Công tác kiểm tra, giám sát

Một phần của tài liệu BÁO cáo kết QUẢ THỰC tập và THỰC TRẠNG về CHẤT LƯỢNG PHỤC vụ NHÀ HÀNG THE WORLD tại SANDY BEACH NON nước RESORT đà NẴNG (Trang 39 - 43)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ SANDY BEACH NON NUOC RESORT

2.3 Thực trạng chất lượng phục vụ tại bộ phận nhà hàng The World

2.3.1.4. Công tác kiểm tra, giám sát

Quản lý sẽ là người trực tiếp phân chia ca trực, thời gian làm việc trong 1 ngày được chia được chia thành nhiều ca như sau:

M6: 6h00 - 14h00 M11: 11h00 – 16h00 A1: 13h – 21h00 A2 : 14h00 – 22h00

Ngoài các ca chính trên,nhà hàng còn có 2 ca gãy: S6: 6h – 9h và S10: 8h30 – 21h. Tùy vào lượng công việc mỗi ngày mà quản lý nhà hàng sẽ chia số lượng nhân viên trong mỗi ca, để đảm bảo rằng luôn đáp ứng được số lượng công việc cần hoàn thành trong mỗi ca làm. Lịch làm nhân viên có thể thay đổi linh hoạt trong tuần, nhân viên cũng có thể tự đăng ký ngày làm, ngày nghỉ tạo sự thoải mái cho nhân viên.

Như đã nói ở trên, do tình hình dịch bệnh nên số lượng nhân viên trong nhà hàng còn hạn chế, mỗi ca chỉ có một nhân viên để giám sát và trưởng bộ phận. Trong trường hợp có tiệc hay hội nghị thì sẽ bố trí 2 nhân viên trong một ca kết hợp với NVTT để đảm bảo hoàn thành tốt công việc.

Về chính sách khen thưởng hiện nay việc khen thưởng nhân viên tại Sandy Beach chưa thực sự được chú trọng. Thông thường Resort chỉ tổ chức khen thưởng cho nhân viên vào dịp cuối năm.

Về tính kỷ luật, do hạn chế số lượng nhân viên nên trong mỗi ca NVPTC đôi khi không kiểm soát hết lượng công việc cần phải làm nên trưởng bộ phận cũng nới lỏng quy định để nhân viên thoải mái làm việc hơn. Còn đối với NVTT vẫn còn quá trình học hỏi và rèn luyện nên với mỗi lần phạm lỗi, quản lý sẽ nhắc nhở, hướng dẫn để tránh tại phạm lỗi, tạo cho NVTT một tình thần vui vẻ mỗi khi đi thực tập.

Việc phân chia thành nhiều ca làm trong 1 ngày giúp đảm bảo luôn hoàn thành tốt lượng công việc hằng ngày và giải quyết các vấn đề phát sinh đột xuất. Quản lý thân thiện, hòa đồng, có chính sách thưởng phạt công bằng tạo động lực làm việc cho nhân viên.

2.3.1.5. Mối quan hệ giữa các bộ phận

Mối quan hệ giữa bộ phận trong nhà hàng, khách sạn là một mục mà các bạn khi làm Báo cáo thực tập ngành Nhà hàng Khách sạn không nên thiếu trong bài. Vậy Mối quan hệ giữa bộ phận trong nhà hàng, khách sạn như thế nào? Trong quá trình triển khai làm Báo cáo thực tập hay Khóa luận tốt nghiệp ngành Nhà hàng Khách sạn, Các bạn sinh viên gặp khó khăn có thể liên hệ

Mối quan hệ giữa bộ phận nhà hàng với bộ phận bếp:

+ Bộ phận Bàn tiếp nhận thông tin yêu cầu sử dụng dịch vụ ăn của khách, sau đó chuyển giao một cách nhanh chóng chính xác những yêu cầu này cho bộ phận Bép chế biến. Sau khi nha Bếp chế biến xong, thông báo cho bộ phận bàn nhận và chuyển món ăn ra bàn để phục vụ khách

+ Khi số lượng khách quá đông bộ phận bàn phải nhanh chóng, cẩn thận dọn những dụng cụ ăn đã bẩn khi khách sử dụng xong chuyển xuống bếp để rửa và tiếp tục mang lên phục vụ khách

+ Bộ phận Bàn nắm bắt những đánh giá của khách về chất lượng món ăn để thông báo với bộ phận Bếp để điều chỉnh trong quá trình chế biến.

+ Bộ phận Bàn với bộ phận Bếp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhà bếp là nơi tạo ra các ý tưởng món ăn, phục vụ thức ăn theo yêu cầu của khách mang đến sự hài lòng, sự ấn tượng riêng khi đến đây thưởng thức món ăn.

Mối quan hệ giữa bộ phận Bàn và bộ phận Bar:

+ Quan hệ này cũng giống như qua hệ giữa bộ phận Bàn và bộ phận Bếp. Thông qua bộ phận nhà hàng thì bộ phận Bar hiểu được tâm lý, khẩu vị uống của khách để từ đó pha

chế đồ uống cho hợp khẩu vị của khách, đồng thời phối hợp với bộ phận bàn phục vụ khách được tốt hơn. Bộ phận Bar chế biến những thức uống mà khách yêu cầu. Hiện tại bộ phận Bar của nhà hàng chỉ có một nhân viên nên quá trình làm việc của bộ phận này còn gặp nhiều vấn đề, chế biến lâu, chưa đạt chuẩn yêu cầu sản phẩm. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình phục vụ của nhân viên bàn

Mối quan hệ giữa bộ phận Bàn và bộ phận Lễ tân:

+ Bộ phận Bàn căn cứ vào tài liệu của lễ tân về số khách ăn, nghỉ tại khách sạn hay số lượng khách đặt bàn, tiệc, hội nghị…. để chuẩn bị công cụ dụng cụ, trang trí, set up phòng phục vụ khách.

+ Bộ phận lễ tân báo cáo bộ phận nhà hàng về thông tin của các vị khách đặt ăn tại nhà hàng như thời gian, số lượng…

+ Giữa hai bộ phận thường có thông tin trao đổi với nhau về các ý kiến của khách để rút kinh nghiệm đảm bảo phục vụ khách tốt hơn. Tại nhà hàng khách sạn Golden sea thì hai bộ phận này phối hợp ăn ý với nhau, hỗ trợ nhau trong công tác phục vụ một cách nhịp nhàng.

Mối quan hệ giữa bộ phận Bàn và bộ phận Buồng:

+ Bộ phận Buồng cung cấp cho bộ phận Bàn các vật dụng trang trí bằng vải, gỗ, giấy… để bộ phận Bàn luôn trong tình trạng sẵn sàng phục vụ khách.

+ Hai bộ phận phối hợp làm tốt công việc phát, nhận, thay đối, kiểm kê, các đồ dùng bằng vải như khăn trải bàn, khăn ăn…

+ Bộ phận Buồng là nơi khách lưu trú, tại bộ phận Bàn nơi khách tới thưởng thức món ăn, đồ uống,. Cả hai bộ phận đều là nơi dem lại cảm giác thoải mái, yên tĩnh, phục vụ chu đáo, tận tình, cho khách trong thời gian lưu trú, nghỉ dưỡng tại đây.

Một phần của tài liệu BÁO cáo kết QUẢ THỰC tập và THỰC TRẠNG về CHẤT LƯỢNG PHỤC vụ NHÀ HÀNG THE WORLD tại SANDY BEACH NON nước RESORT đà NẴNG (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w