Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện sản – nhi hưng yên (Trang 120 - 121)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Sản – Nh

4.2.4. Một số giải pháp khác

4.2.4.1. Nâng cao năng lực quản lý và trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức

Trong công tác chăm sóc sức khỏe, đội ngũ thầy thuốc có trình độ đóng vai trò rất quan trọng. Ngoài việc nâng cao nhận thưc cho cán bộ bệnh viện thì bệnh viện cần tăng cường công tác bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kiến thức tài chính y tế, năng lực quản lý bệnh viện,…

Về trình độ chuyên môn, bệnh viện cần xây dựng kế hoạch hàng năm về đào tạo liên tục, bồi dưỡng, tập huấn tay nghề cho cán bộ viên chức trong bệnh viện, đặc biệt là đội ngũ bác sỹ, dược sỹ, tạo điều kiện cho cán bộ tham gia các lớp nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Liên kết với các bệnh viện khác để đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, tày nghề theo hình thức cử cán bộ đi đào tạo ở trong và ngoài nước.

Về trình độ quản lý, bệnh viện cần tổ chức, giới thiệu cho cán bộ quản lý đặc biệt là cán bộ phòng tài chính kế toán tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật kịp thời các văn bản pháp luật mới liên quan đến phân cấp tự chủ trong lĩnh vực y tế.

Ngoài ra, để bắt kịp tiến bộ khoa học kỹ thuật, bệnh viện cũng cần đào tạo cán bộ có khả năng sử dụng các trang thiết bị khoa học hiện đại, đưa ứng dụng khoa học công nghệ, tin học hiện đại vào hoạt động chuyên môn nhằm giảm thiểu chi phí hành chính.

4.2.4.2. Hoàn thiện cơ chế kiểm tra, kiểm soát tài chính

Hàng năm, Sở Y tế và Sở Tài chính Hưng Yên phối hợp, thành lập đoàn tiến hành xét duyệt, thẩm định quyết toán các đơn vị y tế trực thuộc. Thông qua công tác quyết toán, đoàn kiểm tra nắm bắt được các khoản thu, chi tại bệnh viện, hướng dẫn đơn vị chấp hành đúng chế độ, chính sách của nhà nước và kịp thời ngăn chặn những hành vi trái quy định.

Không chỉ phụ thuộc vào việc kiểm tra, kiểm soát tài chính của các cơ quan chức năng mà công tác tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ của bệnh viện là hết sức cần thiết. Căn cứ để tự kiểm tra, kiểm soát là quy chế cho tiêu nội bộ của đơn vị. Quy chế chi tiêu nội bộ được xây dựng rõ ràng, chặt chẽ thì công tác tự kiểm tra sẽ phát huy được hiệu quả. Tất cả những khoản thu, chi không đúng hoặc không nằm trong quy chế chi tiêu nội bộ phải được điều chỉnh kịp thời. Các giải pháp được đưa ra:

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra tài chính nội bộ ngay từ đầu năm. Trong kế hoạch xác định rõ hình thức kiểm tra, người chịu trách nhiệm khi kiểm tra ở từng khâu công việc, đối tượng, nội dung, thời gian kiểm tra.

- Song song với tăng cường công tác hạch toán kế toán, cần chú trọng thực hiện tốt công tác kiểm toán, đây là một việc không thể thiếu trong hoạt động tài chính hàng năm của bệnh viện. Bệnh viện có thể thuê kiểm toán độc lập hoặc bố trí cán bộ làm công tác kiểm toán nội bộ để kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm. Khi đó, những số liệu trên báo cáo tài chính của đơn vị sẽ cung cấp thông tin đáng tin cậy cho các bộ phận, giúp công tác quản lý, điều hành bệnh viện đạt kết quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện sản – nhi hưng yên (Trang 120 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)