Kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao chất lƣợng dịch vụhành chính công trong

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công trong quản lý đất đai trên địa bàn thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ (Trang 40 - 44)

7. Tổng hợp các công trình nghiên cứu liên quan

1.3. Kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao chất lƣợng dịch vụhành chính công trong

trong quản lý đất đai

1.3.1. Kinh nghiệm tại huyện Đông Anh, Hà Nội

Huyện Đông Anh là một huyện có diện tích khá rộng lớn của Hà Nội. Cải cách TTHC trong của lĩnh vực đất đai là một trong những thủ tục đƣợc Huyện Đông Anh quan tâm và đƣợc thực hiện theo cơ chế một cửa. Ngƣời dân có thể tra cứu các quy trình, trình tự giải quyết tại bộ phận "một cửa" quận, nhƣ: thủ tục hồ sơ; thời gian giải quyết; phí, lệ phí …; tra cứu trực tuyến trạng thái giải quyết TTHC của mình nộp hồ sơ qua mạng Internet; Huyện Đông Anh đã áp dụng tiêu chuẩn ISO vào hoạt động của UBND, đƣợc Tổng cục Tiêu chuẩn Ðo lƣờng - Chất lƣợng cấp Giấy chứng nhận lần đầu vào tháng 1-2009 và giữ vững cho đến nay. Từ khi triển khai cải cách TTHC, tất cả các phòng, ban, đơn vị của quận và UBND phƣờng, xã đều phải xác định cụ thể nội dung công việc, phân công rõ trách nhiệm, tiến độ thực hiện, thời hạn hoàn thành...

Những cải cách mạnh mẽ trong việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ phụ trách "một cửa", "một cửa liên thông" của Huyện đã mang lại nhiều chuyển biến ở các phòng, ban cũng nhƣ UBND các xã, trị trấn. Huyện đã xây dựng và ban hành tiêu chí đánh giá, xếp loại các phƣờng, xã trong thực hiện cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông"; đồng thời tổ chức kiểm tra, đánh giá sáu tháng một lần đối với các phƣờng, xã đã triển khai thực hiện lấy điển hình để nhân rộng. Cách làm này đã thật sự tác động đến Ðảng ủy, UBND, trực tiếp là Chủ tịch UBND xã, thị trấn trong việc tổ chức thực hiện công tác cải cách nói chung và hoạt động của bộ phận "một cửa" nói riêng ở địa phƣơng mình. Qua đó nâng cao vai trò của ngƣời đứng đầu, tinh thần, trách nhiệm của cán bộ, công chức trong giải quyết TTHC cho tổ chức, công dân.

1.3.2. Kinh nghiệm tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

Những năm qua, Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) huyện Quế Võ luôn nỗ lực vƣợt qua khó khăn, đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), tạo điều kiện thuận lợi cho tập thể, cá nhân đến giao dịch, góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nƣớc về đất đai. Để tạo điều kiện thuận lợi

cho ngƣời dân đến giao dịch, nâng cao chất lƣợng giải quyết TTHC, VPĐKĐĐ huyện Quế Võ thƣờng xuyên rà soát các văn bản quy định của pháp luật về đất đai, tham mƣu kịp thời với cơ quan cấp trên sửa đổi, bổ sung và ban hành các TTHC đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; quán triệt cán bộ, công chức nghiêm túc thực hiện việc tiếp nhận và trả kết quả TTHC đảm bảo đúng thành phần hồ sơ, trình tự thực hiện, thời gian, thẩm quyền giải quyết. Tại bộ phận “một cửa”, “một cửa liên thông” của VPĐKĐĐ huyện Quế Võ niêm yết công khai, đầy đủ, kịp thời, chính xác bộ TTHC theo đúng quy định nhƣ: Danh mục TTHC, mức phí, thời gian giải quyết. VPĐKĐĐ huyện Quế Võ còn thiết lập đƣờng dây nóng, hòm phiếu để ngƣời dân thông tin, phản ánh trƣờng hợp vi phạm quy định và có hiện tƣợng nhũng nhiễu, gây khó khăn cho tập thể, cá nhân đến giao dịch; bố trí cán bộ đúng trình độ chuyên môn, hƣớng dẫn ngƣời dân làm các thủ tục; thực hiện cùng lúc nhiều thủ tục nhằm rút ngắn thời gian giải quyết, chi phí cho ngƣời dân. Ví dụ nhƣ: Thực hiện đăng ký biến động đất đai với đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất. Theo quy định, thời gian để giải quyết thủ tục đăng ký biến động đất đai là 15 ngày, đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất là 5 ngày. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho ngƣời dân đến đăng ký, VPĐKĐĐ Huyện Quế Võ giải quyết lồng ghép 2 thủ tục cùng một lúc, thời gian giải quyết hồ sơ và trả kết quả ngay trong ngày làm việc.

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải quyết TTHC công trong lĩnh vực đất đai, VPĐKĐĐ huyện Quế Võ đầu tƣ trang thiết bị, công nghệ thông tin ngày càng hiện đại. Đặc biệt, áp dụng phần mềm Microstation hỗ trợ cho việc chỉnh sửa, vẽ bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất đƣợc chính xác; ứng dụng phần mềm Vilis trong việc in Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhờ vậy, số lƣợng tiếp nhận và trả kết quả ngày càng cao. VPĐKĐĐ Huyện Quế Võ đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng việc cử cán bộ về xã, phƣờng phát tờ rơi, trực tiếp tham dự các hội nghị để tuyên truyền cho ngƣời dân hiểu và nắm rõ những nội dung thông tin cải cách TTHC liên quan đến lĩnh vực đất đai nhƣ: Chuyển nhƣợng, tặng, cho, thừa kế…

Từ năm 2016 đến nay, VPĐKĐĐ huyện Quế Võ đã tiếp nhận và giải quyết hơn 3.200 hồ sơ cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, gần 2.500 hồ sơ về đăng ký giao dịch bảo đảm; 740 hồ sơ đăng ký biến động đất đai do thay đổi thông tin về

ngƣời đƣợc cấp giấy chứng nhận; gần 5.200 trƣờng hợp liên quan đến công tác cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính.

Bà Đỗ Thị Thu Phƣơng, Giám đốc VPĐKĐĐ Huyện Quế Võ cho biết trong quá trình thực hiện cải cách TTHC liên quan đến đất đai, VPĐKĐĐ huyện Quế Võ gặp nhiều khó khăn vƣớng mắc về việc cấp GCN quyền sử dụng đất lần đầu nhƣ: Hạn mức đất ở, nghĩa vụ tài chính, mất giấy tờ về quyền sử dụng đất… trong khi đó, các văn bản pháp luật không quy định cụ thể nên quá trình giải quyết TTHC còn chậm do phải xin ý kiến, hƣớng dẫn thực hiện của các cơ quan chuyên môn cấp trên. Mặt khác, công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai còn lỏng lẻo; việc giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân, thu tiền sử dụng đất trái thẩm quyền những năm trƣớc diễn ra ở nhiều xã, phƣờng… nên việc cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân gặp nhiều khó khăn.

Để khắc phục tình trạng trên, trong thời gian tới, VPĐKĐĐ Huyện Quế Võ tiếp tục tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm những cán bộ, công chức có những biểu hiện lợi dụng chức vụ làm trái quy định trong thực thi nhiệm vụ. Thông qua các buổi họp giao ban, cán bộ, công chức trong phòng cùng nhau trao đổi các vƣớng mắc trong quá trình thực hiện công tác chuyên môn, đặc biệt là công tác cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất lần đầu; phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban có liên quan và UBND các xã, phƣờng trong công tác cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở tài sản gắn liền với đất, công tác đăng ký biến động đất đai khi Nhà nƣớc thu hồi đất

1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho thị xã Phú Thọ

Từ kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới và kinh nghiệm của một số địa phƣơng, luận văn rút ra đƣợc bài học kinh nghiệm đối với hoạt động thực hiện dịch vụ hành chính công trong lĩnh vực đất đai theo hƣớng cải cách thủ tục hành cho Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ nhƣ sau:

- Kiện toàn bộ máy, tinh giản, tối ƣu hoá cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong lĩnh vực đất đai;

- Phƣơng thức cung ứng thủ tục hành chính: Cơ quan thực hiện cung cấp các TTHC trong quản lý đất đai là Văn phòng đăng ký QSD đất cần phải đƣợc quản lý

thống nhất. Đồng thời Văn phòng đăng ký QSD đất cũng thiết lập hệ thống cung ứng TTHC điện tử đồng bộ, không theo địa hạt mà có thể cung cấp TTHC cho khách hàng ở bất cứ nơi đâu.

- Áp dụng phƣơng pháp quản lý hiện đại trong cải cách TTHC.

- Thực hiện tốt cơ chế một cửa liên thông hiện đại để giải quyết các thủ tục hành chính của Thị xã Phú Thọ, trong đó TTHC của lĩnh vực đất đai chiếm 80% công việc của các TTHC tại Thị xã Phú Thọ.

- Cải cách đặt trọng tâm vào con ngƣời. Ngƣời dân đƣợc xác định là khách hàng của cơ quan hành chính. Đây là sự chuyển biến to lớn về nhận thức, về thái độ của công chức đối với ngƣời dân trong giải quyết công việc của dân theo quy định của pháp luật. Thị xã Phú Thọ chú trọng đào tạo bồi dƣỡng và xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách có phẩm chất tốt, có trình độ chuyên môn cao để thực hiện tốt công tác Cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai nói riêng.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG TRONG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công trong quản lý đất đai trên địa bàn thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ (Trang 40 - 44)