Marketing sản phẩm chuối tây huyện Chợ Mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị chuối tây trên địa bàn huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn (Trang 109 - 110)

4. Ý nghĩa của đề tài:

3.4.4. Marketing sản phẩm chuối tây huyện Chợ Mới

Marketing là tập hợp các hoạt động, cấu trúc cơ chế và quy trình nhằm tạo ra, truyền thông và phân phối những thứ có giá trị cho người tiêu dùng, khách hàng, đối tác và xã nội nói chung. Chúng ta có thể sử dụng các công cụ, giải pháp của marketing để thúc đẩy thị trường chuối tây phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị cho quả chuối tây tại huyện Chợ Mới.

Marketing thông qua công nghệ số 4.0, quảng cáo bằng hình ảnh

Tạo ra những sản phẩm chất lượng nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, phù hợp với xu thế phát triển của thị trường. Đây là tiền đề cơ bản và cốt lõi trong việc nâng cao thương hiệu chuối tây huyện Chợ Mới. Từ đó đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm tiềm năng, sản phẩm có sự khác biệt từ quả chuối tây của huyện Chợ Mới. Tổ chức các hoạt động truyền thông, quảng bá thương hiệu chuối tây huyện Chợ Mới cùng các loại nông sản có giá trị khác tới người tiêu dùng trước hết là tại thị trường trong nước và sau đó phát triển ra thị trường nước ngoài. Các hoạt động như: tham gia các hội chợ nông nghiệp, tham gia các sự kiện liên quan, gắn kết với hoạt động du lịch, xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng…. Các hoạt động truyền thông này tác động tới khách hàng giúp họ biết và hiểu về các sản phẩm chuối tây huyện Chợ Mới. Bên cạnh đó còn tác động tới các thành viên trong hệ thống sản xuất, chế biến và phân phối chuối tây giúp họ hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển thương hiệu chuối tây huyện Chợ Mới.

- Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch cần liên kết với các doanh nghiệp và các hộ dân tham gia hoạt động du lịch sinh thái để thu thập thông tin, vận động sự hợp tác, hỗ trợ của các tác nhân tham gia vào loại hình du lịch sinh thái để tham mưu cho UBND tỉnh trong việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái, quy hoạch các điểm du lịch sinh thái gắn với bảo vệ môi trường đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch.

- Phối hợp với chính quyền địa phương và các doanh nghiệp du lịch tuyên truyền sâu rộng những lợi ích mà du lịch sinh thái gắn liền với bảo vệ môi trường mang lại cho cộng đồng dân cư địa phương. Việc phát triển loại hình du lịch sinh thái sẽ giúp kinh tế địa phương phát triển, hạn chế sự ô nhiễm và bảo vệ sức khỏe và cuộc sống

của người dân.

- Liên kết chặt chẽ với các đơn vị đào tạo nghề du lịch đặt hàng đào tạo theo kết quả khảo sát và thống kê thực tế nguồn nhân lực phục vụ du lịch sinh thái, cần sớm đưa các môn học, các nghiệp vụ du lịch gắn liền với bảo vệ môi trường vào chương trình đào tạo của các bậc học nhằm nâng cao nhận thức làm du lịch phải gắn liền với môi trường, du lịch và môi trường không thể tách rời trong việc phát triển du lịch bền vững. Thường xuyên phối hợp tổ chức các khóa kiến tập, thực tập cho sinh viên tiếp cận với các mô hình du lịch sinh thái gắn liền với bảo vệ môi trường để nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường của nguồn nhân lực du lịch từ khi còn ngồi ghế nhà trường.

Phải phủ chiến dịch marketing trên mọi kênh như Facebook, Instagram, Pinterest, email,…, khiến chi phí marketing tăng cao trong khi hiệu quả thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị chuối tây trên địa bàn huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)