Tổ chức thực nghiệm

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 4 5 thông qua việc giải các bài toán bằng phương pháp rút về đơn vị và phương pháp tỉ số (Trang 81 - 83)

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.4. Tổ chức thực nghiệm

3.4.1. Triển khai thực nghiệm.

Trƣớc khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi tiến hành tìm hiểu một số đặc điểm của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng, cho 2 nhóm làm bài kiểm tra đầu vào.

Theo kết quả điều tra ban đầu thì trình độ học sinh ở 2 nhóm là tƣơng đối đều và tƣơng đƣơng nhau, trong lớp không có học sinh yếu, kém. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực nghiệm

Tôi tiến hành dạy thực nghiệm dạy 2 tiết và 2 bài kiểm tra. Trƣớc khi tiến hành thực nghiệm, tôi đã trao đổi kỹ với giáo viên chủ nhiệm của hai lớp 4A5 và 4A2 về mục đích, cách thức, kế hoạch cụ thể cho cả quá trình thực nghiệm. Để chuẩn bị cho mỗi tiết dạy, tôi đã chuẩn bị chu đáo giáo án, nội dung, phƣơng pháp và nghiên cứu kỹ giáo án, cách giải của từng bài tập.

Trong quá trình dạy thực nghiệm, với các bài toán có lời văn về tỉ lệ, chúng tôi đã hƣớng dẫn học sinh phân tích các dữ kiện của bài toán, mối quan hệ giữa các dữ kiện đó, đƣa các bài toán hình về dạng toán điển hình, áp dụng phƣơng pháp RVĐV hoặc phƣơng pháp TS để giải bài toán. Đồng thời chúng tôi cũng hƣớng dẫn cho học sinh cách phân biệt mối quan hệ giữa các số liệu trong bài toán tỉ lệ, để khi đọc bài toán, học sinh xác định đƣợc phƣơng pháp giải chung nên dùng phƣơng pháp RVĐV hay phƣơng pháp TS để giải bài toán đó. Với việc đƣa ra các ví dụ và làm một số bài tập trong sách giáo khoa, chúng tôi đã kiểm chứng đƣợc việc rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh Tiểu học thông qua phƣơng pháp RVĐV và phƣơng pháp TS.

Để rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh Tiểu học thông qua Phƣơng pháp RVĐV và phƣơng pháp TS, chúng tôi đã thiết kế giáo án để có thể tổ chức cho học sinh tìm hiểu vấn đề, giải quyết vấn đề trong học tập theo hƣớng tích cực hóa hoạt động của học sinh theo phƣơng pháp đổi mới.

gợi mở vấn đề cho học sinh, khi học sinh đã giải quyết đƣợc vấn đề đặt ra trong bài toán, chúng tôi củng cố các kỹ năng giải toán, khắc sâu kiến thức cho học sinh về việc giải toán bằng phƣơng pháp RVĐV và phƣơng pháp TS.

Sau các tiết dạy thực nghiệm, chúng tôi cho học sinh làm bài kiểm tra số 2 trong thời gian 40 phút.

Đối với lớp đối chứng, giáo viên vẫn dạy những giờ dạy bình thƣờng theo chƣơng trình và thời khóa biểu của nhà trƣờng quy định. Chúng tôi đã chuẩn bị bài kiểm tra và cho học sinh làm bài kiểm tra số 2 giống với lớp thực nghiệm.

3.4.2. Phƣơng thức đánh giá kết quả thực nghiệm

3.4.2.1. Đánh giá định tính

Trong phần này chúng tôi trình bày những ý kiến vắn tắt về tiết dạy và những ý kiến nhận xét đánh giá thông qua việc quan sát, phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với giáo viện chủ nhiệm lớp, các thầy cô giáo tham gia dự giờ, đánh giá của ban giám hiệu nhà trƣờng về giờ dạy thực nghiệm và học sinh nhóm thực nghiệm. Ngoài ra, đồng thời quan sát những biểu hiện và tốc độ thực hiện các yêu cầu giải toán của học sinh trong học tập.

3.4.2.2. Đánh giá định lượng

Các số liệu về điểm của bài kiểm tra đƣợc tập hợp và xử lý thông qua so sánh tỉ lệ các thang điểm.

Tiêu chí đánh giá:

Sau khi áp dụng một số biện pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn thông qua việc giải các bài toán bằng phƣơng pháp RVĐV và phƣơng pháp TS cho học sinh lớp 4 - 5, học sinh phát triển đƣợc năng lực giải toán, kỹ năng thực hành của các em đƣợc nâng cao, từ dó việc giải toán của các em trở nên dễ dàng hơn, năng lực giải toán của các em đƣợc phát triển và tiến bộ rõ rệt.

Chúng tôi đã xây dựng thang điểm đánh giá nhƣ sau: - Hoàn thành tốt: Bài làm đạt 9 - 10 điểm.

- Chƣa hoàn thành: Bài làm dƣới 5 điểm.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 4 5 thông qua việc giải các bài toán bằng phương pháp rút về đơn vị và phương pháp tỉ số (Trang 81 - 83)