CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Sản – Nhi Hưng Yên
3.2.4. Cơ chế quản lý tài sản, vật tư
- Về thẩm quyền quản lý, sử dụng tài sản nhà nước: Tại tỉnh Hưng Yên, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 06/2011/QĐ-UBND ngày 09/3/2011 về việc Quy định phân cấp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc tỉnh Hưng Yên. Theo đó, đối với việc mua sắm tài sản không phải là trụ sở làm việc, xe ô tô từ nguồn Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và từ nguồn vốn huy động theo chế độ quy định để phục vụ cho các hoạt động sự nghiệp sản xuất kinh doanh, dịch vụ của đơn vị do Thủ trưởng – Giám đốc bệnh viện quyết định phù hợp với tiêu chuẩn, định mức, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Giám đốc bệnh viện được quyết định sử dụng tài sản nhà nước vào hoạt động liên doanh, liên kết đối với các tài sản chưa sử dụng hết công suất và việc sử dụng tài sản nhà nước để liên doanh liên kết đem lại hiệu quả cao hơn trong việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Đối với việc thanh lý tài sản, Giám đốc Sở Tài chính quyết định thanh lý tài sản là nhà, vật kiến trúc gắn liền với đất (không bao gồm quyền sử dụng đất); xe ô tô và các tài sản khác có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 500 triệu đồng trở lên trên một đơn vị
tài sản. Đối với các tài sản là máy móc, thiết bị làm việc và các động sản khác được mua sắm bằng nguồn kinh phí từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, Quỹ phúc lợi, các nguồn vốn huy động, liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật thì Giám đốc bệnh viện quyết định thanh lý tài sản.
- Về quản lý tài sản: Quản lý tài sản bao gồm quản lý mua sắm mới tài sản và quản lý tài sản hiện có tại đơn vị. Trong thời gian qua, công tác quản lý vật tư, tài sản tại bệnh viện được thực hiện tương đối tốt. Hàng năm, bệnh viện xây dựng kế hoạch mua sắm, sửa chữa, xây dựng trình Sở Y tế phê duyệt. Sau khi được phê duyệt, bệnh viện tiến hành mua bán theo quy định của pháp luật. Việc mua sắm, sửa chữa vật tư, tài sản được thực hiện theo đúng các quy định của Luật đấu thầu, đảm bảo công khai, minh bạch. Tài sản mua về được quy trách nhiệm rõ ràng, định kỳ bảo dưỡng; tài sản mang ra khỏi bệnh viện để thực hiện nhiệm vụ phải được sự đồng ý của lãnh đạo bệnh viện.
Đối với TSCĐ sử dụng vào hoạt động dịch vụ, bệnh viện trích khấu hao thu hồi vốn theo quy định áp dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước. Số tiền trích khấu hao TSCĐ và tiền thu từ thanh lý tài sản thuộc nguồn vốn NSNN đơn vị được để lại bổ sung Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Số tiền trích khấu hao, tiền thu thanh lý tài sản thuộc nguồn vốn vay được dùng để trả nợ vay. Trường hợp đã trả đủ nợ vay, bệnh viện được để lại bổ sung Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp đối với số tiền còn lại (nếu có).
Kết thúc năm ngân sách, bệnh viện tiến hành kiểm kê, đánh giá lại tài sản cố định.