Bảng 3 .15 Lợi ích nhận được khi hộ nông dân liên kết với hộ thu gom
Bảng 3.32 Mô hình chéo SWOT của chuỗi giá trị chuối tây
(điểm mạnh/ điểm yếu/cơ hội/thách thức)
Bên trong Điểm mạnh (SP) - Điều kiện tự nhiên - Nguồn lao động dồi dào - Diện tích trồng lớn nhất miền Bắc
Điểm yếu (WP) - Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật - Công nghệ bảo quản
- Thiếu vốn đầu tư cho KHCN, quy mô sản xuất
- Quy mô sản xuất nhỏ lẻ Cơ hội (OP)
- Mở rộng thị trường phân phối phía Nam và xuất khẩu - Được sự hỗ trợ của chính phủ thông qua các chính sách, dự án Tam nông. Giải pháp S- O - Tận dụng điểm mạnh về điều kiện tự nhiên, mở rộng thị trường phía Nam
- Phát triển và mở rộng mô hình trồng chuối tây trên kết quả của dự án Tam nông
Giải pháp W – O
- Đầu tư về cơ sở hạ tầng như đường xá, chợ tập kết chuối tây, nhằm làm giảm giá thành vận chuyển
- Liên kết với DN đầu tư kho lạnh bảo quản, trung tâm chiếu xạ, giúp cho chuối tây được bảo quản tốt hơn, có thể vận chuyển đi xa vào phía Nam và thị trường Lào, Campuchia vẫn đảm bảo được chất lượng.
Thách thức (TR) - Đối thủ cạnh tranh: Chuối tây Trung Quốc, chuối tây của các tỉnh phía Bắc như Hưng Yên, Hải Dương…. -Vốn vay: Thủ tục và mức vay, làm giảm hiệu quả đầu tư.
Giải pháp S – T - Phát triển thương hiệu chuối tây thông qua các hoạt động du lịch sinh thái, quảng bá...
- Giảm các thủ tục vay vốn, tăng mức cho vay
Giải pháp W – T
- Liên kết với các DN nhằm giảm chi phí đầu tư cho người nông dân, như: Hỗ trợ giống, vật tư nông nghiệp
- Liên kết các nông hộ hình thành các hợp tác xã (hợp tác ngang); Liên kết các thương lái, DN hình thành các chuỗi cung ứng (hợp tác dọc)
3.3.2. Một số đánh giá về chuỗi giá trị chuối tây ở huyện Chợ Mới
3.3.2.1. Kết quả chung
Hiện nay tại huyện Chợ Mới, diện tích trồng chuối tây đã lên tới 225 ha, cây chuối tây đã cho thấy sự phù hợp với điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác của người dân huyện Chợ Mới. Người dân đã có kinh nghiệm sản xuất chuối tây và có nhiều sáng kiến để nâng cao năng suất và chất lượng quả chuối.
Chuối tây Bắc Kạn đã có mặt ở cả ba miền đất nước tại các tỉnh và thành phố lớn, bên cạnh đó chuối tây Bắc Kạn cũng đã tiếp cận được với thị trường Trung Quốc thông qua hệ thống thu mua. Các kênh hàng đã được hình thành và phát triển với vai trò chủ đạo thuộc về các thu mua tại địa phương và thu mua của tỉnh Bắc Kạn.
3.3.2.2. Các điều kiện thuận lợi
Điều kiện tự nhiên của huyện Chợ Mới rất phù hợp với sinh trưởng và phát triển của cây chuối tây, đáp ứng yêu cầu cho quá trình sản xuất chuối tây chất lượng cao. Thị trường chuối tây bắt đầu có sự phát triển mạnh và bước đầu hình thành những kênh hàng tiềm năng.
Điều kiện về cơ chế chính sách là một thuận lợi, những chính sách của Chính phủ về cơ bản đã đủ đáp ứng yêu cầu tạo hàng lang pháp lý thuận lợi cho việc thực hiện các hoạt động thúc đẩy hoạt động sản xuất hàng hóa ở cấp độ vĩ mô. Dựa trên cơ
sở chủ trương chính sách của Chính phủ và tỉnh Bắc Kạn, huyện Ba Bể đã ban hành những văn bản tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy hoạt động sản xuất hàng hóa, nhưng mới chỉ đáp ứng một phần yêu cầu bởi những nội dung ban hành cần cụ thể và có tính chất đặc thù.
Chợ Mới có vị trí địa lý thuận lợi cho việc cung cấp sản phẩm chuối tây cho thị trường Hà Nội, Thái Nguyên và các tỉnh phía Tây Bắc.
3.3.2.3. Các điều kiện khó khăn
* Khâu sản xuất
Địa hình dốc gây khó khăn trong vận chuyển phân bón và giống. Từ tháng 3 đến tháng 7 có hạn hán và nắng nóng cục bộ ảnh hưởng tới việc chuẩn bị đất và trồng mới.
Tự sản xuất và cung ứng giống tại địa phương gây khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng giống và nguồn bệnh. Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, hạn chế trong áp dụng kỹ thuật.
Có kiến thức kỹ thuật nhưng áp dụng thực tế các kĩ thuật canh tác mới cho năng suất cao còn hạn chế. Nông hộ ít làm cỏ vệ sinh vườn, tỉa cây và tỉa lá
Người dân không được tiếp cận với thông tin hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV cùng với đó là các đơn vị cung cấp/tổ chức tập huấn kĩ thuật trên địa bàn tỉnh còn thưa thớt, chưa có.
Các biện pháp bảo quản, chế biến còn đơn giản sơ sài, chưa ứng dụng các kỹ thuật-công nghệ mới.
Tư thương thu mua là chủ yếu, nông hộ không có hợp đồng thu mua chính thức, không nắm bắt được yêu cầu của thị trường về chất lượng sản phẩm.
Các biện pháp bảo quản trong vận chuyển sơ sài, ảnh tới chất lượng và mẫu mã quả.
* Khâu thị trường
Tư thương thu mua là chủ yếu, nông hộ không có hợp đồng thu mua chính thức, không nắm bắt được yêu cầu của thị trường về chất lượng sản phẩm.
Thị trường đâu ra cho Trung Quốc chưa ổn định, nhiều rủi ro.
Chưa có hợp tác giữa các siêu thị và cửa hàng phân phối với các nông hộ sản xuất. Sản phầm chưa có thương hiệu và chưa được nhận biết bởi người tiêu dùng. Không được ưa chuộng như chuối tiêu
3.3.2.4. Các vấn đề cần giải quyết
Qua quá trình đánh giá thực trạng sản xuất chuối tây huyện CHợ Mới, thông qua số liệu thứ cấp thu thập được từ tài liệu của Phòng nông nghiệp huyện Chợ Mới, Phòng thống kê huyện Chợ Mới, các văn bản pháp luật và số liệu sơ cấp từ quá trình điều tra, phỏng vấn. Tác giả nhận thấy có 3 vấn đề cần nghiên cứu giải quyết để phát triển chuối tây hàng hóa, đó là:
Công tác quy hoạch vùng trồng chuối tây cần sơm được tiến hành trong lộ trình nâng tổng diện tích cây ăn quả lên 3.000 ha vào năm 2020, trong đó cây chuối sẽ nâng diện tích lên khoảng 1.000-1.200 ha (tăng 2.000-4.000ha). Vì chuối tây đang phát triển tự phát, không theo quy hoạch nên không hình thành các vùng chuyên canh, không gắn với hoạt động chế biến, không tận dụng và phát huy được lợi thế của địa phương. Chính vì vậy, vấn đề hiện nay là cần có một quy hoạch tốt cho toàn vùng trồng chuối để tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành vùng chuyên canh về chuối, vùng trồng chuối chất lượng cao và vùng trồng chuối cung cấp cho những thị trường chuyên biệt, gắn hoạt động sản xuất với hoạt động nghiên cứu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Các biện pháp kỹ thuật cần được áp dụng thực hiện ngay trong thời điểm hiện tại để cải tạo, trẻ hóa, nâng cao năng suất, chất lượng cho các nơi trồng chuối của huyện Chợ Mới. Bởi tình trạng sâu bệnh, suy giảm chất lượng và năng suất đã trở nên phổ biến đối với toàn vùng trồng chuối tại huyện Chợ Mới. Nếu tình trạng này kéo dài thì uy tín về chất lượng chuối sẽ bị suy giảm và người trồng chuối sẽ mất niềm tin vào cây chuối.
Chuối tây Bắc Kạn cần một thị trường đầu ra ổn định và giá trị cao, cần một nguồn cung ổn định về mặt khối lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu thị trường. Những vấn đề hiện tại của thị trường chuối tây Bắc Kạn cần thực hiện như: Xây dựng những kênh hàng có tính chất ổn định, giá trị cao; tìm kiến thị trường tiềm năng trong và ngoài nước; xây dựng mối liên kết giữa các tác nhân trong ngành hàng chuối tây, tổ chức bán hàng có tổ thức và thông qua hợp đồng, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh chuối tây tại địa bàn huyện.
3.4. Một số giải pháp phát triển chuỗi giá trị chuối tây tại huyện Chợ Mới
3.4.1. Công tác quy hoạch
* Quy hoạch vùng chuyên canh trồng chuối
- Cơ sở và lợi ích của biện pháp: Qua phân tích ở các phần trên chúng ta nhận thấy việc phát triển một vùng chuyên canh trồng chuối tây là cần thiết, nó sẽ giúp hình thành
một vùng nguyên liệu chất lượng cao, tập trung nguồn lực để ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nâng cao chất lượng chuối tây và thực hiện các chiến lược phát triển.
- Nội dung thực hiện biện pháp: Đánh giá các khu vực có điều kiện thổ nhưỡng, tiểu khí hậu và vị trí địa lý trong huyện Chợ Mới thuận lợi cho cây chuối phát triển. Theo kết quả phỏng vấn phân tích ở chương 3 thì thổ nhưỡng và khí hậu toàn huyện Chợ Mới là rất phù hợp với sinh trưởng và phát triển của cây chuối, tuy nhiên trong thực tế có nhiều khu vực có thổ nhưỡng và tiểu khí hậu mang tính đặc trưng riêng, nên cần phải có nghiên cứu chi tiết từng vùng.
Đánh giá các khu vực trồng chuối tây hiện có trong toàn vùng về chất lượng, diện tích và nhu cầu phát triển của người dân. Theo kết quả phân tích đã cho thấy diện tích trong toàn huyện Chợ Mới chỉ có một số khu vực là trồng tập trung với diện tích lên đến trên 110 ha còn lại các khu vực khác trồng với quy mô diện tích thấp. Mặt khác người dân cũng có nhiều cây trồng để lựa chọn trong quá trình sản xuất do vậy cần có nghiên cứu xác định nhu cầu người dân.
Từ hai đánh giá trên, kết hợp với quy hoạch tổng thể cho các loại cây trồng trong toàn vùng của huyện, sẽ giúp quy hoạch được các vùng chuyên canh cây chuối tây huyện Chợ Mới.
Để có thể hình thành các vùng chuyên canh theo quy hoạch thì cần hình thành những trang trại và các HTX nông nghiệp, bởi những hạt nhân này sẽ giúp thúc đẩy hoạt động sản xuất theo hướng chuyên môn hóa.
* Quy hoạch cơ sở hạ tầng
Đánh giá hệ thống hạ tầng cơ sở hiện tại của huyện về: đường giao thông, chợ, cửa hàng thu mua nông sản. Căn cứ vào quy hoạch vùng chuyên canh trồng chuối để xác định hệ thống đường giao thông cần đầu tư cải tạo, vị trí đặt chợ đầu mối và phát triển hệ thống cửa hàng thu mua nông sản. Hệ thống đường giao thông đang dần được đầu tư nhựa hóa các tuyến đường quan trọng đến các trung tâm xã, nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu vận chuyển sản phẩm chuối tây từ các khu vực xa trung tâm.
* Quy hoạch hệ thống dịch vụ hỗ trợ
Phát triển chuối hàng hóa cần có nhiều hệ thống dịch vụ hỗ trợ như: Dịch vụ cung cấp đầu vào cho quá trình sản xuất, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ chế biến. Vì vậy cần có nghiên cứu xác định các vị trí đặt các cửa hàng cung cấp dịch vụ cung cấp đầu vào
cho quá trình sản xuất chuối và các xưởng chế biến các sản phẩm từ chuối tạo thuận lợi nhất cho người sản xuất. Nội dung quy hoạch này cần gắn với quy hoạch vùng chuyên canh trồng chuối và quy hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng sao cho có sự đồng bộ, thống nhất đảm bảo phát huy hiệu quả cao nhất.
3.4.2. Các biện pháp kỹ thuật
* Nâng cao chất lượng giống cho chuối tây huyện Chợ Mới
- Cơ sở và lợi ích của biện pháp: Hiện nay việc chỉ có một giống chuối địa phương thoái hóa sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của chuối Bắc Kạn trên thị trường. Việc nghiên cứu nâng cao chất lượng giống địa phương hiện có và phát triển các giống mới sẽ là cơ sở nâng cao chất lượng và lợi thế cạnh tranh cho chuối tây Bắc Kạn.
- Nội dung thực hiện: Nghiên cứu các giống tiền năng cho vùng từ các giống trong nước và quốc tế. Nghiên cứu đã cho thấy vùng Chợ Mới có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp với cây chuối do vậy việc thử nghiệm các giống hồng mới có tính khả thi cao.
* Phổ biến kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh và thu hái.
- Cơ sở và lợi ích của biện pháp: Vai trò to lớn của quá trình chăm sóc đối với năng suất và chất lượng nông sản, nhất là trong điều kiện thời tiết bất lợi. kết quả phân tích đã cho thấy vấn đề kỹ thuật chăm sóc chưa được quan tâm, chú trọng đúng mức từ phía người trồng chuối. Kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và thu hái còn rất hạn chế do tập quán canh tác và trình độ nhận thức thấp. Vì vậy, biện pháp phổ biến kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và thu hái chuối là rất hữu ích và sẽ góp phần nâng cao năng suất và chất lượng chuối một cách bền vững.
- Nội dung thực hiện: Xây dựng kênh thông tin giữa người sản xuất với cán bộ khuyến nông, cán bộ trạm bảo vệ thực vật và cán bộ trạm nghiên cứu của Viện Bảo vệ thực vật tại Ba Bể. Kênh thông tin này sẽ giúp giải quyết kịp thời các vấn đề nảy sinh trong quá trình chăm sóc cây và thu hái chuối.
Phổ biến tiêu chuẩn VietGap tới những người sản xuất chuối. Tiêu chuẩn VietGap là một hướng đi tốt cho người trồng chuối tại huyện Chợ Mới để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thâm nhập thị trường hồng chất lượng cao. Xây dựng chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi và hướng dẫn việc đăng ký và thực hiện theo tiêu chuẩn VietGap đối với các hộ sản xuất trong vùng chuyên canh.
Đối với các hộ dân không tham gia tiêu chuẩn VietGap thì có thể áp dụng quy trình kỹ thuật chăm sóc do phòng Nông nghiệp huyện Ba Bể ban hành, với những điểm lưu ý sau:
Việc bón phân hữu cơ và phân vô cơ tổng hợp cần theo đúng quy trình kỹ thuật để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây chuối vào các thời kỳ sinh trưởng.
Việc phun thuốc và sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh cần có sự tư vấn của cán bộ của Trạm Bảo vệ thực vật.
Việc thu hái và bảo quản sau thu hoạch cần được tập huấn của cán bộ khuyến nông.
3.4.3. Các biện pháp kinh tế
* Hình thành, điều hành chợ đầu mối thu mua nông sản tại huyện Chợ Mới - Cơ sở và lợi ích của biện pháp: Thị trường phát triển là một điều kiện quan trọng của việc phát triển nông sản hàng hóa, hiện nay thị trường chuối tại huyện Chợ Mới phát triển thiếu một hệ thống ổn định. Vì vậy biện pháp hình thành và phát triển một chợ đầu mối thu mua nông sản tại huyện Chợ Mới sẽ giúp giải quyết vấn đề kinh doanh nông sản bị điều tiết bởi hệ thống thu mua.
- Nội dung thực hiện: Khảo sát lựa chọn vị trí và thu hút đầu tư xây dựng một chợ đầu mối nông sản cho toàn vùng Chợ Mới. Quy mô của chợ dựa vào sản lượng nông sản toàn vùng, nội dung hạng mục công trình dựa vào tính chất các loại nông sản, ví dụ như: Khu vực bán hàng trực tiếp, khu vực bán đấu giá, kho bảo quản…..Bên cạnh đó chợ đầu mối có thể tích hợp các dịch vụ như: Cây xăng, cửa hàng ăn uống, khu nghỉ ngơi, phòng cung cấp thông tin và du lịch…. Việc thực hiện cần dựa trên kết quả tham khảo một số chợ đầu mối thành công tại Việt Nam như: Hệ thống 17 chợ đầu mối thu mua chè tại Thái Nguyên, chợ đầu mối Nông sản thực phẩm Tam Bình - Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó cần tham khảo những mô hình không thành công để rút ra bài học kinh nghiệm của: Chợ Xuân Đỉnh - Từ Liêm - Hà Nội, chợ Hải Bối - Đông Anh - Hà Nội, chợ nông sản Đà Lạt tại Phường 11- Thành Phố Đà Lạt, Chợ Nam Dong - huyện Cư Jút - tỉnh Đắk Nông, Trung tâm Thương mại trái cây quốc gia tại xã Hòa Khánh - huyện Cái Bè - tỉnh Tiền Giang, chợ đầu mối trái cây