CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Mục tiêu, định hướng phát triển củaBệnh viện Sản – Nhi Hưng Yên
4.1.3. Mục tiêu tự chủ tài chính củaBệnh viện Sản – Nhi Hưng Yên
4.1.3.1. Nguồn tài chính của Bệnh viện
a) Nguồn tài chính được giao tự chủ
- Nguồn thu sự nghiệp từ việc cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh thực hiện Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 22/10/2015; Quyết định số 21/QĐ-UBND ngày 07/9/2017 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc Ban hành quy định mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tếtrong các cơ sở Khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc tỉnh Hưng Yên quản lý.
- Nguồn thu phí theo pháp luật quy định về phí, lệ phí, được để lại chi theo quy định (phần được để lại chi các hoạt động thường xuyên nếu có).
- Nguồn thu khác: Nhà thuốc, trông giữ xe, căng tin, phòng tiêm chủng dịch vụ .... Bệnh viện thực hiện theo đúng quy định hiện hành.
- Nguồn thu dịch vụ theo yêu cầu:
Các dịch vụ thu theo yêu cầu được thực hiện đúng quy định của pháp luật; sau khi được sự thống nhất của Đảng ủy, Ban Giám đốc và tổ chức công đoàn; đảm bảo hoàn thành và không ảnh hưởng đến việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ được UBND tỉnh, Sở Y tế giao cho Bệnh viện.
Nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị để thực hiện các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu từ nguồn vốn vay, vốn huy động, liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Bệnh viện triển khai kế hoạch phát triển các kỹ thuật mới; nâng cao chất lượng khám bệnh theo yêu cầu trong và ngoài giờ hành chính; đổi mới phong cách phục vụ, tuân thủ theo đúng quy định của Bộ Y tế về khám chữa bệnh theo yêu cầu.
Tổ chức hạch toán và theo dõi riêng nguồn thu theo yêu cầu, các khoản chi và tổng hợp vào báo cáo quyết toán của đơn vị theo quy định. Đóng góp các khoản nghĩa vụ với nhà nước đầy đủ.
Người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế khi sử dụng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu được cơ quan Bảo hiểm xã hội thanh toán chi phí khám, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về bảo hiệm y tế. Phần chênh lệch do người bệnh tự chi trả cho cơ sở khám, chữa bệnh.
Bệnh viện niêm yết công khai danh mục và mức thu của các dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu để người bệnh biết, lựa chọn. Nghiêm cấm việc gợi ý, ép buộc ngườibệnh sử dụng các dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu dưới mọi hình thức.
Giá các dịch vụ theo yêu cầu Bệnh viện xây dựng trên cơ sở cơ cấu các thành phần giá và tự quyết định về giá dịch vụ theo yêu cầu, cụ thể gồm các thành phần sau:
- Chi phí trực tiếp: Tiền thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế (bao gồm cả chi phí bảo quản, hao hụt theo định mức được quy định). Tiền điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường, kiểm soát nhiễm khuẩn. Duy tu bảo dưỡng thiết bị, mua thay thế công cụ, dụng cụ trực tiếp. Chi phí trực tiếp khác như thuê dịch vụ công nghệ thôngtin, chi phí kiểm chuẩn, kiểm định, hiệu chinh các trang thiệt bị, dụng cụ trực tiếp, chi phímua bảo hiểm trách nhiệm trong khám chữa bệnh...
- Chi tiền lương:
+ Tiền lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo chế độ của công chức, viên chức và người lao động bao gồm cả trực tiếp và gián tiếp;
+ Chi phí nhân công thuê ngoài (nếu có), chi phí chi trả thù lao mời các chuyên gia, thầy thuốc ngoài đơn vị theo các hợp đồng để thực hiện các dịch vụ.
+ Chi phí quản lý bao gồm: chi phí của các bộ phận quản lý, phục vụ, gián tiếp; chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học đề ứng dụng, tiếp nhận và triển khai các kỹ thuật y tế và các chi phí hợp pháp khác để vận hành, bảo đảm hoạt động bình thường của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Trường hợp vay vốn, huy động vốn để đầu tư, mua sắm trang thiệt bịđược tính và phần bổ chi phí lãi vay vào chi phí của các dịch vụ.
+ Chi phí về tiền lương: Đổi với những dịch vụ có đơn giá tiền lương trong đơn giá của dịch vụ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì được tính theo đơn giá tiền lương đã được phê duyệt. Đối với những dịch vụ chưa được quy định đơn giá tiền lương trong đơn giá của dịch vụ thì chi phí về tiền lương được tính trên cơ sở hao phí lao động và mức tiền lương bình quân đề thực hiện dịch vụ.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định theo chế độ áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước. Trường hợp đặc biệt được thực hiện khấu hao nhanh tài sản cố định để đổi mới trang thiết bị, công nghệ và trả nợ vốn vay, vốn huy động
nhưng tối đa không vượt quá 02 lần mức khẩu hao hiện hành. Trình tự, thủ tục, điều kiện khấu hao nhanh tài sản cố định thực hiện theo đúng các quy định hiện hành.
- Tích lũy để mở rộng đầu tư, phát triển kỹ thuật tối đa không quá 10% tổng các chi phí của dịch vụ. Khoản kinh phí này được đưa vào quỹ phát triển sự nghiệp của đơn vị.
- Nộp các nghĩa vụ với nhà nước (các loại thuế, phí...) theo quy định. - Lãi tiềnvay của tổ chức, cá nhân (nếu có): Lãi suất thỏa thuận tối đa không quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bổ tại thời điểm vay.
b) Nguồn tài chính không được giao tự chủ
- Nguồn ngân sách Nhà nước cấp cho các nhiệm vụ không thường xuyên gồm: Kinh phí đào tạo (ngắn hạn, dài hạn) trong và ngoài nước, bồi dưỡng cán bộ, viên chức, nghiên cứu khoa học; Kinh phí thực hiện nhiệm vụ Khoa học công nghệ; Kinh phí thực hiệnnhiệm vụ chỉ đạo tuyến, thực hiện đề án bệnh viện vệ tinh chuyên ngành Phụ sản – Nhikhoa; kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia; Kinh phí đối ứng thực hiện các dự án theo quyết định của cấp có thẩmquyền phê duyệt; Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp trên giao; kinh phí mua sắm tài sản cố định, sửa chữa lớn, nâng cấp, cải tạo tài sản cốđịnh...
- Nguồn viện trợ, tài trợ, nguồn khác theo quy định của pháp luật.
4.1.3.2. Sử dụng nguồn tài chính
a) Chi thường xuyên
Đơn vị được chủ động sử dụng các nguồn tài chính được giao tự chủ nếu tại Điểm a, (phần được để lại chi hoạt động thường xuyên) khoản 4.1 để chi thường xuyên, bao gồm:
- Chi tiền lương: Chi trả tiền lương theo lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công (kể
cả khi nhà nước điều chỉnh tiền lương đơn vị cũng phải tự đảm bảo tiền lương tăng thếm từ nguồn thu của đơn vị).
- Chi thu nhập tăng thêm: Trên cơ sở các quy định Bệnh viện xây dựng phương án phần chia nguồn thu nhập tăng thêm trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị theo nguyên tắc gắn với số lượng, chất lượng và hiệu quả công việc.
- Chi cho các hoạt động chuyên môn, quản lý:
+ Đối với các nội dung chi đã có định mức chi theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Căn cứ vào khả năng tài chính, Bệnh viện được quyết định mức chi cao hơn hoặc thấp hơn so với mức chi do Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. Việc thực hiện phải được quy định rõ trong Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị (Quy chế chi tiêu nội bộ được đơn vị xây dựng, bổ sung và thông qua Hội nghị cán bộ, viên chức và người lao động hằng năm). Riêng đối với định mức sử dụng xe ô tô, nhà làm việc, trang bị điện thoại công vụ tại nhà riêng, công tác phí nước ngoài, tiếp khách nước ngoài...: Đơn vị không được quyết định mức chi cao hơn mức quy định của Nhà nước.
+ Đối với các nội dung chi chưa có định mức chi theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩmquyền: Căn cứ tình hình thực tế, đơn vị xây dựng định mức chi cho phù hợp và được quy định cụ thể trong Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị,
+ Căn cứ vào tính chất công việc, Giám đốc Bệnh viện có quyền quyết định phương thức khoán chi cho từng bộ phận, khoa/phòng trực thuộc nhằm sử dụng nguồn kinh phí tiết kiệm, hiệu quả.
- Trích khấu hao tài sản cố định theo quy định: số kinh phí thu khấu hao được hạch toán vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của Bệnh viện để duy tu, bảo dưỡng, bảo trì, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động chuyên môn.
Số thu khấu hao của các tài sản hình thành từ nguồn vốn vay, vốn huy động được sử dụng để chi trả gốc tiền vay, lãi vay theo các hợp đồng vay vốn, huy động vốn.
b) Chi nhiệm vụ không thường xuyên
Đơn vị chi theo quy định của Luật ngân sách, pháp luật và quy định hiện hành đốivới từng nguồn kinh phí được nêu tại điểm b khoản 4.l.
4.1.3.3. Phân phối kết quả tài chính trong năm
Phân phối kết quả tài chính trong năm theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lậpvà các văn bản quy định hiện hành khác của Nhà nước; Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ và các văn bản quy định hiện hành khác của nhà nước. Giám đốc Bệnh viện quyết định việc sử dụng các loại quỹ trên cơ sở quy định của pháp luật và Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Việc sử dụng các nguồn quỹ được thực hiện trên nguyên tắc hợp lý, đúng mục đích,hiệu quả theo các quy định của Nghị định số 16/2015/NĐ-CP; Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ và các văn bản quy định hiện hành khác của nhà nước.
Giám đốc Bệnh viện quyết định việc sử dụng các loại quỹ trên cơ sở quy định của pháp luật và Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.