6. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.2.2. Nội dung điều tra
Đối với gi áo viên chúng tôi sẽ điều tra những vấn đề sau:
- Tìm hiểu nhận thức của giáo viên về vai trò, tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh.
- Tìm hiểu thực trạng của việc rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho HS tiểu học thông qua giải các bài toán bằng phƣơng pháp RVĐV và phƣơng pháp TS.
- Xác định những khó khăn của giáo viên tiểu học khi rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn cho HS tiểu học thông qua giải các bài toán bằng phƣơng pháp RVĐV và phƣơng pháp TS.
- Biện pháp rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn cho HS thông qua
giải các bài toán bằng phƣơng pháp RVĐV và phƣơng pháp TS.
Đối với học sinh: Thông qua những bài kiểm tra chúng tôi sẽ điều tra việc giải các bài toán có lời văn bằng phƣơng pháp RVĐV và phƣơng pháp TS của học sinh.
1.2.2.3. Đối tượng điều tra
Giáo viên đang trực tiếp giảng dạy và học sinh trƣờng Tiểu học Đinh Tiên Hoàng - thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ.
1.2.2.4. Phương pháp điều tra
- Phƣơng pháp phỏng vẫn. - Phƣơng pháp quan sát. - Phƣơng pháp An - két.
- Phƣơng pháp thống kê toán học. - Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia.
1.2.2.5. Kết quả điều tra
a) Về nhận thức của giáo viên về kỹ năng giải toán, vai trò, tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho HS
Qua thăm dò từ phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp, chúng tôi thu đƣợc kết quả sau:
- 100% (25/25) giáo viên đƣợc khảo sát có nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho HS Tiểu học.
- 72% (18/25) giáo viên đƣa ra đƣợc biện pháp củng cố kiến thức, quy trình giải bài toán để rèn luyện kỹ năng giải toán cho HS tiểu học thông qua giải các bài toán bằng phƣơng pháp RVĐV và phƣơng pháp TS.
- 67% (17/25) giáo viên đƣợc khảo sát hiểu đúng, đủ các kỹ năng thành phần của kỹ năng giải toán có lời văn cần rèn luyện cho HS.
- Trên 80% giáo viên đƣợc khảo sát cho rằng không đủ thời gian để giảng dạy rèn luyện kỹ năng giải toán cho HS tiểu học thông qua giải các bài toán bằng phƣơng pháp RVĐV và phƣơng pháp TS.
b) Về thực trạng của việc rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho HS lớp 4-5 thông qua giải các bài toán bằng phƣơng pháp RVĐV và phƣơng pháp TS.
Qua thực tiễn khảo sát và phỏng vấn trực tiếp với giáo viên, chúng tôi thấy:
Thực trạng của giáo viên
lƣợng trong bài toán còn chƣa sâu. HS chỉ tóm tắt một cách máy móc bằng lời về các dữ kiện của bài toán mà không nắm rõ đƣợc bản chất của mối quan hệ giữa các dữ kiện đó.
- Việc rèn cho HS kỹ năng phân biệt, lựa chọn phƣơng pháp RVĐV và phƣơng pháp TS để giải bài toán chƣa đƣợc chú trọng. Đôi khi giáo viên thƣờng chỉ ra trong một bài toán cụ thể mà vẫn chƣa chỉ ra một cách tổng quát cho HS: trong trƣờng hợp nào thì nên giải bằng phƣơng pháp RVĐV, trƣờng hợp nào thì giải bằng phƣơng pháp TS.
- Một số giáo viên vẫn chƣa chú trọng nhiều đến việc sử dụng phƣơng pháp RVĐV và phƣơng pháp TS để giúp HS giải toán, rèn các kỹ năng giải toán có lời văn cho HS.
- Một số giáo viên bỏ qua bƣớc phân tích về mối quan hệ, sự biến thiên của từng đại lƣợng trong bài mà hƣớng dẫn HS giải bài toán theo kiểu máy móc.
- Tuy nhiên, một số giáo viên cũng đã chú trọng phƣơng pháp RVĐV và phƣơng pháp TS để giúp HS giải toán. Hƣớng dẫn HS tìm ra cách giải hay, hấp dẫn.
- Đặc biệt, một số giáo viên đã quan tâm tới việc rèn luyện kỹ năng giải toán cho HS khá, giỏi. Hƣớng dẫn cho các em cách phân tích, cách giải các bài toán về tỉ lệ kép bằng phƣơng pháp RVĐV và phƣơng pháp TS, giúp HS nắm chắc phƣơng pháp giải và cách giải các dạng toán về tỉ lệ.
Thực trạng của học sinh
Qua tìm hiểu, trao đổi với HS về cách giải toán và việc rèn các kỹ năng giải toán có lời văn bằng phƣơng pháp RVĐV và phƣơng pháp TS, qua việc trực tiếp cho HS làm bài kiểm tra, chúng tôi nhận thấy một số vấn đề sau:
- Một số em không tóm tắt đƣợc bài toán ngắn gọn bằng lời, không nắm đƣợc bản chất của bài toán.
- Đối với HS khối 4, 5 thƣờng nhầm lẫn giữa bƣớc rút về đơn vị với bƣớc tìm tỉ số trong dạng toán về tỉ lệ, không xác định đƣợc với số liệu bài toán đã cho thì nên giải theo phƣơng pháp RVĐV hay phƣơng pháp TS.
- Một số em không phân tích đƣợc mối quan hệ giữa các đại lƣợng trong bài toán dẫn đến giải sai bài toán.
- Đối với dạng toán về tỉ lệ kép, HS không thiết lập đƣợc các mối quan hệ, không biết cách phân tích thành các bài toán tỉ lệ thuận đơn hoặc tỉ lệ nghịch đơn để tìm ra cách giải phù hợp. Vì thế hầu hết các bài toán liên quan đến tỉ lệ kép gây khó khăn cho HS khá và trung bình, chỉ có một số HS giỏi tiếp cận nhanh.
c) Những khó khăn của giáo viên tiểu học khi rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn cho HS tiểu học thông qua giải các bài toán bằng phƣơng pháp RVĐV và phƣơng pháp TS
Qua khảo sát, chúng tôi xác định đƣợc những khó khăn của giáo viên trong rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn bằng phƣơng pháp RVĐV và phƣơng pháp TS nhƣ sau:
- Khó khăn trong việc hƣớng dẫn HS nhận dạng, phân dạng bài toán có thể giải bằng phƣơng pháp rút về đơn vị và phƣơng pháp tỉ số. Đôi khi vận dụng chƣa linh hoạt đối với từng đối tƣợng HS. Hình thức tổ chức dạy học ít gây đƣợc hứng thú đối với HS. Một số giáo viên còn hạn chế hoặc ít có điều kiện để tiếp xúc với công nghệ thông tin để tìm tòi thêm tƣ liệu giảng dạy nên chƣa tìm ra đƣợc biện pháp phù hợp giúp các em phân biệt các dạng toán một cách dễ dàng.
- Khó khăn trong việc hƣớng dẫn HS vận dụng kiến thức vào thực tế Một số giáo viên còn phụ thuộc nhiều vào sách hƣớng dẫn giáo viên, do nhiều nguyên nhân giáo viên chƣa đi sâu khai thác các bài toán liên quan thực tiễn và sử dụng phƣơng pháp rút về đơn vị và phƣơng pháp tỉ số để giải.
- Khó khăn trong việc hƣớng dẫn HS khai thác sâu bài toán theo nhiều hƣớng khác nhau.
- Do trình độ của học sinh trong một lớp không đồng đều, thời gian giảng dạy lại hạn chế. Vì thế nếu giáo viên không có biện pháp thích hợp sẽ rất khó trong việc giảng dạy cho từng đối tƣợng HS. Khi giáo viên hƣớng dẫn cho học sinh khá giỏi khai thác sâu bài toán theo nhiều hƣớng thì có thể
những học sinh kém hơn sẽ gặp nhiều khó khăn trong tiếp thu kiến thức. Ngƣợc lại, nếu giáo viên chỉ quan tâm hƣớng dẫn nhứng học sinh hạn chế về năng lực giải toán thì lại không phát triển tốt cho những HS khá, giỏi. Do đó đây cũng là một khó khăn mà nhiều giáo viên gặp phải trong quá trình giảng dạy.
- Khó khăn trong việc nâng cao dần khả năng suy luận. Từng bƣớc phát triển tƣ duy linh hoạt, độc lập và nâng cao hứng thú tìm hiểu các cách giải khác nhau cho HS: Đối với từng đối tƣợng HS giáo viên nên có những biện pháp dạy học phù hợp, cách phân loại bài tập, mức độ khó dễ phù hợp, kèm theo đó là sự ân cần động viên, khuyến khích để giúp các em học tập và phát triển. Giáo viền cần không ngừng rèn luyện nâng cao trình độ, kiến thức, hiểu biết của bản thân để tăng cƣờng khả năng khai thác, phắt triển năng lực, tƣ duy sáng tạo, nâng cao hứng thú học tập cho HS. Đây cũng là một khó khăn đối với nhiều giáo viên.
Nguyên nhân của các khó khăn
Qua tìm hiểu chúng tôi biết đƣợc các hạn chế, khó khăn của giáo viên trong việc rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn cho HS thông qua giải các bài toán bằng phƣơng pháp rút về đơn vị và phƣơng pháp tỉ số do những nguyên nhân sau:
- Từ việc dạy theo kiểu áp đặt của thầy và HS tiếp thu kiến thức một cách thụ động các quy tắc, các công thức, chƣa nắm vững kiến thức, không sâu, không hiểu đƣợc bản chất của vấn đề, chỉ biết áp dụng dập khuôn, máy móc. Khi giáo viên ra những bài toán cấu trúc hơi khác một chút là HS làm sai hoặc không làm đƣợc bài.
- Khi hƣớng dẫn HS giải các bài toán bằng phƣơng pháp rút về đơn vị và phƣơng pháp tỉ số giáo viên chƣa đi sâu chỉ cho HS biết cách phân tích mối quan hệ giữa các đại lƣợng, giữa các giá trị của đại lƣợng, từ đó để tìm ra cách giải phù hợp, đúng đắn.
- Một số em chƣa hứng thú, thiếu sự chú ý, chƣa tích cực tham gia vào giờ học nên chƣa hiểu bài, dẫn đến không làm đƣợc bài.
- Tƣ duy của các em chủ yếu là dựa vào trực quan. Nhƣng bài toán có lời văn lại cần nhiều đến tƣ duy trừu tƣợng nên HS lúng túng, gặp nhiều khó khăn, thậm chí không làm đƣợc bài toán.
- Thời gian giảng dạy trên lớp ít, khối lƣợng kiến thức nhiều ít có thời gian rèn luyện lại các kiến thức đã học.
- Việc tìm ra các biện pháp hợp lý để hƣớng dẫn học sinh trong quá trình dạy học cũng chƣa đƣợc chú trọng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về việc rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 - 5 nói riêng, chúng tôi xin rút ra một số kết luận:
1. Đa số giáo viên thấy đƣợc vai trò và tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn thông qua giải các bài toán bằng phƣơng pháp RVĐV và phƣơng pháp TS.
2. Giáo viên đã sử dụng một số biện pháp trong rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn cho HS thông qua giải các bài toán bằng phƣơng pháp RVĐV và phƣơng pháp TS.
3. Qua điều tra thấy đƣợc những khó khăn, hạn chế của giáo viên trong việc rèn luyện kỹ năng giải toán cho HS bằng phƣơng pháp RVĐV và phƣơng pháp TS.
4. Việc rèn kỹ năng giải toán, phát triển khả năng lập suy luận, phát triển khả năng tƣ duy logic, khả năng nhìn nhận vấn đề dƣới nhiều khía cạnh cho HS lớp 4 - 5 thông qua giải các bài toán bằng phƣơng pháp RVĐV và phƣơng pháp TS là rất cần thiết góp phần nâng cao hiệu quả dạy học toán ở tiểu học nói chung, ở các lớp cuối bậc tiểu học nói riêng.
CHƢƠNG 2. BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÔNG QUA VIỆC GIẢI CÁC
BÀI TOÁN BẰNG PHƢƠNG PHÁP RÚT VỀ ĐƠN VỊ VÀ PHƢƠNG PHÁP TỈ SỐ
2.1. Mục đích và ý nghĩa của việc rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn - Nhằm giúp học sinh luyện tập, củng cố, vận dụng các kiến thức và thao tác thực hành đã học, rèn luyện kỹ năng tính toán, vận dụng kiến thức đã học về các dạng toán vào giải các bài toán có lời văn, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.
- Giúp học sinh từng bƣớc phát triển năng lực tƣ duy, rèn luyện phƣơng
pháp và kỹ năng suy luận, phƣơng pháp giải quyết vấn đề, khả năng quan sát, phỏng đoán, tìm tòi, góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo.
- Củng cố, rèn luyện các thao tác, quy trình các bƣớc giải toán có lời văn, giúp học sinh tự tin hơn với các dạng toán có lời văn, nâng cao kết quả, chất lƣợng dạy và học.
- Rèn luyện cho học sinh những đặc tính và phong cách làm việc của ngƣời lao động nhƣ cẩn thận, chu đáo, có ý chí vƣợt khó, làm việc nề nếp và tác phong khoa học. Ở học sinh lớp 4 - 5, kiến thức toán đối với các em không còn mới lạ, khả năng nhận thức của các em đã đƣợc hình thành và phát triển ở các lớp trƣớc, tƣ duy bắt đầu có chiều hƣớng bền vững và đang ở giai đoạn phát triển.
- Mặt khác, đã có những vốn sống, vốn hiểu biết nhất định. Tuy nhiên trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều, yêu cầu đặt ra khi giải bài toán có lời văn cao hơn những lớp trƣớc, các em phải đọc nhiều, viết nhiều, bài làm phải trả lời chính xác với phép tính, với các yêu cầu của bài toán đƣa ra, nên thƣờng vƣớng mắc về vấn đề trình bày bài giải. Qua điều tra, khảo sát thực tế học sinh lớp 4 - 5 cho thấy, có đến 70 - 80% học sinh chƣa thành thạo về giải toán có lời văn.
giải toán có lời văn là vô cùng cần thiết.
2.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
Ở tiểu học trong các tiết học trên lớp, học sinh chỉ tiếp thu các phƣơng pháp giải toán thông qua các bài giải cụ thể, không đƣợc nêu thành hệ thống. Việc rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn bằng phƣơng pháp rút về đơn vị và phƣơng pháp tỉ số là một trong những vấn đề quan trọng, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy và học toán.
Điều đó yêu cầu khi rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn bằng phƣơng pháp rút về đơn vị và phƣơng pháp tỉ số cho học sinh lớp 4 - 5 cần phải đảm bảo tuân thủ một số nguyên tắc cụ thể sau đây:
2.2.1. Đảm bảo tính khoa học
Khi rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 4 - 5 thông qua việc giải các bài toán bằng phƣơng pháp rút về đơn vị và phƣơng pháp tỉ số cần đảm bảo tính chính xác, chặt chẽ, trang bị cho học sinh tri thức khoa học toán học thông qua rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn. Thông qua việc giải các bài toán có lời văn bằng phƣơng pháp rút về đơn vị và phƣơng pháp tỉ số, học sinh đƣợc rèn luyện kỹ năng tính toán, suy nghĩ, suy luận và kỹ năng giải quyết vấn có căn cứ khoa học. Trong rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn giáo viên cần chú ý một số điểm sau:
- Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản, cần thiết để các em có thể giải các bài toán có lời văn, sau đó nâng cao dần mức độ các bài toán có lời văn giải bằng phƣơng pháp rút về đơn vị và phƣơng pháp tỉ số
- Giúp cho học sinh hiểu đƣợc bản chất của các bài toán giải bằng phƣơng pháp rút về đơn vị và phƣơng pháp tỉ số, từ đó giúp các em biết cách phân chia các bài toán thành các dạng bài, giúp học sinh hiểu sâu hơn.
- Bồi dƣỡng cho học sinh kỹ năng phân tích, tổng hợp, khả năng suy luận, tƣ duy một cách khoa học và logic.
- Trình bày các dạng bài toán theo một hệ thống logic từ đơn giản đến phức tạp, giúp học tiếp thu kiến thức một cách khoa học.
và tính tập thể của việc dạy học
Trong quá trình dạy học luôn diễn ra sự phân hóa trình độ giữa các em học sinh, do đó, giáo viên cần chú ý:
- Nắm đƣợc trình độ, năng lực của từng đối tƣợng học sinh để từ đó có