Kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ bán buôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị chuối tây trên địa bàn huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn (Trang 78 - 80)

Chuối tây (tính BQ/1 tấn chuối tây)

TT Chỉ tiêu Giá trị

(nghìn đồng) Tỷ lệ (%)

Giá trị sản xuất (GO) 9.000 100

A Chi phí trung gian (IC) 7.600 84,5

Mua nguyên liệu 7.000 78

Chi phí vận chuyển 300 3

Chi phí thuê nhân công 300 3

Đóng gói bao bì 100 1

B Giá trị gia tăng (VA) 1.400 16

Thuế, lệ phí 50 1 Lãi gộp (GPr) 1.350 15 C Một số chỉ tiêu HQKT GO/IC 1,38 - VA/IC 0,18 - GPr/IC 0,17 -

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả)

Qua bảng 3.7 cho thấy, các hộ bán buôn họ thường thu mua từ các hộ dân, sau đó vận chuyển và bán lại cho các hộ bán lẻ. Với mức giá mua đầu vào là 7.000 đồng/kg, bán ra với giá bình quân là 9.000 đồng/kg. Do đó lãi họ thu được sau khi trừ chi phí là 1.350.000 đồng/tấn chuối.

Những người bán buôn thường bán hàng cho những người bán lẻ. Chuối tây sau khi được vận chuyển từ các nơi về huyện, tại đây chuối tây được phân loại và bán với các giá khác nhau tùy theo chất lượng. Người bán buôn có thể tiêu thụ từ 2 - 5 tấn chuối một ngày tùy theo lượng chuối của họ có ổn định hay không cũng như mối làm ăn lâu dài với những người bán lẻ đã có sự quen biết, buôn bán với nhau nhiều năm trước đó.

Theo bảng trên, người bán buôn mua chuối với giá 7.000 đồng/kg với những người thu gom, sau đó về phân loại, bán với các giá tương ứng với từng loại tùy theo chất lượng.

Những khó khăn của người bán buôn trong việc mua bán chuối tây là khá nhiều: + Vận chuyển trách làm hỏng, xây sát là việc không thể trách khỏi.

+ Hao hụt cũng là một vấn đề cần quan tâm, điều kiện thời tiết cũng không thuận lợi. + Nhu cầu của thị trường cũng phụ thuộc vào thời tiết, ngày lễ, mùng một, hôm rằm nên khó phân phối hàng hóa được một cách hợp lý.

Hiện nay người tiêu dùng đã biết đến chuối tây Bắc Kạn thị trường ngày càng được mở rộng, việc buôn bán mặt hàng này càng phát triển hơn. Người bán buôn chuối tây cũng đã có lợi nhuận rất đáng kể.

3.2.1.3. Chi phí và lợi nhuận của các hộ bán lẻ

* Đặc điểm chung của các hộ bán lẻ trên địa bàn huyện Ba Bể

Qua khảo sát thị trường bán lẻ trên địa bàn huyện Chợ Mới tập trung chủ yếu ở các chợ đầu mối, các cửa hàng nhỏ trên địa bàn. Theo kết quả điều tra, thì những hộ bán lẻ thường bán các ngày trong tháng. Nhưng tập chung chủ yếu vào những ngày có nhu cầu tiêu thụ chuối lớn như những ngày lễ, mùng một, ngày rằm… giá bán ổn định từ 15.000 đến 25.000 đồng/lải chuối tây. Hầu hết các hộ bán lẻ có vốn đầu tư trung bình, đa số là vốn họ tự bỏ ra, quy mô nhỏ lẻ và phụ thuộc khá nhiều vào khả năng đầu tư của hộ. Lượng hàng bán ra chủ yếu là các hộ sau khi nhập lại của các hộ bán buôn. Do đó lợi nhuận của các hộ sẽ không bị ảnh hưởng nhiều của sự biến động giá trên thị trường.

* Chi phí và lợi nhuận của các hộ bán lẻ

Đa số những người bán lẻ đến chợ huyện Chợ Mới để mua chuối, tùy theo nhu cầu họ sẽ chọn từng loại chuối cho mình, họ thường có ít mối quan hệ với người bán buôn. Một số người bán lẻ đã mua của người bán buôn nhiều năm thì sẽ đặt hàng theo yêu cầu, họ thường cho người đến lấy hàng ở cửa hàng của người bán buôn và kiểm tra hàng ngay tại đó.

Người bán lẻ có thể có quầy hàng ở những chợ bán hoa quả, hoặc là những người chuyên bán rong ở những địa điểm cố định. Việc bán lẻ diễn ra cả ngày, chuối tây được bày bán ở quầy của họ, người tiêu dùng mua trực tiếp, trả giá theo thỏa thuận, nhưng thường thì cũng có khung giá cho từng loại.

Lợi nhuận mà các hộ bán lẻ thu được khi tham gia vào chuỗi giá trị của cây chuối tây được xem xét và phân tích bảng 3.8 dưới đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị chuối tây trên địa bàn huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)