Nâng cao chất lượng quản lý tài chính tại bệnh viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện sản – nhi hưng yên (Trang 112 - 119)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Sản – Nh

4.2.2. Nâng cao chất lượng quản lý tài chính tại bệnh viện

4.2.2.1. Hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý các nguồn thu

Việc tự chủ tài chính tạo cho đơn vị được chủ động, sáng tạo và tự chủ trong việc quản lý và sử dụng các nguồn vốn, tài sản và nguồn nhân lực có hiệu quả, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao đời sống cán bộ nhân viên của đơn vị. Để đảm bảo cho việc quản lý và sử dụng các nguồn tài chính hiệu quả cần tập trung các nguồn về phòng tài chính kế toán.

- Nguồn thu NSNN: Bệnh viện cần tận dụng nguồn thu NSNN cấp chi thường xuyên hàng năm, tích cực tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu cấp tỉnh, cấp cơ sở, tham gia vào các dự án cấp Quốc gia, cấp Bộ, ngành… thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia y tế để tranh thủ nguồn kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đột xuất của bệnh viện.

- Nguồn thu sự nghiệp y tế: Thực hiện thu đúng, thu đủ theo khung giá Nhà nước quy định, mở rộng đa dạng các loại hình, kỹ thuật khám chữa bệnh theo yêu cầu chất lượng cao với mức thu viện phí cao tương xứng với chất lượng người sử dụng được thụ hưởng.

- Nguồn thu khác: Bệnh viện cần thực hiện liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để mở rộng dịch vụ y tế, giúp cho người bệnh được hưởng các dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao.

4.2.2.2. Sử dụng hiệu quả, giám sát chặt chẽ các khoản chi

Cần xây dựng mức trích lập và sử dụng các khoản dự phòng rủi ro: Để thực hiện chế độ bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước tại bệnh viện thì cùng với việc trích lập các quỹ khác, bệnh viện cần tiến hành trích lập quỹ dự phòng rủi ro như: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng các khoản phải thu khó đòi, dự phòng rủi ro nghề nghiệp.

Cần xây dựng định mức chi theo đặc thù của các bộ phận trong bệnh viện, mức chi này cần được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế nên cần được thay đổi thường xuyên theo nhu cầu của bộ phận tránh tình trạng đối với các bộ phận ở khối quản lý thì định mức này là hợp lý nhưng đối với các bộ phận chuyên môn, trực tiếp điều trị thì mức chi này trở thành thấp so với thực tế phát sinh, xây dựng định mức cần xác định theo chi phí cho một bệnh nhân, từ đó làm căn cứ để tính mức chi cho các bộ phận.

Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn định mức thu nhập tăng thêm: Hệ thống tiêu chuẩn, định mức thu nhập tăng thêm được xây dựng từ năm 2010, trải qua gần 10 năm thực hiện tự chủ định mức này chưa có sự sửa đổi, bổ sung mặc dù theo các đợt tăng lương cơ bản của Nhà nước bệnh viện đã bù thêm phần chênh lệch lương cơ bản vào đơn giá tiền lương nhưng vẫn chưa cao. Vì thế, trong thời gian tới để cán bộ viên chức yên tâm công tác, đóng góp hết sức mình cho hoạt động của bệnh viện thì cần có sự thay đổi trong việc tính định mức thu nhập tăng thêm.

Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ: Việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ có ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ hoạt động của bệnh viện nên cần phải thường xuyên rà soát, chỉnh sửa, bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ khi có sự thay đổi chính sách của Nhà nước hay khi các định mức chi tiêu không còn phù hợp với tình hình thực tế tại bệnh viện. Đồng thời, phải có những phương án cụ thể về xây dựng chi trả tiền lương, thu nhập theo hướng tăng thu nhập cho cán bộ viên chức trong bệnh viện, đảm bảo đời sống của cán bộ viên chức.

Để tồn tại và phát triển, đứng vững trong ngành y tế thì bên cạnh việc quan tâm đến vấn đề tạo lập, bệnh viện cần phải quan tâm đến vấn đề sử dụng các nguồn tài chính sao cho hiệu quả nhất, đem lại lợi ích cao nhất cho bệnh viện. Hiệu quả quản lý các khoản chi thể hiện ở số kinh phí tiết kiệm được khi thực hiện nhiệm vụ được giao, do đó phải tính toán sao cho với mức chi thấp nhất nhưng hiệu quả đem lại là cao nhất. Để thực hiện nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản chi thì cần thực hiện những giải pháp sau:

- Xây dựng kế hoạch phát triển bệnh viện theo tường giai đoạn cụ thể. Việc xây dựng kế hoạch phát triển bệnh viện theo từng giai đoạn cụ thể phải được thực hiện trong ngắn hạn là mỗi năm một lần sau khi kết thúc năm ngân sách và thực hiện trong trung hạn 05 năm/lần cũng như tầm nhìn dài hạn trong 10 năm tới. Với sự phát triển của ngành y tế, mỗi năm lại có thêm rất nhiều những sáng kiến, nghiên cứu khoa học thành công ở khắp nơi trên thế giới. Vì thế, bệnh viện cần xây dựng kế hoạch phát triển cho phù hợp với từng giai đoạn cụ thể và có bổ sung, sửa đổi trong bản kế hoahcj cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

- Sắp xếp bộ máy của đơn vị hợp lý theo hướng tinh giản, gọn nhẹ đảm bảo tiết kiệm chi. Trong thời gian tới, bệnh viện cần tiếp tục sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu tổ chức theo hướng gọn nhẹ và hoạt động hiệu quả. Bộ máy nhân sự cồng kềnh, chồng chéo, phân công lao động không hợp lý dẫn quỹ lương tăng lên nhưng công việc trì trệ, không hiệu quả. Thực hiện tự chủ tài chính cần xóa bỏ chỉ tiêu biên chế áp dụng cho đơn vị vì không thu hút được lực lượng trẻ có trình độ được đào tạo bài bản do thiếu biên chế. Bên cạnh đó, cán bộ viên chức đã vào biên chế dù làm kém, chất lượng thấp nhưng rất khó đưa ra khỏi biên chế dẫn đến hiệu quả công việc thấp, tăng chi, không tạo động lực cho sự phát triển của bệnh viện.

- Thường xuyên tuyên truyền, vận động các cán bộ viên chức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, góp phần tiết kiệm cho đơn vị. Việc tiết kiệm ở đây

phải bắt đầu thực hiện từ việc tiết kiệm những vật dụng nhỏ nhất như văn phòng phẩm đến các dụng cụ y tế cấp cho các khoa/ban chức năng. Để nâng cao tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí bệnh viện cần xây dựng định mức cụ thể cho từng bộ phận bởi lẽ hiện nay bệnh viện đang áp dụng định mức sử dụng vật tư chung cho toàn bệnh viện, nếu làm như vậy sẽ có bộ phần thừa, không sử dụng hết vật tư cung cấp còn có những bộ phận lại thiếu, không đảm bảo vật tư sử dụng. Vì thế, trong thời gian tới bệnh viện cần triển khai xây dựng định mức cho từng phòng, ban, khoa cho phù hợp với nhu cầu sử dụng. Có làm như vậy mới có thể thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đúng mục đích.

4.2.2.3. Nâng cao nhận thức về chuyển đổi cơ chế quản lý tài chính theo hướng tự chủ

Đổi mới cơ chế quản lý tài chính, thực hiện tự chủ ở bệnh viện đòi hỏi cần phải có sự thay đổi mạnh mẽ về tư duy, nhận thức, tư tưởng và hành động của mọi cấp, mọi ngành, mọi cán bộ, viên chức từ Trung ương tới cơ sở. Đây không chỉ là công việc của cơ quan, đơn vị sự nghiệp mà còn là công việc chung của các cơ quan quản lý và của toàn xã hội bởi hoạt động sự nghiệp công luôn gắn liền, chịu sự tác động, chi phối của hoạt động quản lý của Nhà nước và đóng góp một phần lớn cho sự phát triển của toàn xã hội. Cần xây dựng cơ chế và phương thức quản lý mới cho các đơn vị sự nghiệp sao cho phù hợp, xóa bỏ tình trạng ―hành chính hóa‖ các hoạt động sự nghiệp. Cơ quan quản lý Nhà nước nên dừng lại ở chắc năng quản lý hành chính, tránh can thiệp sâu vào hoạt động nội bộ của đơn vị.

Để tự chủ tài chính thực sự có ý nghĩa, phát huy tác dụng và thiết thực trong mỗi đơn vị thì đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động cần thiết phải nắm bắt được lợi ích của tự chủ tài chính cũng như sự tác động của nó tới bản thân mỗi người lao động và toàn đơn vị. Từ đó, tạo môi trường và động lực khuyến khích đơn vị và người lao động phát huy tài năng, trí tuệ của mình để cung cấp các dịch vụ công ngày càng tốt và hiệu quả hơn cho xã hội.

Để đảm bảo tự chủ tài chính được thực hiện và đạt hiệu quả, việc phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng cấp quản lý tài chính, từng bước thực hiện tự chủ tài chính là một trong các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu lực của các công tác tài chính. Đây là giải pháp mang tính chất tiền đề để chuyển đổi sang tự chủ tài chính tại Bệnh viện Sản – Nhi Hưng Yên. Muốn khắc phục các nhược điểm cố hữu của hoạt động sự nghiệp là tập trung, quan liêu, bao cấp và nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động sự nghiệp, giải pháp cơ bản là mở rộng quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm của đơn vị. Điều cơ bản khi mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm là bệnh viện sẽ chủ động hơn trong công việc, phát huy tính năng động, dám nghĩ, dám làm. Từ đó, nâng cao hiệu quả và chất lượng của các hoạt động sự nghiệp cũng như các dịch vụ y tế. Việc phân định quyền hạn chịu trách nhiệm cần phải thực hiện nghiêm túc từ các cấp quản lý cho tới các bộ phận trong bệnh viện.

* Phòng tài chính kế toán:

Thực hiện chức năng là cơ quan tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo bệnh viện trong việc thực hiện các hoạt động tài chính kế toán, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện chế độ tài chính, kế toán theo quy định của Nhà nước về chế độ, định mức thu chi để đảm bảo hiệu quả trong việc tham mưu khai thác nguồn thu đảm bảo hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí.

Chịu trách nhiệm trong việc lập kế hoạch, phân bổ kế hoạch, tổng hợp và theo dõi việc thực hiện dự toán của bệnh viện. Đảm bảo công tác lập và phân bổ kế hoạch chính xác, kịp thời, tổ chức kinh phí chặt chẽ, hợp lý nhằm hạn chế tối đa những tiêu cực nảy sinh trong quá trình thanh toán, thực hiện dự toán. Tổ chức hoạt động kế toán thống nhất trong toàn bệnh viện, lập báo cáo tài chính năm cho toàn bệnh viện và thực hiện công tác quyết toán với cơ quan quản lý cấp trên, trích nộp các khoản nộp NSNN đúng quy định.

Hướng dẫn các bộ phận trong đơn vị thực hiện các kế hoạch chấp hành dự toán, trình lãnh đạo bệnh viện phê duyệt, tránh tình trạng chi tiêu tràn lan

không theo kế hoạch đề ra. Cần thực hiện tốt và nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch, kế hoạch chi phải bao quát đầy đủ những nhiệm vụ được giao trong năm, hạn chế tình trạng phát sinh ngoài dự toán phải điều chỉnh, phê duyệt bổ sung.

* Các phòng, khoa, bộ phận trong bệnh viện:

Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp với đặc thù của bệnh viện để giảm thiểu các gian lận, sai sót trong việc thực hiện tự chủ tại các đơn vị. Mỗi khoa, phòng, bộ phận đều có nhiệm vụ, chức năng và theo đuổi mục tiêu riêng của mình nhưng để các khoa, phòng, bộ phận cùng nhau thực hiện mục tiêu tự chủ tài chính thì các khoa, phòng phải được phân công nhiệm vụ rõ ràng để phối hợp cùng nhau và kiểm soát lẫn nhau nhằm đạt mục tiêu chung. Thực hiện cơ chế khoán chi trong các bộ phận của bệnh viện để thúc đẩy tính tự giác trong thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, tạo ra động lực khuyến khích sáng tạo, nâng cao năng suất chất lượng công việc.

4.2.2.4. Tăng cường công tác quản lý và giám sát quá trình thực hiện tự chủ tài chính của Bệnh viện

Công khai minh bạch là yếu tố không thể thiếu của quá trình thực hiện tự chủ tài chính ở Bệnh viện Sản – Nhi Hưng Yên, tự chủ tài chính sẽ không có ý nghĩa nếu như tổ chức hoạt động và tài chính của đơn vị không được công khai minh bạch. Đơn vị cần thực hiện công khai minh bạch về hoạt động tài chính theo Thông tư số 21/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính. Niêm yết công khai giá các dịch vụ khám chữa bệnh để người bệnh theo dõi giám sát. Cuối năm, tổ chức tổng kết công tác tài chính toàn bệnh viện, kịp thời khen thưởng, xử lý kỷ luật để khuyến khích, nâng cao trách nhiệm của cán bộ viên chức bệnh viện. Việc tăng cường giám sát quá trình thực hiện tự chủ tài chính đối với bệnh viện là trách nhiệm của toàn bộ tập thể cán bộ công nhân viên chức của bệnh viện, thực hiện cụ thể như sau:

* Đối với lãnh đạo bệnh viện:

Nâng cao vị trí, vai trò của Thủ trưởng trong công tác kiện toàn tổ chức bộ máy, giám sát tình hình thực hiện tự chủ tài chính của bệnh viện qua việc giám sát thu – chi, đảm bảo số chi phù hợp với nguồn thu của đơn vị. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, đưa ứng dụng công nghệ thông tin và công tác quản lý.

* Đối với phòng tài chính kế toán:

Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chế độ tài chính, kế toán theo quy định của Nhà nước; xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ dựa trên nguồn thu đảm bảo cân đối thu chi ở đơn vị; thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ theo đúng định mức, tiêu chuẩn đã được quy định với mục tiêu cao nhất là đảm bảo nhiệm vụ được giao và nâng cao đời sống cán bộ nhân viên.

Giám sát việc sử dụng tài sản trong đơn vị có đúng mục đích và hiệu quả, đảm bảo tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả. Việc sử dụng tài sản phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của bệnh viện đảm bảo làm theo đúng chế độ về trích khấu hao, các thủ tục thanh lý tài sản bảo đảm trình tự theo quy định của Nhà nước.

* Đối với các khoa, phòng ban, bộ phận:

Giám sát các nội dung được xây dựng trong quy chế chi tiêu nội bộ của bệnh viện, các định mức thu chi. Quy chế chi tiêu nội bộ cần phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tình hình tài chính của đơn vị, cập nhật cùng xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với khả năng huy động và sử dụng các nguồn lực của đơn vị.

Giám sát việc trích lập các quỹ từ nguồn chênh lệch thu chi theo các quy định của Nhà nước ban hành cho đơn vị sự nghiệp công và việc sử dụng các quỹ đó đúng mục đích, hiệu quả và đúng quy chế bệnh viện.

* Đối với cán bộ công chức, viên chức, nhân viên hợp đồng:

Giám sát việc thực hiện các chế độ và quyền lợi cho người lao động theo các quy định của Nhà nước như chế độ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề cho người lao động đặc biệt là đội ngũ y bác sỹ. Khuyến khích động viên kịp thời, hợp lý bằng các chính sách khen thưởng, kỷ luật cho người lao động.

Giám sát việc thực hiện các nguồn thu xem thực hiện các nguồn thu của bệnh viện đã đúng và đủ theo quy định của Nhà nước chưa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện sản – nhi hưng yên (Trang 112 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)