệnh); kinh phí không thường xuyên như: mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động chuyên môn và quản lý hành chính, xây dựng, sửa chữa, cải tạo cơ sở vật chất bệnh viện, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ…

Bảng 3.2: Kinh phí NSNN cấp

Đơn vị: triệu đồng

STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

Tổng số 21.847 100% 18.339 100% 19.024 100% 4.000 100%

1 Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên 17.597 80,55% 15.327 83,58% 0 % 0% 2 Kinh phí không thường xuyên 4.250 19,45% 3.012 16,42% 19.024 100% 4.000 100 %

Qua bảng số liệu trên ta thấy: kinh phí NSNN cấp từ năm 2016 đến năm 2019 có xu hướng giảm. Năm 2017, lộ trình tính tiền lương vào giá dịch vụ khám, chữa bệnh đã được thực hiện tại Bệnh viện Sản – Nhi, chính vì vậy, mặc dù tiền lương cơ sở tăng nhưng NSNN cấp cho Bệnh viện đã giảm so với năm 2016. Sang năm 2018, tỉnh Hưng Yên khuyến khích 03 bệnh viện có nguồn thu sự nghiệp lớn (Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện đa khoa Phố Nối và Bệnh viện Sản – Nhi) tự bảo đảm kinh phí chi hoạt động thường xuyên, do đó không còn nguồn kinh phí NSNN nhà nước cấp cho hoạt động thường xuyên của bệnh viện. Tuy nhiên, 2018 là năm đầu tự chủ tài chính đối với hoạt động thường xuyên của đơn vị, do đó đơn vị vẫn còn gặp nhiều khó khăn, ngân sách tỉnh tăng cường hỗ trợ cho bệnh viện về mua sắm trang thiết bị y tế, xử lý môi trường và bố trí vào kinh phí không thường xuyên, nhằm khuyến khích và tạo điều kiện để hoạt động của bệnh viện không bị ảnh hưởng lớn. Năm 2019, bước sang năm thứ 2 thực hiện tự chủ tài chính toàn bộ đối với hoạt động thường xuyên, ngân sách tỉnh không hỗ trợ cho bệnh viện như năm đầu, do đó tổng nguồn kinh phí NSNN cấp cho bệnh viện chỉ còn 4 tỷ đồng.

3.2.1.2. Nguồn thu từ sự nghiệp y tế

Bảng 3.3: Tổng hợp nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp y tế

ĐVT: triệu đồng

STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Ƣớc thực hiện 2019

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Tổng số 46.275 100% 60.279 100% 69.204 100% 85.984 100%

1 Thu viện phí (bao gồm cả thu

từ BHYT) 45.277 97,84% 58.760 97,48% 66.927 96,71% 83.129 96,72%

2 Thu dịch vụ 998 2,16% 1.519 2,52% 2.277 3,29% 2.819 3,28%

Nguồn thu sự nghiệp của Bệnh viện Sản – Nhi tăng dần theo từng năm. Năm 2016, tổng thu sự nghiệp y tế là 46.275 triệu đồng thì tới năm 2018 đã tăng gấp 1,5 lần lên đến 69.204 triệu đồng. Năm 2019, ước thu từ sự nghiệp y tế là 85.984 triệu đồng. Toàn bộ nguồn thu sự nghiệp của bệnh viện đến từ hai nguồn; nguồn thu viện phí(bao gồm thu từ bảo hiểm y tế) và nguồn thu từ hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ. Nguồn thu viện phí tăng về quy mô qua các năm, luôn chiếm tỷ trọng hơn 96% trong giai đoạn 2016-2018. Nguồn thu dịch vụ có xu hướng tăng cả về quy mô và tỷ trọng, tuy nhiên tỷ trọng nguồn thu dịch vụ trong tổng thu sự nghiệp y tế của bệnh viện còn chiếm tỷ lệ thấp dưới 4% (Quy mô: tăng từ 998 triệu đồng năm 2016 lên 2.277 triệu đồng năm 2018; tỷ trọng tăng từ 2,16% năm 2016 lên 3,29% năm 2018). Nhận thấy cả hai nguồn thu sự nghiệp y tế đều tăng theo từng năm cho thấy sự nỗ lực của bệnh viện trong việc tăng cường công tác chuyên môn để gia tăng nguồn thu từ các hoạt động, đồng thời khẳng định uy tín của bệnh viện trong viêc khám chữa bệnh.

* Đối với thu viện phí

Đối với nguồn thu viện phí (bao gồm thu từ bảo hiểm y tế) là do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định khung mức thu. Giai đoạn nghiên cứu của đề tài là 2016-2018, trong giai đoạn này, giá thu viện phí tại Bệnh viện Sản – Nhi thực hiện theo Nghị định 85/2012/NĐ-CP.

Năm 2016, giá thu viện phí thực hiện theo Quyết định 16/2012/QĐ- UBND, Quyết định 06/2013/QĐ-UBND, Quyết định 08/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hưng Yên và Thông tư liên tịch 37/2015/TTLT-BYT-BTC của liên Bộ Y tế và Bộ Tài chính. Thực tế thực hiện tại địa phương tỉnh Hưng Yên, trong năm 2016, NSNN vẫn bảo đảm 100% chi phí trực tiếp, phụ cấp đặc thù và chi phí tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ cũng như các khoản đóng góp theo lương cho Bệnh viện Sản – Nhi.

Năm 2017, chi phí trực tiếp, phụ cấp đặc thù và một phần chi phí tiền lương được kết cấu vào giá thu viện phí, phần còn lại do NSNN bảo đảm cho bệnh viện. Trong năm 2017, sau khi Bộ Y tế ban hành Thông tư 02/2017/TT- BYT, UBND tỉnh Hưng Yên đã ban hành Quyết định 21/2017/QĐ-UBND Quy định mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ Bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước thuộc tỉnh Hưng Yên quản lý, có hiệu lực thi hành từ tháng 10/2017.

Năm 2018, chi phí trực tiếp, phụ cấp y tế đặc thù và tiền lương được kết cấu 100% vào giá dịch vụ khám chữa bệnh, do đó NSNN không còn cấp kinh phí cho hoạt động thường xuyên của bệnh viện.

Nguồn thu viện phí, bảo hiểm y tế là một phần ngân sách sự nghiệp y tế của Nhà nước giao cho ngành Y tế quản lý và sử dụng. Những nguồn này được quản lý tập trung thống nhất tại phòng Tài chính – Kế toán của bệnh viện theo đúng chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. Tại Bệnh viện Sản – Nhi Hưng Yên, các điểm thu phí được bố trí tại nhiều nơi trong bệnh viện, đảm bảo thu nhanh chóng, thuận tiện, tránh phiền hà cho người bệnh. Đối với người có thẻ bảo hiểm y tế, cơ quan bảo hiểm thanh toán viện phí của bệnh nhân cho bệnh viện.

Hiện nay, nguồn thu viện phí bao gồm cả bảo hiểm y tế có xu hướng tăng nhanh, do sự điều chỉnh tăng giá thu viện phí của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và chính sách tự chủ tài chính tại Bệnh viện, đã tạo điều kiện khuyến khích đơn vị sử dụng nguồn lực tài chính có hiệu quả, quan tâm đến việc đầu tư, nâng cấp, áp dụng khoa học kỹ thuật để phát triển dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh.

* Đối với nguồn thu từ hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ

Để tăng cường nguồn lực tài chính, ngoài nguồn thu từ viện phí, bệnh viện đã tăng cường khai thác thêm một số hoạt động dịch vụ như khám, chữa

bệnh ngoài giờ, khám chữa bệnh ngoại trú theo yêu cầu; Phòng tiêm chủng dịch vụ; Xét nghiệm ngoại viện; Hợp đồng đào tạo; Nhà thuốc bệnh viện; Trông giữ xe; Dịch vụ ăn uống; Cho thuê gian hàng tạp hóa.

Các dịch vụ liên quan đến khám chữa bệnh theo yêu cầu, tiêm chủng, xét nghiệm ngoại viện, nhà thuốc, hợp đồng đào tạo thu theo Quyết định của Giám đốc bệnh viện hoặc theo thỏa thuận trên hợp đồng tùy theo phương thức hoạt động của các hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ này.

Nguồn thu từ hoạt động trông giữ xe, dịch vụ ăn uống và thuê gian hàng được thực hiện theo hình thức khoán theo năm căn cứ vào hợp đồng đã ký kết với bệnh viện hàng năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện sản – nhi hưng yên (Trang 63 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)