7. Tổng hợp các công trình nghiên cứu liên quan
2.1. Khái quát về địa bàn thị xã Phú Thọ
2.1.2. Điều kiện tự nhiên
a. Địa hình
Thị xã Phú Thọ thuộc vùng trung du Bắc Bộ, là vùng chuyển tiếp giữa vùng đồi núi với Đồng bằng sông Hồng.Có địa hình khá đa dạng: vùng đồi thấp, ruộng bậc thang và khu vực thấp trũng ven sông.
Thị xã hình thành trên vùng đồi thấp. Nơi cao nhất là +70 m. nơi thấp nhất là +15m. Độ dốc sƣờn dốc i = 0,03 0,10. Các khu đồi có cao độ trung bình là 26 35 m. Bao quanh các đồi là các cánh đồng nhỏ, có cao độ trung bình +15.00 16.00m và một số ruộng bậc thang có cao độ trung bình 20 22m. Các dãy núi cao dần về phía Bắc và Tây Bắc, thấp dần về phía sông Hồng. Bờ sông Hồng không ổn định, nhất là bãi bồi Thanh Minh có diện tích trên 100 ha có nguy cơ sạt lở cao (Wikipedia, 2017).
b. Địa chất tài nguyên
Vùng đồi có cấu tạo chủ yếu sét pha. Cƣờng độ chịu tải > 2 kg/ cm2. Các cánh đồng có cấu tạo chủ yếu do bồi tích, sƣờn tích sét, sét pha cƣờng độ chịu nén 1 1,5 kg/ cm2. Đất đồi màu đỏ vàng và thích hợp với cây công nghiệp nhƣ chè, cọ…. (Wikipedia, 2017).
c.Địa chất thuỷ văn
Nƣớc ngầm mạch sâu chƣa có tài liệu khảo sát đầy đủ nên chƣa có kết luận về trữ lƣợng nguồn nƣớc. Nhƣng theo tài liệu sơ bộ của Liên đoàn Địa chất 3 thì xung quanh thị xã nguồn nƣớc ngầm tƣơng đối phong phú. Nƣớc ngầm đã có thể tìm thấy ở Phú Hộ và tập trung ở xã Thanh Minh. Nƣớc ngầm mạch nông thay đổi phụ thuộc theo mùa.
d.Khí hậu
Phú Thọ thuộc vùng khí hậu Trung Du Bắc Bộ, có nhiều đặc điểm gần với vùng đồng bằng Bắc Bộ, mùa mƣa từ tháng 4 đến tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
e. Thuỷ văn: Thị xã Phú Thọ chịu ảnh hƣởng chế độ thuỷ văn trực tiếp của sông Hồng và kênh suối nội đồng (Wikipedia, 2019).