Hoàn thiện quy trình thực hiện dịch vụhành chính công trong quản lý đất đai

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công trong quản lý đất đai trên địa bàn thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ (Trang 101)

7. Tổng hợp các công trình nghiên cứu liên quan

3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụhành chính công trong quản lý

3.2.3. Hoàn thiện quy trình thực hiện dịch vụhành chính công trong quản lý đất đai

Cấp ủy chi bộ các phòng, ban chuyên môn cần chủ động phối hợp chặt chẽ để xây dựng chƣơng trình, kế hoạch cải cách hành chính hàng năm của phòng mình phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý của đơn vị và kế hoạch chung của Thị xã, từ đó lãnh đạo cán bộ, đảng viên công chức, viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ cải cách hành chính đƣợc giao. Đồng thời cấp ủy chi bộ các phòng, ban chuyên môn thƣờng xuyên theo dõi, phát hiện những bất hợp lý về thể chế, cơ chế, chính sách, TTHC, tổ chức bộ máy… thuộc phạm vi quản lý, quy trình giải quyết công việc của các cán bộ công chức để phản ánh kịp thời với lãnh đạo UBND Thị xã xem xét, xử lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tổ chức và ngƣời dân.

3.2.3. Hoàn thiện quy trình thực hiện dịch vụ hành chính công trong quản lý đất đai lý đất đai

UBND Thị xã cần có những văn bản quy định rõ ràng, chặt chẽ về trách nhiệm và mức xử lý khi thực hiện sai phạm trong giải quyết TTHC để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho cán bộ, công chức hoạt động, tránh tình trạng giải quyết công việc theo cảm tính, mục tiêu động cơ cá nhân, và không rõ ràng trong quy trình nhƣ: điểm bắt đầu, kết thúc các bƣớc thủ tục chuyển đến đâu giải quyết bƣớc tiếp theo. Đối với đội ngũ cán bộ công chức, tổ chức tập huấn làm rõ nội hàm khái niệm cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” hiện đại; xác định cụ thể những TTHC thực hiện liên thông. Làm rõ trách nhiệm, cơ chế phối hợp giữa các ngành, các cấp trong giải quyết công việc theo cơ chế “một cửa liên thông”, việc công khai, minh bạch TTHC tại Bộ phận “một cửa” cần tuân thủ theo quy định của pháp luật.

Mục tiêu của phân công, phân cấp quản lý nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng trên cơ sở phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cấp trong bộ máy hành chính nhà nƣớc để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc.

Phân công rõ ràng, cụ thể sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong giải quyết công việc, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm hoặc bỏ sót công việc, ai cũng có thể tham gia giải quyết công việc mà không ai đứng ra nhận trách nhiệm khi có sai sót

xảy ra. Phân công, phân cấp quản lý cũng là điều kiện để tăng cƣờng sự phối hợp giữa các bộ phận, cơ quan với nhau trong thực hiện nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nƣớc.

Phân công, phân cấp rành mạch trong quản lý nhà nƣớc giữa trung ƣơng và các cấp chính quyền địa phƣơng với nhau, giữa cấp trên và cấp dƣới sẽ xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi cấp, mỗi CBCC, nhất là trách nhiệm ngƣời đứng đầu.

Để nâng cao hiệu quả cải cách TTHC, UBND Thị xã cần phân cấp cụ thể cho UBND các quận, Thị xã, thị xã. UBND các quận, Thị xã, thị xã cần xây dựng Quy chế phân công, phối hợp, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban chuyên môn, của từng bộ phận trong tổ chức và từng cán bộ công chức; quy định rõ trách nhiệm của ngƣời đứng đầu. Tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND Thị xã cũng cần xây dựng Quy chế phân công, phối hợp cụ thể và chi tiết, tránh tình trạng không rõ chức năng, nhiệm vụ dẫn đến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm hoặc phối hợp không hiệu quả.

3.2.4. Nâng cao chất lượng cán bộ công chức làm hành chính công

Lãnh đạo Thị xã cần quan tâm hơn nữa đến đời sống cán bộ, công chức về chế độ phụ cấp, trang phục đối với Trƣởng bộ phận, công chức làm việc tại Bộ phận “một cửa”. Xem xét tăng thêm mức phụ cấp để đảm bảo và nâng cao đời sống của cán bộ, công chức, có những chế độ khen thƣởng thích đáng tạo động lực để thúc đẩy cán bộ, công chức làm việc có tâm huyết với nghề, tạo ra chất lƣợng phục vụ tốt hơn. Đồng thời góp phần làm giảm hiện tƣợng sách nhiễu, tham nhũng trong việc giải quyết công việc.

Tăng biên chế, bổ sung cán bộ chuyên trách cho Bộ phận “một cửa” để tiếp nhận hồ sơ các TTHC thuộc lĩnh vực Tài nguyên môi trƣờng vì hiện nay mới chỉ bố trí 01 công chức phụ trách tiếp nhận và trả kết quả, đảm bảo số lƣợng theo Quyết định 84/2009/QĐ-UBND ngày 01/07/2009 của UBND tỉnh Phú Thọ.

Đi đôi với việc cải cách TTHC là phải cải cách con ngƣời. Phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức hành chính. TTHC có bài bản đến đâu nhƣng nếu tính thần, trách nhiệm, ý thức của con

ngƣời chƣa đƣợc cải cách thì cũng sẽ rơi vào hình thức. Hay nói cách khác, cái gốc của cải cách TTHC là cải cách con ngƣời.

Để đảm bảo cho đội ngũ cán bộ, công chức thực sự nắm, hiểu rõ công việc, thạo việc và chuyên môn hóa cao thì việc đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận “một cửa” nói riêng và cán bộ, công chức tập trung vào một số nội dung sau:

- UBND Thị xã cần có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức thƣờng xuyên hơn nhằm nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ và tin học, cũng nhƣ nâng cao hơn nữa đạo đức của ngƣời cán bộ, công chức nhà nƣớc. Xây dựng nội dung đào tạo, bồi dƣỡng hợp lý đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

- Bổ nhiệm cán bộ, tuyển dụng công chức vào làm việc phải đƣợc thực hiện nghiêm túc theo quy định nhằm tuyển chọn đƣợc những ngƣời đủ đức, đủ tài, đáp ứng yêu cầu khách quan của công việc;

- Đào tạo, bồi dƣỡng để mỗi cán bộ, công chức áp dụng thuần thục các quy trình quản lý theo TCVN ISO 9001:2008 đã đƣợc UBND Thị xã xây dựng hƣớng tới áp dụng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001-2015 trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính;

- Bồi dƣỡng kỹ năng giao tiếp, ứng xử hành chính giữa cán bộ, công chức với các tổ chức và ngƣời dân. Giáo dục trách nhiệm và tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân cho mỗi cán bộ, công chức học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh;

- Tiếp tục đào tạo cán bộ, công chức trong việc nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tế công tác cũng nhƣ trong giải quyết công việc thƣờng ngày;

- Đƣa các nội dung về cải cách hành chính, cải cách TTHC, các phƣơng pháp rà soát đơn giản hóa các quy định, TTHC để cán bộ, công chức hiểu rõ và tiến tới thực hiện tốt rà soát quy định, TTHC, đơn giản hóa TTHC góp phần nâng cao hiệu quả cải cách hành chính và cải cách TTHC tại UBND Thị xã;

- Tăng cƣờng hơn nữa mối quan hệ phối hợp giữa bộ phận “một cửa” với các phòng chuyên môn một cách nhịp nhàng, chặt chẽ để các thủ tục luôn đƣợc giải quyết đúng hẹn, hiệu quả.

Nhằm phát huy sức mạnh tập thể, chất xám và sáng kiến của đội ngũ cán bộ công chức trong khối cơ quan UBND, việc tổ chức phát động các cuộc thi “sáng tạo trong trong công tác CCTTHC” là hết sức cần thiết, đây cũng là một trong những chƣơng trình đƣợc tỉnh Phú Thọ thƣƣờng xuyên áp dụng và đã thu đƣợc nhiều kết quả đáng khích lệ.

3.2.5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin gắn với hiện đại hóa công sở

Xây dựng đề án đƣa công nghệ thông tin thực sự giữ vai trò quan trọng trong giải quyết công việc của cơ quan. Đầu tƣ áp dụng phần mềm quản lý hồ sơ “một cửa, một cửa liên thông” vào sử dụng, giúp việc quản lý và lƣu trữ hồ sơ chặt chẽ, hiện đại, phục vụ công tác thống kê, tổng hợp, thống kê từng lĩnh vực, từng công việc, từng thời điểm về tình hình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ một cách chính xác, đầy đủ.

Để thực hiện cơ chế một cửa liên thông, cần đƣa vào vận hành hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan chuyên môn giúp việc của UBND Thị xã và Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Hệ thống này liên kết với nhau, thƣờng xuyên cập nhật quá trình xử lý thông tin công việc của các phòng ban chuyên môn lên hệ thống để ngƣời dân tra cứu tình trạng giải quyết hồ sơ của các phòng ban chuyên môn. Để phục vụ cho việc vận hành hệ thống này, UBND Thị xã Phú Thọ phối hợp với Sở, Ban, Ngành tiến hành đào tạo theo thời gian tùy vị trí làm việc của họ có thể đào tạo theo phƣơng pháp đào tạo chuyên môn tốt nhất.

Cần xây dựng phần mềm dùng chung áp dụng Bộ phận “một cửa, một cửa liên thông” các cấp theo hƣớng kết nối với bộ TTHC đã đƣợc công bố trên cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC, có tiện ích tra cứu tiến độ giải quyết hồ sơ, định vị hồ sơ đang đƣợc xử lý ở cơ quan, đơn vị có trách nhiệm giải quyết, từng bƣớc phát triển phần mềm giải quyết TTHC trực tuyến cho cá nhân, tổ chức.

Tiếp tục“đầu tƣ kinh phí mua sắm trang thiết bị hiện đại cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để nâng cao dịch vụ công, trƣớc mắt lên mức độ 3 (là dịch vụ

công trực tuyến mức độ 2 ngƣời dân có thể tải các văn bản trên cổng thông tin điện tử của Thị xã về, và cho phép ngƣời sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ đƣợc thực hiện trên môi trƣờng mạng.”Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả đƣợc thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ). Cụ thể đầu tƣ bổ sung tại phòng 1 cửa nhƣ sau:

+ Bổ sung thêm bộ máy in phiếu thứ tự xếp hàng, hệ thống để hiển thị số xếp hàng và biển điện tử;

+ Bổ sung hệ thống phần mềm, sửa đổi hệ thống cổng thông tin điện tử của Thị xã để thực hiện theo mô hình giải quyết thủ tục hành chính cấp độ 3;

+ Bổ sung thêm 01 máy Photo đa năng. Bố trí, sắp xếp lại một số máy móc, trang thiết bị nhƣ máy in, máy vi tính hợp lý giữa các bàn làm việc tránh tình trạng lãng phí nơi thiếu, nơi thừa.

Đầu tƣ cải tạo, nâng cấp mở rộng phòng làm việc của bộ phận giao dịch một cửa, đảm bảo thông thoáng, tiện lợi cho việc giải quyết công việc từng lĩnh vực và nơi ngƣời dân ngồi đợi đến lƣợt giao dịch. Đảm bảo không gian làm việc nghiêm túc, bố trí liên thông giữa các bộ phận, các lĩnh vực, đảm bảo đủ điều kiện để công khai các TTHC, giải quyết công việc nhanh chóng thuận tiện; diện tích phòng làm việc đủ để bố trí phù hợp khu vực sảnh tiếp đón, chờ đợi đến lƣợt của ngƣời dân, khu vực giải quyết thủ tục, khu vực bố trí các vật dụng nhƣ bàn ghế, tủ đựng hồ sơ của cán bộ, việc bố trí đƣợc chia thành ô cho các bộ phận, lĩnh vực. Vị trí để đặt các trang thiết bị hƣớng dẫn, tra cứu các thủ tục và kiểm tra kết quả giải quyết của ngƣời dân tìm hiểu khi đến giao dịch, hệ thống camera kiểm soát của lãnh đạo đối với toàn bộ hoạt động của Bộ phận “một cửa”.

3.2.6. Tăng cường cơ chế giám sát, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo

- Cần thực hiện thƣờng xuyên công tác kiểm tra của lãnh đạo các cấp, xử lý nghiêm và chấn chỉnh ngay các trƣờng hợp sai phạm.

- Tăng cƣờng vai trò giám sát của ngƣời dân trong công tác cải cách hành chính nói chung và thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai nói riêng.

- Công khai đƣờng dây nóng, hòm thƣ góp ý, số điện thoại của các đồng chí lãnh đạo để nhân dân có thể phản ánh những vấn đề liên quan đến giải quyết dịch vụ hành chính công lĩnh vực đất đai.

- Giải quyết chính xác, nhanh chóng, công bằng, thỏa đáng các kiến nghị, phản ánh của nhân dân nhằm tạo lòng tin của nhân dân đối với các dịch vụ hành chính công về đất đai.

- Cần phân công, bố trí ngƣời thƣờng xuyên kiểm tra sổ góp ý, hòm thƣ góp ý, kịp thời báo cáo với lãnh đạo cơ quanvà giải đáp những thắc mắc của ngƣời dân.

- Hằng năm, UBND Thị xã Phú Thọ nên tổ chức khảo sát mức độ hài lòng của ngƣời dân, tổ chức đối với các dịch vụ hành chính công, đặc biệt đối với dịch vụ hành chính công lĩnh vực đất đai.

- Công chức, viên chức cần thƣờng xuyên đeo thẻ và đặt bảng tên trên bàn làm việc. Tại các địa phƣơng cần phân công, bố trí ngƣời thƣờng xuyên kiểm tra sổ góp ý, hòm thƣ góp ý, kịp thời báo cáo với lãnh đạo cơ quan, đơn vị và giải đáp những thắc mắc của ngƣời dân.

3.2.7. Tiếp tục đầu tư nâng cấp điều kiện cơ sở vật chất phục vụ người dân

Cơ sở vật chất tại một số địa phƣơng còn nhiều bất cập nhƣ: Bãi xe còn lộn xộn; bảo vệ chƣa nhiệt tình; nên bố trí, sắp xếp lại chỗ để xe để đảm bảo tính thẩm mỹ; nên ghi phiếu giữ xe miễn phí cho ngƣời dân; nên nghiên cứu để bố trí nhà xe có mái che cho ngƣời dân.

- Cần đầu tƣ, trang bị thêm cơ sở vật chất nhƣ bàn, ghế, bút và máy photo ngay tại Bộ phận Một cửa để tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân; mở rộng diện tích nơi chờ đợi của Bộ phận Một cửa để tạo sự thoải mái, rộng rãi cho ngƣời dân khi có đông ngƣời dân đến làm thủ tục

- Nên có quy định (đƣợc đặt ở những vị trí trực quan, dễ thấy) để yêu cầu ngƣời dân phải có trang phục lịch sự, không đƣợc nói chuyện điện thoại lớn tiếng, không đƣợc hút thuốc lá khi giao dịch, sử dụng dịch vụ trong Bộ phận Một cửa nhằm đảm bảo sự văn minh và không ảnh hƣởng đến sức khỏe của ngƣời xung quanh.

KẾT LUẬN

Trong các lĩnh vực“quản lý nhà nƣớc, quản lý đất đai một lĩnh vực quan trọng. Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia, đất đai không chỉ là tƣ liệu sản xuất đặc biệt, mà còn là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trƣờng sống, là địa bàn phân bố các khu dân cƣ, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng, có vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống xã hội.”Thủ tục hành chính trong quản lý đất đai hiện vẫn còn rất nhiều loại giấy tờ, thủ tục con gây phiền hà cho nhân dân mỗi khi ngƣời dân cần làm những công việc liên quan đến đất đai. Thị xã Phú Thọ nằm ở phía Bắc tỉnh Phú Thọ, là trung tâm công nghiệp, thƣơng mại quan trọng của tỉnh Phú Thọ do có vị trí tiếp giáp thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dƣơng. Thị xã Phú Thọ đã triển khai nhiều biện pháp cải cách thủ tục hành chính, trong đó có hoạt động thực hiện dịch vụ hành chính công trong lĩnh vực đất đai để hƣớng tới môi trƣờng pháp lý thuận lợi thu hút các nguồn lực đầu tƣ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Đề tài đã“hệ thống đƣợc cở sở lý luận về việc hoạt động thực hiện dịch vụ hành chính công trong lĩnh vực đất đai gồm các nội dung: đƣa ra đƣợc khái niem, vai trò, đặc điểm của hoạt động thực hiện dịch vụ hành chính công trong lĩnh vực đất đai, nêu đƣợc Nội dung hoạt động thực hiện dịch vụ hành chính công trong lĩnh vực đất đai gồm: xây dựng Bộ máy thực hiện dịch vụ hành chính công trong lĩnh vực đất đai, Rà soát TTHC trong lĩnh vực đất đai, Thực hiện dịch vụ hành chính công trong lĩnh vực đất đai, Kiểm tra, giám sát thực hiện dịch vụ hành chính

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công trong quản lý đất đai trên địa bàn thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ (Trang 101)