Bài toán, bài toán có lời văn

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 4 5 thông qua việc giải các bài toán bằng phương pháp rút về đơn vị và phương pháp tỉ số (Trang 29 - 31)

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.1.5. Bài toán, bài toán có lời văn

1.1.5.1. Khái niệm về bài toán và bài toán có lời văn

Giải toán nói chung và giải toán tiểu học nói riêng là quá trình quan trọng trong quá trình dạy và học toán. Khi giải toán ta quan tâm đến hai vấn đề lớn: nhận dạng bài toán và lựa chọn phương pháp thích hợp.

Bài toán

- Theo nghĩa rộng: Bài toán là bất cứ vấn đề nào của khoa học hay cuộc sống cần đƣợc giải quyết.

- Theo nghĩa hẹp: Bài toán là vấn đề nào đó của khoa học hay cuộc sống cần đƣợc giải quyết bằng phƣơng pháp của toán học

Ở Tiểu học giải toán đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp, thậm chí nhiều khi còn đƣợc hiểu theo cách đơn giản hơn nữa: Bài toán là bài tập trong sách giáo khoa.

Bài toán có lời văn

Bài toán có lời văn là những bài toán mà đề bài có chứa lời văn.

Những bài toán khi giải chỉ việc áp dụng quy tắc gọi là những bài toán thuần túy toán học. Những bài toán mà đề bài có chứa lời văn, chúng ta phải dựa vào lời văn để rút ra các phép tính cần thực hiện gọi là các bài toán có lời văn. Ví dụ: Bài toán lớp 5 “Trƣớc đây mua 5m vải phải trả 60000 đồng. Hiện nay giá bán mỗi mét vải đã giảm 2000 đồng. Hỏi với 60000 đồng, hiện nay có thể mua đƣợc bao nhiêu mét vải nhƣ thế?” (SGK Toán lớp 5 trang 32)

Đề toán

Nói đến bài toán chúng ta nghĩ ngay đến đề bài và lời giải của bài toán đó. Đề bài của một bài toán gồm có hai phần chính là phần đã cho và phần cần tìm. Phần đã cho và phần cần tìm có thể là những con số, những số đo đại lƣợng, cũng có thể là những quan hệ.

Lời giải

Quá trình giải một bài toán là quá trình đi tìm phần cần tìm của nó. Về bản chất, quá trình giải là một suy luận hoặc một dãy những suy luận liên tiếp

nhằm rút ra phần cần tìm từ phần đã biết.

1.1.5.2. Vai trò, vị trí và tầm quan trọng của hoạt động giải toán có lời văn trong dạy và học Toán ở Tiều học

Giải toán là một thành phần quan trọng trong chƣơng trình giảng dạy bộ môn Toán ở bậc tiểu học. Nội dung của việc giải toán gắn chặt một cách hữu cơ với nội dung của số học, số tự nhiên, số thập phân, các đại lƣợng cơ bản và các yếu tố đại số, hình học có trong chƣơng trình. Vì vậy, việc giải toán có lời văn chiếm một vị trí quan trọng thể hiện ở các điểm sau:

- Các khái niệm và các quy tắc về toán trong sách giáo khoa nói chung đều đƣợc dạy thông qua việc giải toán. Việc giải toán giúp cho học sinh củng cố, vận dụng các kiến thức, rèn luyện kỹ năng tính toán. Đồng thời qua việc giải toán của học sinh mà giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những tiến bộ hoặc thiếu sót của các em về kiến thức, kỹ năng và tƣ duy để giúp các em khắc phục và phát huy.

- Việc kết hợp học với hành, kết hợp giảng dạy với đời sống đƣợc thực hiện thông qua việc cho học sinh giải toán, các bài toán liên hệ với cuộc sống một cách thích hợp giúp học sinh hình thành và rèn luyện những kỹ năng thực hành cần thiết trong đời sống hàng ngày, giúp các em biết vận dụng những kỹ năng đó trong cuộc sống.

- Việc giải toán góp phần quan trọng trong việc xây dựng cho học sinh những cơ sở ban đầu của lòng yêu nƣớc, thế giới quan duy vật biện chứng. Việc giải toán với những đề tài thích hợp có thể giới thiệu cho học sinh những thành tựu trong công cuộc xây dựng đất nƣớc, góp phần giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trƣờng, phát triển dân số có kế hoạch,... Việc giải toán còn giúp các em thấy đƣợc nhiểu khái niệm toán học, ví dụ các số, các phép tính, các đại lƣợng,... đều có nguồn gốc trong cuộc sống hiện thực, trong hoạt động của con ngƣời, thấy đƣợc mối quan hệ giữa các dữ kiện, giữa cái đã cho và cái phải tìm.

- Việc giải toán góp phần quan trọng trong việc rèn luyện cho học sinh năng lực tƣ duy và những đức tính tốt của ngƣời lao động mới. Khi giải một

bài toán tƣ duy, học sinh phải hoạt động một cách tích cực, các em cần phân biệt cái gì đã cho, cái gì cần tìm, thiết lập mối quan hệ giữa các dữ kiện đã cho và cái cần tìm; phải suy luận để nêu lên những phán đoán, rút ra những kết luận, thực hiện những phép tính cần thiệt để giải quyết vấn đề đặt ra. Hoạt động trí tuệ trong giải toán góp phần giáo dục cho các em ý chí vƣợt khó, tính cẩn thận chu đáo, làm việc có kế hoạch, thói quen xem xét có căn cứ, tự kiểm tra kết quả cộng việc mình làm, tính độc lập suy nghĩ, óc sáng tạo,...

- Việc giải toán giúp học sinh củng cố và vận dụng hiểu biết sâu sắc các kiến thức về số học, đo lƣợng, yếu tố hình học.

- Rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn cũng là một cách để rèn luyện giải quyết vấn đề không chỉ trong toán học mà còn tỏng các môn học khác cũng nhƣ trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 4 5 thông qua việc giải các bài toán bằng phương pháp rút về đơn vị và phương pháp tỉ số (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)