3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH DỊCH VỤ DỮ LIỆU
3.1.3. Cơ hội và thách thức trong việc kinh doanh dịch vụ dữ liệu trên
mạng hữu tuyến của VNPT Hà Tĩnh
3.1.3.1 Cơ hội của VNPT Hà Tĩnh trong việc kinh doanh các dịch vụ dữ liệu trên mạng hữu tuyến
- Nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân ngày càng cao, càng đa dạng, khả năng thanh toán ngày càng cao. Xu hƣớng này thể hiện khá rõ ràng ở Việt Nam nói chung và Hà Tĩnh nói riêng. Xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất của nhân dân càng đƣợc nâng cao thì nhu cầu giao lƣu tình cảm càng cao, phạm vi giao tiếp ngày càng mở rộng. Mặt khác, ngày nay con ngƣời đi lại nhiều hơn do có nhiều thời gian hơn, có khả năng tài chính hơn. Điều này cũng làm cho nhu cầu thông tin liên lạc tăng cao.
- Nhu cầu thông tin liên lạc của các tổ chức đoàn thể, chính quyền cũng ngày càng đa dạng, phạm vi liên lạc càng rộng. Do quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, cùng với sự phát triển của nền kinh tế tỉnh nhà, các tổ chức đoàn thể, chính quyền và nhân dân ngày càng có cơ hội mở rộng mối quan hệ giao lƣu trong nƣớc và quốc tế. Do vậy các cấp chính quyền cũng phải dần dần điện tử hoá, số hoá để nâng cao khả năng trao đổi thông tin.
- Các Trƣờng đại học, trung học, tiểu học cũng có nhu cầu lớn về thông tin liên lạc. Các trang Web của các trƣờng là nơi cung cấp thông tin nhanh chóng, tiện lợi cho những ai quan tâm. Ở Việt Nam và Hà Tĩnh cũng đã bắt đầu xuất hiện các dịch vụ đào tạo qua mạng nhƣ „„Ôn thi qua mạng‟‟, “Học đại học qua mạng‟‟, các kỳ thi Olimpic Toán, Tiếng Anh qua mạng…
- Nhu cầu thông tin liên lạc của các doanh nghiệp trong nƣớc và liên doanh ngày càng cao, càng đa dạng.
- Do chính sách khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài, cùng với sự phát triển của khu Kinh tế Vũng Áng, khu Kinh tế Cửa khẩu Cầu Treo, số doanh nghiệp nƣớc ngoài đến làm ăn tại Hà Tĩnh ngày càng đông. Các doanh nghiệp trong tỉnh cũng đƣợc khuyến khích phát triển. Đối với các doanh nghiệp thì thông tin liên lạc là không thể thiếu đƣợc, vì đó là vũ khí cạnh tranh giúp họ cạnh tranh thắng lợi. Vả lại, không chỉ doanh nghiệp lớn mà cả vô số các doanh nghiệp nhỏ cũng cần thông tin liên lạc.
- Thế kỷ 21 là thế kỷ của thông tin, tin học và nền kinh tế thế giới chuyển dần sang nền kinh tế tri thức, ở đó thông tin là hàng hoá có giá trị đặc biệt. Đảng và Nhà nƣớc đã ra Nghị quyết về phát triển công nghệ thông tin. Ngành Viễn thông đang tham gia tích cực để thực hiện nghị quyết này. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ dữ liệu tham gia thị trƣờng.
3.1.3.2 Những thách thức sẽ đến trong quá trình kinh doanh các dịch vụ dữ liệu trên mạng hữu tuyến
a. Cạnh tranh ngày càng gay gắt và mạnh mẽ
- Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế cũng đ ng nghĩa với cạnh tranh không chỉ tầm quốc gia, mà còn mở ra khu vực và quốc tế.
- Hội nhập giữa Viễn thông-Tin học-Truyền thông sẽ dẫn đến nhiều đối thủ cạnh tranh mới, nhiều lĩnh vực kinh doanh mới trên thị trƣờng viễn thông.
Có thể các khách hàng cũ của một doanh nghiệp lại trở thành đối thủ cạnh tranh của chính doanh nghiệp đó nhƣ Điện lực, Ngân hàng, Phát thanh truyền hình, các Công ty tin học...
- Trên thị trƣờng viễn thông đã xuất hiện cạnh tranh giữa các doanh nghiệp viễn thông trong nƣớc. Theo “Lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế ” của Ngành Bƣu điện trình Chính phủ phê duyệt thì tiến tới sẽ có các công ty liên doanh với nƣớc ngoài cung cấp dịch vụ viễn thông tại Việt Nam. Cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt.
- Từ cạnh tranh trên thị trƣờng viễn thông sẽ dẫn đến cạnh tranh trên thị trƣờng các ngu n lực (vốn, lao động, thiết bị, công nghệ...) cho các doanh nghiệp viễn thông. Nhƣ vậy, chúng ta không chỉ đối mặt với cạnh tranh ở thị trƣờng đầu ra, mà còn phải đối mặt với cạnh tranh ở thị trƣờng các yếu tố đầu vào cho sản xuất. Hơn nữa mức độ cạnh tranh ngày càng cao, quy mô ngày càng rộng. Từ chỗ chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nƣớc, tiến tới doanh nghiệp phải cạnh tranh với các nhà cung cấp dịch vụ liên doanh và nƣớc ngoài. Từ chỗ chỉ bị cạnh tranh ở một số dịch vụ tới chỗ bị cạnh tranh nhiều loại dịch vụ viễn thông.
- Nói về các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ dữ liệu trên mạng hữu tuyến trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, hiện có 3 doanh nghiệp đang cạnh tranh thu hút khách hàng: VNPT, Viettel, FPT nhƣng đã có một số doanh nghiệp đang điều tra, xem xét khả năng cung cấp dịch vụ nhƣ các công ty truyền hình cáp. Ngành phát thanh truyền hình cũng đang xây dựng mạng cáp quang đến các hộ gia đình tại một số địa bàn để cung cấp các dịch vụ truyền hình và internet, và mạng cáp quang đó cũng là tiền đề cho các dịch vụ viễn thông khác.
- Trong thập kỷ mới này kinh doanh trên thị trƣờng dịch vụ dữ liệu sẽ khó khăn hơn nhiều so với hiện nay. Do vậy, yêu cầu cao hơn đối với mọi
CBCNV nói chung, và nói riêng đối với ngƣời bán hàng về ngoại ngữ, tin học và kiến thức kinh doanh, bán hàng.
b. Khách hàng ngày càng khó tính và đòi hỏi ngày càng cao
- Cùng với xu hƣớng cạnh tranh ngày càng gia tăng, khách hàng ngày càng có nhiều quyền lựa chọn. Do vậy họ đòi hỏi ngày càng cao không chỉ về chất lƣợng, giá cả, sự tiện lợi mà còn cả về thái độ, phong cách phục vụ. - Mặt khác, sức ép từ dƣ luận xã hội cũng rất lớn, vì cả xã hội cũng phải cạnh tranh trong môi trƣờng kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế.
c. Luật pháp ngày càng chặt chẽ
- Luật lệ, cơ chế quản lý của Nhà nƣớc ngày càng chặt chẽ. Các bộ luật ngày càng dày thêm. Nhà nƣớc cũng đang thảo luận nhiều bộ luật nhằm tạo ra một môi trƣờng cạnh tranh công bằng cho mọi doanh nghiệp, nhƣ vậy sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trƣờng quốc tế để hội nhập thành công.
- Các đạo luật khác cũng sẽ dần dần đƣợc xây dựng và thực thi. Đó là các Luật Bƣu chính, Luật Viễn thông, chính sách kết nối mạng, chính sách nghĩa vụ phổ cập…
d. Cơ hội không giành riêng cho một doanh nghiệp nào cả
- Cơ hội mới không chỉ giành riêng cho một tổ chức, đơn vị nào cả. Nếu doanh nghiệp không nhanh chóng nắm bắt đƣợc và phục vụ xã hội tốt thì chính doanh nghiệp đó đã kích thích các đối thủ nhảy vào thị trƣờng viễn thông kinh doanh, và do vậy thúc đẩy sự cạnh tranh trở nên gay gắt hơn. Thực tế chứng tỏ rằng, thị trƣờng dịch vụ dữ liệu rất hấp dẫn, đã và đang thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia cạnh tranh với VNPT nói chung và VNPT Hà Tĩnh nói riêng.
3.2. MỤC TIÊU VÀ PHƢƠNG HƢỚNG THÚC ĐẨY KINH DOANH CÁC DỊCH VỤ DỮ LIỆU TRÊN MẠNG HỮU TUYẾN CỦA VNPT HÀ TĨNH
3.2.1. Mục tiêu phát triển kinh doanh dịch vụ dữ liệu trên mạng hữu tuyến của VNPT Hà Tĩnh
a. Về hạ tầng mạng lưới
- Duy trì, khai thác mạng lƣới công nghệ cũ đảm bảo phục vụ nhu cầu thực tế. Tập trung đầu tƣ phát triển mạng lƣới theo các công nghệ mới. Đặc biệt chú trọng cập nhật công nghệ và nâng cấp hệ thống mạng lõi.
- Ngầm hóa hạ tầng mạng ngoại vi của VNPT Hà Tĩnh nhằm đảm bảo an toàn mạng lƣới, nâng cao chất lƣợng dịch vụ và đảm bảo mỹ quan đô thị. - Xây dựng hạ tầng viễn thông đảm bảo năng lực làm nền tảng cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính, xây dựng chính phủ điện tử trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng hạ tầng thông tin phục vụ tốt công tác phòng chống thiên tai, an ninh quốc phòng.
- Xây dựng mạng truyền dẫn quang đến năm 2020 đảm bảo 100% số xã tổ chức đƣợc hội nghị truyền hình trực tuyến qua mạng.22
b. Về phát triển hệ thống bán hàng, chăm sóc khách hàng
- Phát triển hệ thống bán hàng, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, đảm bảo đáp ứng tốt và kịp thời yêu cầu của ngƣời sử dụng dịch vụ. Bao g m các điểm bán hàng, chăm sóc khách hàng cố định có bán kính phục vụ phù hợp, các điểm lƣu động và bán hàng, chăm sóc khách hàng qua mạng. 22
c. Về phát triển và nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý SXKD
- Tăng cƣờng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất và quản lý. Phát triển, hoàn thiện hệ thống quản lý sản xuất kinh doanh tiên tiến, gọn nhẹ, khoa học, hiệu quả, sử dụng các phƣơng tiện, công cụ quản lý hiện đại với chi phí hợp lý. 22
d. Về phát triển hệ thống nguồn nhân lực
- Xây dựng đội ngũ nhân lực của VNPT Hà Tĩnh có chất lƣợng cao, phù hợp cơ cấu sản xuất, đảm bảo thực hiện chiến lƣợc, chƣơng trình, kế hoạch phát triển kinh doanh của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đặc biệt tại các khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm. Sẵn sàng ngu n lực tham gia các chƣơng trình xã hội hóa triển khai ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông quy mô lớn của tỉnh. 22