4. Ý nghĩa của đề tài:
3.2.2. Liên kết ngang
3.2.2.1. Liên kết giữa hộ sản xuất và hộ sản xuất
Tại chuỗi giá trị chuối tây do đặc thù sản phẩm của cây chuối khi vận chuyển quá qua nhiều công đoạn sẽ làm cho quả chuối bị xây sát, gãy quả khỏi buồng làm giảm đi vẻ đẹp bên ngoài quả quả chuối, Dập nát dẫn tới chất lượng quả cũng bị ảnh hưởng. Hơn nữa huyện Chợ Mới có diện tích rộng, nhiều đồi núi di chuyển khó khăn, các hộ có hoạt động
thu gom thường ở các địa bàn cách xa nhau với những đối tượng thu mua đầu ra khác nhau cho nên các hộ thu gom có liên kết với nhau và có liên kết ngang giữa các hộ nông dân trồng chuối tây với nhau.
Bảng 3.26. Nội dung liên kết giữa nông dân trồng chuối tây với hộ nông dân trồng chuối tây
STT Nội dung Hộ nông dân SL (n=90) CC (%)
1 Chia sẻ thông tin giá cả 47 52,22
2 Chia sẻ kỹ thuật canh tác 31 34,44
3 Thu, hái đổi công 78 86,67
4 Chia sẻ, vay, mượn vật tư sản xuất 63 70,00
5 Chia sẻ nguồn tiêu thụ 26 28,89
6 Hỗ trợ vận chuyển sản phẩm 12 13,33
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả)
Nghiên cứu cho thấy liên kết giữa các hộ nông dân với nhau nhằm mục đích chủ yếu để trao đổi công trong thu hái chuối tây chiếm tới 86,67% tổng số hộ trồng chuối tây được điều tra cho ý kiến, chia sẻ vật tư sản xuất cũng là những lý do mà các hộ nông dân có liên kết với nhau. Liên kết giữa các hộ nông dân thường là liên kết không chính thống, tự do, không có văn bản gì.
Bảng 3.27. Tình hình phá vỡ cam kết và hình thức xử lý giữa hộ nông dân và hộ nông dân
STT Đối tượng
Liên kết nông dân – nông dân SL (hộ) CC (%) I Phá vỡ cam kết 1 Thường xuyên 13 14,44 2 Ít 27 30,00 3 Không có 50 55,56 II Hình thức xử lý
3 Không bồi thường 67 74,44
4 Không liên kết lần sau 23 25,56
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả)
Nghiên cứu cho thấy hiện nay qua khảo sát các hộ dân trồng chuối tây có liên kết với các hộ nông dân khác nhằm chia sẻ các thông tin, kỹ thuật trong sản xuất. Hiện nay việc liên kết giữa các hộ sản xuất với nhau giúp cho các hộ tự ứng phó với các rủi ro chủ động hơn. Qua khảo sát cho thấy có 14,44% số hộ dân thường xuyên phá vỡ cam kết khi liên kết với nhau. Có 30% số hộ dân ít khi phá vỡ cam kết, có 55,56% số hộ dân không và chưa phá vỡ cam kết. Như vậy cho thấy toàn bộ số hộ dân sản xuất chuối tây có 44,44% số hộ đã phá cam kết dưới các mức độ khác nhau, cho thấy tính bền vững của liên kết còn yếu.
Bảng 3.28: Lợi ích nhận được khi hộ nông dân liên kết với hộ nông dân
STT Lợi ích
Liên kết nông dân – nông dân SL (hộ) CC (%) 1 Dễ dàng tiêu thụ 20 22,22 2 Chia sẻ kỹ thuật 31 34,44
3 Giảm thiểu rủi ro 84 93,33
4 Giảm chi phí SX 43 47,78
5 Hỗ trợ tài chính 12 13,33
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả)
Như vậy qua nghiên cứu cho thấy có 22,22% số hộ sản xuất cho rằng khi liên kết với hộ nông dân khác thì hộ sẽ có lợi ích trong tiêu thụ sản phẩm. Có 47,78% số hộ sản xuất cho rằng hộ sẽ có lợi ích về chi phí sản xuất do hộ khác chia sẻ nguồn đầu vào cho sản xuất. Về giảm thiểu rủi ro trong sản xuất thì có 93,33% số hộ sản xuất cho ý kiến với lý do vì sản xuất chuối là hoạt động nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thời tiết, nguồn dịch bênh khó kiểm soát nhưng khi liên kết giữa các hộ với nhau thì kinh nghiệm sản xuất được chia sẻ làm cho các hộ ứng phó dễ hơn với các rủi ro.
3.2.2.2. Liên kết giữa hộ thu gom và hộ thu gom
các hộ thu gom còn có xu hướng liên kết với nhau.
Bảng 3.29. Nội dung liên kết giữa hộ thu gom và hộ thu gom
STT Nội dung
Hộ thu gom – hộ thu gom SL
(hộ)
CC
(%)
1 Chia sẻ thông tin giá cả 13 86,67
2 Tiêu thụ sản phẩm 7 46,67
3 Chia sẻ nguồn tiêu thụ 9 60,00
4 Hỗ trợ vận chuyển sản phẩm 2 13,33
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả)
Nghiên cứu cho thấy liên kết giữa các hộ thu gom với nhau nhằm mục đích chủ yếu để chia sẻ thông tin thị trường chiếm tới 86,67% tổng số hộ thu gom được điều tra cho ý kiến, chia sẻ nguồn tiêu thụ cũng là những lý do mà các hộ thu gom có liên kết với nhau. Liên kết giữa các hộ thu gom thường là liên kết không chính thống, tự do, không có văn bản gì.
Bảng 3.30. Tình hình phá vỡ cam kết và hình thức xử lý giữa hộ thu gom và hộ thu gom
STT Đối tượng
Liên kết thu gom – thu gom SL (hộ) CC (%) I Phá vỡ cam kết 1 Thường xuyên 3 20,00 2 Ít 5 33,33 3 Không có 7 46,67 II Hình thức xử lý
3 Không bồi thường 8 53,33
4 Không liên kết lần sau 7 46,67
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả)
Qua khảo sát các hộ thu gom chuối tây có liên kết với các hộ thu gom khác nhằm chia sẻ các thông tin giá cả thị trường. Hiện nay việc liên kết giữa các hộ thu
gom với nhau cho thấy có 20% số hộ thu gom thường xuyên phá vỡ cam kết khi liên kết với nhau. Có 33,33% số hộ thu gom ít khi phá vỡ cam kết nhưng vẫn có, có 46,67% số hộ thu gom không và chưa phá vỡ cam kết. Như vậy cho thấy toàn bộ số hộ thu gom chuối tây có 53,33% số hộ đã phá vỡ cam kết dưới các mức độ khác nhau, cho thấy tính bền vững của liên kết còn yếu.
Bảng 3.31. Lợi ích nhận được khi hộ thu gom liên kết với hộ thu gom
STT Lợi ích
Liên kết thu gom – thu gom SL
(hộ)
CC
(%)
1 Giá cả được thống nhất 14 93,33
2 Nguồn tiêu thụ đa dạng 9 60,00
3 Giảm thiểu rủi ro trong thu gom 6 40,00
4 Giảm chi phí thu gom 2 13,33
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả)
Như vậy qua nghiên cứu cho thấy có 93,33% số hộ thu gom cho rằng khi liên kết với hộ thu gom khác thì hộ sẽ có lợi ích trong thống nhất được giá cả thu mua từ người nông dân. Có 60% số hộ thu gom cho rằng hộ sẽ có lợi ích trong việc có nhiều nguồn tiêu thụ sản phẩm hơn khi các hộ thu gom chi sẻ nguồn tiêu thụ cho nhau.