Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 4 5 thông qua việc giải các bài toán bằng phương pháp rút về đơn vị và phương pháp tỉ số (Trang 83 - 88)

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.5. Kết quả thực nghiệm

3.5.1. Kết quả trƣớc khi thực nghiệm

Bảng 3.1. Bảng kết quả kiểm tra đầu vào

Đối tƣợng Mức độ Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng Số lƣợng % Số lƣợng % Hoàn thành tốt 10 33,33 9 30 Hoàn thành 15 50 17 56,67 Chƣa hoàn thành 5 16,67 4 13,33 Tổng 30 100 30 100

Biểu đồ 3.1. Kết quả kiểm tra đầu vào của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng

Sau khi sử dụng hệ thống các biện pháp rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn thông qua việc giải các bài toán bằng phƣơng pháp RVĐV và phƣơng pháp TS cho học sinh nhóm thực nghiệm (lớp 4A5). Còn với nhóm đối chứng (lớp 4A2) không sử dụng hệ thống các biện pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn bằng phƣơng pháp RVĐV và phƣơng pháp TS tại trƣờng Tiểu học Đinh Tiên Hoàng - thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ. Chúng tôi tiến hành kiểm tra

0 10 20 30 40 50 60

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành

Lớp 4A5 Lớp 4A2

kết quả đầu ra bằng 1 bài kiểm tra và thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

3.5.2. Kết quả sau khi thực nghiệm

a) Đánh giá định tính

Sau quá trình tiến hành thực nghiệm, chúng tôi rút ra một số kết luận định tính:

Qua 2 tiết giảng dạy thực nghiệm, sử dụng phiếu thăm dò ý kiến các giáo viên dự giờ. Trong tiết học thực nghiệm có sử dụng biện pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn bằng phƣơng pháp RVĐV và phƣơng pháp TS: Học sinh tích cực, chủ động, sôi nổi hƣởng ứng và khám phá phƣơng pháp giải toán này, giờ học sôi nổi bởi những ý kiến tranh luận của của học sinh khi tham gia đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hứng thú, đặc biệt là khả năng lôi cuốn học sinh tích cực hoạt động, tự học cao hơn. Nhiểu học sinh có năng khiếu toán đã chủ động khám phá tìm tòi, khai thác các bài toán khi sử dụng phƣơng pháp RVĐV và phƣơng pháp TS.

b) Đánh giá định lượng

Bảng 3.2. Bảng kết quả kiểm tra đầu ra

Đối tƣợng Mức độ

Nhóm thực nghiệm (4A5) Nhóm đối chứng (4A2)

Số lƣợng % Số lƣợng %

Hoàn thành tốt 14 46.67 9 30

Hoàn thành 15 50 12 40

Chƣa hoàn thành 1 3.33 9 30

Biểu đồ 3.2. Kết quả kiểm tra đầu ra của hai nhóm

Qua số liệu thống kê trong bảng và biểu đồ thấy đƣợc sự thay đổi rõ rệt sau quá trình thực nghiệm. Với mức độ yêu cầu của bài kiểm tra số 2 nâng cao hơn so với bài kiểm tra số 1, học sinh ở nhóm thực nghiệm có kết quả hoàn thành tốt cao hơn so với lớp đối chứng, hầu hết học sinh của lớp biết cách làm bài toán, biết phân loại dạng toán có lời văn giải bằng phƣơng pháp RVĐV và phƣơng pháp TS thành những dạng toán nhỏ, biết thực hiện các bƣớc và trình bày lời giải theo đúng quy trình, thể hiện:

Nhóm thực nghiệm:

- Tỉ lệ học sinh đạt mức hoàn thành tăng rõ rệt. Kết quả kiểm tra đầu vào (trƣớc khi tiến hành thực nghiệm) mức hoàn thành đạt 83,33 %; kết quả kiểm tra đầu ra (sau khi thực nghiệm), mức hoàn thành đạt 96,67%, tăng lên 13,34 %. Mức chƣa hoàn thành giảm từ 16,67% xuống 3,33%.

Nhóm đối chứng:

Trƣớc và sau kiểm tra đầu vào đầu ra mức độ hoàn thành trở lên mức chƣa có sự biến động lớn.

Kết luận rút ra từ thực nghiệm

Từ việc vận dụng các biện pháp rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh thông qua phƣơng pháp RVĐV và phƣơng pháp TS chúng tôi nhận thấy kỹ năng giải toán có lời văn của học sinh đƣợc nâng lên, giúp học

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành

Lớp 4A5 Lớp 4A2

sinh có thái độ hứng thú, tích cực trong học tập.

Khi tiếp cận với dạng toán tỉ lệ nói riêng và các dạng toán có lời văn nói chung, học sinh không còn bỡ ngỡ, lúng túng trƣớc các dữ kiện của bài toán mà đã biết cách phân tích để tìm ra hƣớng dẫn.

Khi gặp dạng toán về tỉ lệ, học sinh không còn lúng túng trƣớc việc lựa chọn phƣơng pháp giải mà đã nhanh chóng phát hiện ra bài này nên làm bằng phƣơng pháp rút về đơn vị hay phƣơng pháp tỉ số để tìm ra kết quả của bài toán thuận lợi hơn.

Đối với dạng toán về tỉ lệ kép, học sinh đã biết cách phân tích để chuyển hóa thành bài toán đơn và giải quyết một cách dễ dàng. Đồng thời kỹ năng đặt lời giải chính xác với từng phép tính của học sinh cũng đƣợc nâng cao.

Nhƣ vậy qua việc tiếp cận giải toán có lời văn bằng phƣơng pháp RVĐV và phƣơng pháp TS học sinh đƣợc rèn luyện và củng cố, nắm chắc kỹ năng giải toán có lời văn.

Bằng hình thức kiểm tra nghiêm túc và qua bảng thống kê, biểu đồ kết quả của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng cho thấy mức độ từ hoàn thành trở lên của nhóm thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng, tỉ lệ học sinh ở mức chƣa hoàn thành thấp hơn. Điều này chứng tỏ học sinh ở lớp thực nghiệm nắm chắc kỹ năng giải toán và thực hành toán nhanh hơn, chính xác hơn so với học sinh ở lớp đối chứng. Đồng thời cũng cho thấy ƣu thế của việc sử dụng phƣơng pháp RVĐV và phƣơng pháp TS trong việc rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh Tiểu học, giúp học sinh nắm chắc các kỹ năng giải toán có lời văn.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Chƣơng 3, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sƣ phạm: Kiểm tra đầu vào, kiểm tra đầu ra, thu thập các số liệu, trình bày số liệu dƣới dạng bảng, biểu đồ, so sánh kết quả trƣớc và sau thực nghiệm. Đồng thời phân tích và xử lý một số số liệu. Từ đó rút ra một số kết luận về hiệu quả của một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn bằng phƣơng pháp RVĐV và phƣơng pháp TS.

- Về mặt định tính: Học sinh hứng thú, tích cực, chủ động, phối hợp, liên kết cùng giúp đỡ nhau trong rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn bằng phƣơng pháp RVĐV và phƣơng pháp TS. Học sinh không chỉ nắm đƣợc kiến thức cơ bản mà còn nắm vững kỹ năng giải toán có lời văn thông qua việc vận dụng các bƣớc giải toán có lời văn nói chung, giải toán bằng phƣơng pháp RVĐV và phƣơng pháp TS nói riêng.

- Về mặt định lƣợng: Đối với nhóm thực nghiệm, sau khi sử dụng các biện pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn mà đề tài xây dựng, qua kết quả kiểm tra đầu ra cho thấy mức độ hoàn thành tốt, hoàn thành cao hơn so với nhóm đối chứng. Thông qua đó bƣớc đầu khẳng định tính thiết thực và khả thi của các biện pháp đã xây dựng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã thu đƣợc một số kết quả sau:

1.1. Đề tài đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực trạng về rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn nói chung và kỹ năng giải toán bằng phƣơng pháp RVĐV và phƣơng pháp TS nói riêng.

1.2. Đề tài đã xác định đƣợc một số nguyên tắc xây dựng các biện pháp rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn thông qua việc giải các bài toán bằng phƣơng pháp RVĐV và phƣơng pháp TS.

1.3. Đề xuất một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn bằng phƣơng pháp RVĐV và phƣơng pháp TS.

1.4. Thực hiện các biện pháp rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn bằng phƣơng pháp RVĐV và phƣơng pháp TS trong dạy học toán sẽ góp phần nâng cao kết quả học tập môn toán nói chung và giải toán có lời văn nói riêng.

1.5. Qua thực nghiệm sƣ phạm, bƣớc đầu khẳng định các biện pháp rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn bằng phƣơng pháp RVĐV và phƣơng pháp TS là có tính khả thi.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 4 5 thông qua việc giải các bài toán bằng phương pháp rút về đơn vị và phương pháp tỉ số (Trang 83 - 88)