Củng cố cho học sinh phƣơng pháp, quy trình giải bài toán có lời văn,

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 4 5 thông qua việc giải các bài toán bằng phương pháp rút về đơn vị và phương pháp tỉ số (Trang 50 - 53)

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Củng cố cho học sinh phƣơng pháp, quy trình giải bài toán có lời văn,

văn, rèn luyện cho học sinh thói quen thực hiện giải bài toán có lời văn theo các bƣớc.

2.3.1.1. Cơ sở khoa học của biện pháp

Qua tìm hiểu và khảo sát thực tiễn, chúng tôi nhận thấy rằng: Việc củng cố cho học sinh phƣơng pháp, các bƣớc giải bài toán có lời văn, rèn luyện cho học sinh thói quen thực hiện giải bài toán theo các bƣớc là một việc làm thiết thực và có tầm quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng giải toán cho học sinh. Khi nắm vững đƣợc phƣơng pháp và các bƣớc giải toán, các em sẽ dễ dàng trong việc phát hiện và giải quyết bài toán, có đƣợc những suy luận logic, lập luận chặt chẽ cho bài toán, từ đó góp phần rèn luyện tính cẩn thận, chu đáo và trung thực cho học sinh, tính độc lập trong học tập và nghiên cứu.

2.3.1.2. Mục đích sử dụng biện pháp

Củng cố cho học sinh phƣơng pháp, các bƣớc giải bài toán có lời văn, rèn luyện cho học sinh thói quen thực hiện giải bài toán có lời văn theo các bƣớc sẽ góp phần rèn luyện cho học sinh các kỹ năng nhƣ: Kỹ năng nhận định để xác định và đƣa các bài toán có lời văn về dạng toán mà các em đã biết cách giải; kỹ năng xác định bài toán thuộc dạng toán đơn hay hợp để từ đó tìm ra biện pháp và các bƣớc giải sao cho phù hợp với bài toán; kỹ năng diễn tả tổng hợp bài toán dƣới dạng tóm tắt; kỹ năng thực hiện thành thói quen các bƣớc trong quy trình giải từng dạng bài toán,... Do vậy giáo viên cần củng cô cho học sinh phƣơng pháp, các bƣớc giải bài toán có lời văn, rèn luyện cho học sinh thói quen thực hiện giải bài toán có lời văn theo các bƣớc một cách thƣờng xuyên và có kế hoạch để giúp rèn luyện và phát triển kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh, từ đó góp phần nâng cao chất lƣợng học toán cho học sinh.

2.3.1.3. Thực hiện biện pháp

sinh giải các bài toán có lời văn theo quy trình các bƣớc sau:

Bước 1: Tìm hiểu đề bài

a) Nghiên cứu kỹ đề bài

Bƣớc này yêu cầu học sinh phải đọc kỹ đề bài, nhớ các dữ kiện bài toán đã cho một cách chính xác và nắm vững yêu cầu của đề bài. Không nên tính toán khi chƣa đọc kỹ đề.

b) Thiết lập mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm (thông qua tóm tắt)

Hƣớng dẫn học sinh tóm tắt nội dung bài toán bằng ngôn ngữ và ký hiệu ngắn gọn để ghi tóm tắt các điều kiện; hoặc minh họa các điều kiện này bằng sơ đồ, hình vẽ.

Giáo viên có thể giúp các em nhấn mạnh những từ quan trọng mà nhiều khi học sinh đọc không kỹ đề bài đã bỏ sót dẫn tới làm bài sai. Từ đó tóm tắt bài toán.

Bước 2: Lập kế hoạch tìm ra cách giải

Dựa vào việc nhận dạng bài toán ở bƣớc 1, ở bƣớc này giáo viên hƣớng dẫn học sinh cách giải bắt đầu từ yêu cầu của bài toán.

- Muốn giải đáp những yêu cầu của đề bài thì cần phải biết những gì? - Những điều đó đề bài đã cho biết chƣa?

- Nếu chƣa biết thì tìm bằng cách nào? Bằng những phép tính gì?

- Dựa vào đâu để tìm? Học sinh cần nhận ra bài toán đã cho thuộc dạng toán nào?

Trên cơ sở đó, suy nghĩ để thiết lập trình tự giải bài toán. Đây là bƣớc quan trọng vì nó giúp cho học sinh tìm ra đƣợc cách giải bài toán.

Bước 3: Thực hiện kế hoạch giải

Từ bƣớc 2, HS sẽ vạch ra đƣợc thứ tự trình bày bài giải: “Cần tìm điều gì trƣớc, điều gì sau?” Tất nhiên những gì tìm đƣợc nhờ vào những dữ kiện cho sẵn trong bài sẽ đƣợc trình bày trƣớc làm cơ sở cho phân tích sau. Bƣớc này giúp học sinh trình bày lời giải.

thử đáp số tìm ra có trả lời đúng câu hỏi của bài toán, có phù hợp với điều kiện của bài toán không.

Bước 4: Nhìn lại bài toán

Đây là công đoạn cuối của hƣớng dẫn giải toán nhƣng nó có vai trò quan trọng để kiểm tra lại việc giải bài toán, nhìn nhận quá trình giải, khai thác bài toán, tìm lời giải khác của bài toán…Giáo viên cần hƣớng dẫn học sinh thực hiện công việc này một cách thƣờng xuyên.

Ví dụ 2.1. Dùng 30m vải thì may đƣợc 6 bộ quần áo nhƣ nhau. Hỏi dùng 100m vải cùng loại thì may đƣợc bao nhiêu bộ quần áo nhƣ thế?

Bước 1: Tìm hiểu đề toán

Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kỹ đề bài để xác định: Trong bài toán này xuất hiện 3 đại lƣợng:

- Số mét vải để may 1 bộ quần áo là đại lƣợng không đổi.

- Số bộ quần áo và số mét vải là 2 đại lƣợng biến thiên theo tƣơng quan tỉ lệ thuận.

- Bài toán cho biết gì? (Số mét vải để may 6 bộ quần áo)

- Bài toán yêu cầu gì? (100m vải may đƣợc bao nhiêu bộ quần áo nhƣ thế?

- Muốn trả lời yêu cầu của bài toán ta làm thế nào? (lấy 100m vải chia cho số mét vải may 1 bộ quần áo)

- Số mét vải may 1 bộ quần áo ta đã biết hay chƣa biết ?

- Phải tìm số mét vải may 1 bộ quần áo nhƣ thế nào? (Lấy 30m vải chia cho 6 bộ quần áo)

Tóm tắt bài toán ngắn gọn, dẽ hiểu, đúng và đủ dữ kiện: 30m vải: 6 bộ quần áo

100m vải: ? bộ quần áo

Bước 2: Tìm tòi và lập kế hoạch giải

Số mét vải may 1 bộ quần áo suy ra số bộ quần áo may đƣợc từ 100m vải Từ cách tìm tòi lập luận nhƣ trên, tra tìm đƣợc trình tự để giải bài toán. Trƣớc hết ta tính số mét vải để may 1 bộ quần áo. Tính đƣợc số mét vải để

may 1 bộ quần áo ta sẽ tính đƣợc 100m vải may đƣợc bao nhiêu bộ quần áo nhƣ thế.

Bước 3: Thực hiện kế hoạch giải

Số mét vải dùng để may 1 bộ quần áo là: 30 : 6 = 5 (m)

Dùng 100m vải may đƣợc số bộ quần áo là: 100 : 5 = 20 (bộ)

Đáp số: 20 bộ quần áo.

Bước 4: Kiểm tra kết quả, trả lời, khai thác bài toán.

Chẳng hạn từ bài toán này có thể hướng dẫn HS thiết kế các bài toán tương tự bắng cách thay đổi số liệu ta có bài toán:

- Dùng 40m vải thì may được 10 bộ quần áo như nhau. Hỏi dùng 120m vải cùng loại thì may được bao nhiêu bộ quần áo như thế?

Hoặc thay đổi văn cảnh, số liệu có bài toán:

- 5 bao gạo cân nặng 250kg. Hỏi 20 bao gạo như thế cân năng bao nhiêu ki- lô – gam?

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 4 5 thông qua việc giải các bài toán bằng phương pháp rút về đơn vị và phương pháp tỉ số (Trang 50 - 53)