Kiến nghị đốivới Bệnh viện Sản – Nhi Hưng Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện sản – nhi hưng yên (Trang 123 - 129)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Kiến nghị

4.3.2. Kiến nghị đốivới Bệnh viện Sản – Nhi Hưng Yên

- Bệnh viện nên nghiên cứu áp dụng các giải pháp quản lý nhằm tránh nguy cơ lãng phí nguồn nhân lực trong mua sắm và sử dụng trang thiết bị y tế công nghệ cao. Xây dựng hệ thống thông tin giám sát, đánh giá hoạt động của toàn bệnh viện, đảm bảo tính công khai, minh bạch.

- Xây dựng cơ chế xử phạt tài chính nghiêm khắc để hạn chế bớt những thất thoát về vật tư tiêu hao, hóa chất xét nghiệm, thuốc… làm tăng thêm nguồn thu cho Bệnh viện.

- Nghiên cứu các chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với cán bộ nhân viên y tế dựa vào kết quả làm việc. Đánh giá các cơ chế khuyến khích cán bộ, nhân viên bệnh viện và đề xuất các giải pháp toàn diện tạo động lực làm việc cho họ, trong đó đề cao giá trị tinh thần và đạo đức người thầy thuốc, đi đôi với việc tăng cường giám định chất lượng và xử lý thích đáng những vi phạm về tiêu chuẩn chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.

- Luôn coi bệnh nhân là đối tượng khách hàng cần chăm sóc, bệnh viện là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ y tế và bệnh nhân là khách hàng.

- Nâng cao trách nhiệm của cán bộ y tế đối với sự phát triển của bệnh viện. Nâng cao khả năng chuyên môn để bệnh nhân đến với bệnh viện có thể hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ và chất lượng phục vụ.

KẾT LUẬN

Chăm sóc sức khỏe nhân dân là nhu cầu thiết yếu, có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Nhu cầu xã hội về các sản phẩm dịch vụ y tế ngày càng đa dạng, phong phú cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, nguồn lực NSNN có hạn, trong khi Nhà nước phải thực hiện nhiều mục tiêu kinh tế xã hội khác để đảm bảo công bằng xã hội và phát triển kinh tế. Vì thế, việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính ở ĐVSN y tế công lập là hướng đi đúng đắn và phù hợp với đường lối phát triển thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Trải qua thời gian thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ tại Bệnh viện Sản Nhi Hưng Yên trong những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định: Tổng nguồn thu tăng lên, quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính hiệu quả hơn, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh ngày một nâng cao và thu nhập cho cán bộ viên chức tăng thêm góp phần giải quyết khó khăn về đời sống cho cán bộ viên chức tại bệnh viện. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Sản - Nhi Hưng Yên cũng gặp nhiều khó khăn, hạn chế, chưa phát huy được hết tính tích cực, chủ động, sáng tạo.

Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu và thực tiễn cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Sản - Nhi Hưng Yên, luận văn đã giải quyết được những vấn đề cơ bản sau:

(1) Khái quát những lý luận cơ bản về hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có thu và cơ chế tự chủ tài chính trong đơn vị sự nghiệp có thu.

(2) Phân tích thực trạng công tác quản lý tài chính và tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Sản - Nhi Hưng Yên giai đoạn 2016-2018.

(3) Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính đối với Bệnh viện Sản Nhi Hưng Yên trong thời gian tới.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài và khả năng của tác giả, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót về nội dung, phương pháp tiếp cận nhưng hy vọng với những giải pháp nêu trên sẽ góp phần hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Sản - Nhi Hưng Yên. Tác giả mong muốn nhận được sự góp ý, chỉ dẫn của các thầy cô giáo, các nhà khoa học để luận văn hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cám ơn PGS. TS Nguyễn Văn Hiệu đã tận tình giúp đỡ và có những chỉ dẫn thiết thực trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi cũng xin chân thành cám ơn ban lãnh đạo Bệnh viện Sản - Nhi Hưng Yên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian vừa qua để tôi hoàn thành đề tài này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng việt

1. Bệnh viện Sản – Nhi Hưng Yên, 2016. Báo cáo tài chính năm 2016.

Hưng Yên, Tháng 12 năm 2016.

2. Bệnh viện Sản – Nhi Hưng Yên, 2017. Báo cáo tài chính năm 2017.

Hưng Yên, Tháng 12 năm 2017.

3. Bệnh viện Sản – Nhi Hưng Yên, 2018. Báo cáo tài chính năm 2018.

Hưng Yên, Tháng 12 năm 2018.

4. Bệnh viện Sản – Nhi Hưng Yên, 2018. Phương án về tự chủ thực hiện nhiệm vụ, biên chế và tài chính của Bệnh viện Sản – Nhi Hưng Yên giai đoạn 2018-2020. Hưng Yên, Tháng 3 năm 2018.

5. Bệnh viện Sản – Nhi Hưng Yên, 2016. Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2016. Hưng Yên, Tháng 1 năm 2016.

6. Bệnh viện Sản – Nhi Hưng Yên, 2017. Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2017. Hưng Yên, Tháng 1 năm 2017.

6. Bệnh viện Sản – Nhi Hưng Yên, 2018. Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2018.

Hưng Yên, Tháng 1 năm 2018.

7. Bộ Tài chính, 2015. Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

8. Bộ Tài chính, 2006. Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 về hướng dẫn Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006. Hà Nội: Bộ Tài chính.

9. Bộ Tài chính, 2007. Thông tư số 113/2007/TT-BTC ngày 24/9/2007 sửa đổi, bổ sung Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006. Hà Nội: Bộ Tài chính.

10. Chính phủ, 2006. Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Hà Nội: Chính phủ.

11. Chính phủ, 2012. Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá khám dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Hà Nội: Chính phủ.

12. Chính phủ, 2015. Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Hà Nội: Chính phủ.

13. Lê Thị Chinh, 2016. Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Hưng Yên. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên.

14. Nguyễn Thị Thanh Huệ, 2015. Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Bạch Mai. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

15. Sở Tài chính Hưng Yên, 2016. Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh. Hưng Yên: Sở Tài chính.

16. Sở Tài chính Hưng Yên, 2016. Hướng dẫn số 173/HD-STC Về việc đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ NSNN năm 2016 và xây dựng dự toán NSNN năm 2017 đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. Hưng Yên, tháng 8 năm 2016.

17. Sở Tài chính Hưng Yên, 2017. Hướng dẫn số 01/HD-STC Xây dựng dự toán NSNN năm 2018 và kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm 2018-2020. Hưng Yên, tháng 8 năm 2017.

18. Trần Kim Thanh, 2015. Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Da liễu Trung ương. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

II. Các Website

19. Bộ Y tế và Ngân hàng Thế giới, 2011. Phân tích việc thực hiện chính sách tự chủ bệnh viện trên thế giới và thực tế ở Việt Nam.

<http://documents.worldbank.org/curated/en/289261468125691088/pdf/6601 40VIETNAME0Lessons0for0Hospital.pdf>. [Ngày truy cập: 21 tháng 3 năm 2019].

PHỤ LỤC

I. Bộ câu hỏi phỏng vấn dành cho Giám đốc Bệnh viện Sản – Nhi

1. Là một trong 3 bệnh viện đầu tiên của tỉnh thực hiện tự chủ tài chính – tự bảo đảm toàn bộ kinh phí chi hoạt động thường xuyên, xin ông cho biết những thuận lợi và khó khăn của bệnh viện trong thời gian qua?

2. Tự chủ tài chính có những ảnh hưởng như nào đến thu nhập của các cán bộ, nhân viên trong bệnh viện?

3. Qua thời gian triển khai tự chủ tài chính bệnh viện, theo ông yếu tố quan trọng nhất để tự chủ tài chính thành công là gì?

4. Xin ông cho biết những kết quả nổi bật đã đạt được trong thực hiện tự chủ tài chính của bệnh viện thời gian qua? Đâu là nguyên nhân giúp bệnh viện thực hiện tự chủ tài chính đạt kết quả?

5. Từ thực tế của đơn vị, ông có kiến nghị, đề xuất gì để công tác tự chủ tài chính của các bệnh viện nói chung, trong đó có Bệnh viện Sản – Nhi được tốt hơn trong thời gian tới?

II. Bộ câu hỏi phỏng vấn dành cho cán bộ Sở Tài chính Hƣng Yên

1. Xin chị cho biết những hạn chế, vướng mắc thường gặp phải khi áp dụng cơ chế tự chủ đối với các bệnh viện công lập tại tỉnh Hưng Yên hiện nay? 2. Chị đánh giá như nào về hiệu quả thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện Sản – Nhi Hưng Yên?

3. Trên cương vị là người đại diện cho cơ quan quản lý nhà nước, chị có đề xuất gì với cơ quan quản lý cấp trên để hoàn thiện hệ thống pháp lý nhằm tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của các bệnh viện công lập?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện sản – nhi hưng yên (Trang 123 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)