Thực trạng chuỗi giá trị chuối tây tại huyện Chợ Mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị chuối tây trên địa bàn huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn (Trang 63 - 69)

4. Ý nghĩa của đề tài:

3.1.2. Thực trạng chuỗi giá trị chuối tây tại huyện Chợ Mới

3.1.2.1. Sơ đồ chuỗi giá trị chuối tây

Việc thiết lập và phân tích các tác nhân trong chuỗi giá trị chuối tây có vai trò quan trọng trong việc xác định lợi ích các tác nhân trong chuỗi, cũng như xác định vai trò của các nhân tố trong chuỗi cung ứng. Khi chuỗi cung từ các nhân tố đầu vào và đầu ra được tổ chức tốt và hoàn thiện sẽ làm cho chuỗi giá trị nâng cao được giá trị.

Sơ đồ thể hiện các hoạt động sản xuất/ kinh doanh, các tác nhân chính trong chuỗi và những mối liên kết của họ. Bên cạnh sơ đồ chuỗi giá trị bao gồm các tác nhân chính trong chuỗi, hàng hóa nông sản đươc nông dân sản xuất đến được với người tiêu dùng qua nhiều các kênh khác nhau, tiêu biểu được thể hiện qua các kênh dưới đây:

- Kênh 1: Nông dân → Thương lái → Người bán buôn → Người tiêu dùng nội địa - Kênh 2: Nông dân → Thương lái → Người bán lẻ → Người tiêu dùng nội địa

- Kênh 3: Nông dân → Người bán lẻ→ Người tiêu dùng nội địa

Lập sơ đồ chuỗi giá trị có nghĩa là vẽ một sơ đồ về hiện trạng của hệ thống chuỗi giá trị. Thể hiện qua sơ đồ chuỗi giá trị dưới đây:

Hình 3.1. Sơ đồ chuỗi giá trị chuối tây huyện Chợ Mới

3.1.2.2. Tình hình cung cấp đầu vào trong chuỗi giá trị

- Giống: Theo kết quả khảo sát tại hiện trường những năm 2017 trở về trước thì nguồn giống chủ yếu được người dân tự sản xuất và cung cấp cho các hộ khác có nhu cầu. Chuối giống được lựa chọn tại vườn chuối sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh tách chồi để trồng từ tháng 3 đến tháng 7 khi tuổi chồi được 2-3 tháng. Tỷ lệ sống của cây giống tách ra và trồng ngay có thể đạt trên 100% nếu gặp được điều kiện thuận lợi.

“Việc tự sản xuất và cung cấp giống ngay tại địa phương thường là tự phát khi có nhu cầu, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, không kiểm soát được chất lượng và nguồn bệnh. Đây cũng là một trong những rủi ro lớn đối với việc phát triển cây chuối tây trên địa bàn”. Tuy nhiên, rất nhiều nông hộ vẫn lựa chọn giống tự sản xuất này với ba lý do chính sau: Thứ nhất, việc cung ứng rất thuận lợi, chủ động về thời gian lấy giống và trồng có tại địa bàn. Thứ hai, cơ chế cung ứng linh hoạt,nông hộ có nhu cầu mua giống có thể lên vườn chọn giống. Thứ ba, hiện nay, trên địa bàn tỉnh chưa cho cơ sở cung ứng giống được chứng nhận, giá giống chuối của người dân tự sản xuất thường thấp hơn khoảng khoảng 20-30% so với giá của giống nuôi cấy mô và giống nuôi cấy mô có yêu cầu chăm sóc cao hơn.

mô được người dân mua tại trường Đại học Nông lâm, vùng đê tả sông Hồng. Một số địa phương được sự hỗ trợ của tổ chức Care, Trung tâm Nghiên cứu phát triển nông - lâm nghiệp miền núi phía Bắc (ADC) về việc mua cây giống giá giao động từ 5 – 6 nghìn đồng/cây, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đồng thời bổ sung cho địa phương nguồn giống chuối tây sạch bệnh, chất lượng cao để phát triển sản xuất.

- Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật: Được sự hỗ trợ về kỹ thuật của Trung tâm giống cây ăn quả, Trung tâm khuyến nông huyện, dự án, nên hầu hết các vật tư đầu vào được các đại lý cung ứng từ đầu vụ, đến cuối vụ thu hoạch người nông dân sẽ trả tiền. Chính vì sự vào cuộc của các cơ quan liên quan, hiện nay việc trồng và nhân rộng diện tích trồng chuối tây rất thuận lợi.

- Lao động phổ thông: Hầu hết các trang trại, vườn được huyện phân cho là của người dân địa phương, số ít do các hộ gia đình từ nơi khác đến thuê lại để canh tác. Chính vì vậy, lực lượng lao động dồi dào tại địa phương, cũng chính là lược lao động tại chỗ, cho gia đình họ. Chỉ vào thời vụ cao điểm thu hoạch, thì các chủ trang trai thuê thêm người lao động tại các xã lân cận.

Nhờ sự quan tâm và đầu tư của UBND tỉnh Bắc Kạn, UBND huyện Chợ Mới, cũng như các đơn vị liên quan, vấn đề về cây giống và các loại vật tư đầu vào hiện đã trở nên thuận lợi hơn rất nhiều cho bà con nông dân. Nhưng do từ vài năm trước đây, bà con nông dân đã trồng tự phát các giống cây không đạt chuẩn chất lượng, nên hiện nay còn không ít diện c â y c ó n h i ề u b ệ n h , k h ả n ă n g s i n h t r ư ở n g p h á t t r i ể n k é m . C h í n h v ì v ậ y năng suất và chất lượng quả không cao. Về cơ bản, nông hộ được đánh giá là có hiểu biết về kỹ thuật canh tác chuối. Hiểu biết này một phần là do kỹ thuật trồng, chăm sóc, và thu hoạch khá đơn giản và người dân đã quen với cây chuối tây từ lâu, một phần được tập huấn thông qua các dự án tại địa phương (Trung tâm ADC triển khai tại Chợ Mới, 3PAD tại huyện Ba Bể, Na Rì, Pắc Nặm). Tuy nhiên, việc áp dụng các kiến thức kỹ thuật được khuyến nghị còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, về các giải pháp khoa học kỹ thuật để tạo năng suất cao như: việc tỉa cây, để chồi theo lứa để ra buồng tập trung được áp dụng ở nhiều địa phương thâm canh chuối đã chứng tỏ hiệu quả

3.1.2.3. Tình hình sản xuất

dốc nên việc làm đất canh tác chủ yếu được làm thủ công bằng sức lao động của người dân. Một số nơi có diện tích bằng phẳng thì được cơ giới hóa. Quá trình làm đất trồng cây được thực hiện bằng các loại máy hiện đại như máy xúc, máy ủi…

- Chăm sóc: Quá trình chăm sóc cây chuối tây cũng thuận lợi hơn, nhờ được học các lớp tuấn huấn về kỹ thuật. Có giống tốt, các loại sâu bệnh của cây chuối tây cũng giảm đáng kể. Ngoài ra, nhằm cạnh tranh với các loại chuối ở địa phương khác, chuối tây tại huyện Chợ Mới đang áp dụng tiêu chuẩn ViêtGap trong quá trình từ sản xuất đến thu hoạch. Do đó, các loại thuốc bảo vệ thực vật chỉ được phun theo đúng chỉ định. Nhờ đó, quá trình chăm sóc đã tiết kiệm được nhiều chi phí, do không bị lãng phí thuốc, không bị tái sâu bệnh, không làm ô nhiễm đất.

- Thu hoạch: Trước đây, khâu thu hoạch là một trong những khâu khó khăn nhất. Đối với những quả đồi nằm cách xa khu dân cư và trung tâm chợ, việc thu hái, vận chuyển gặp rất nhiều khó khăn. Chỉ sơ xuất một chút quả chuối có thể bị gãy khỏi buồng, xây sát vỏ là giá thành đã giảm đi nhiều. Việc thu gom chủ yếu được các hộ dân thu hái và vận chuyển thủ công bằng ngựa, trâu hay là máy kéo…Đôi khi do nhận thức của người dân, nên trong quá trình chăm sóc và thu hoạch, người dân không tuân thủ theo kỹ thuật đã được tập huấn. Người dân vẫn còn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc, không đúng hàm lượng, dẫn đến chất lượng quả không đồng đều, giảm khả năng cạnh tranh với hàng hóa của địa phương khác. Việc cơ giới hóa cũng không thực hiện đồng bộ, chỉ một số ít các hộ gia đình có điều kiện là cơ giới hóa từ khâu làm đất tới thu hoạch. Việc vận chuyển chuối từ trên đồi xuống nơi tập kết vẫn chủ yếu là thủ công rất chậm, nên chất lượng giảm do bị héo do vài ngày mới thu gom đủ hàng cho thương lái.

3.1.2.4. Thu gom, sơ chế

- Nhờ áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong quá trình sản xuất nên một số các loại sâu bệnh ảnh hưởng đến chất lượng quả giảm đáng kể. Quả chuối căng mọng, to, vỏ xanh bóng mượt. Nhờ chất lượng chuối tốt nên khâu sơ chế nhanh. Chuối sau khi vận chuyển từ vườn đồi đến nơi tập kết, sẽ được phân loại thành các loại 1, 2, 3 Sau đó tùy theo loại quả mà người dân hay cơ sở thu mua phân phối theo thị trường. - Do tăng diện tích trồng chuối tây, cũng như áp dụng khoa học vào sản xuất, sản lượng chuối tây cũng tăng lên đáng kể. Với điều kiện hỗ trợ sau thu hoạch chưa

đảm bảo để bảo quản chuối tây, tiêu thụ khó khăn do đồng loạt thu hoạch, nên nhiều khi chuối tây cũng bị các thương lái ép giá.

3.1.2.5. Thương mại

Nhiều năm nay, chuối tây đã trở thành cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế ở huyện Chợ Mới. T ỉnh Bắc Kạn và huyện Chợ Mới đã tăng cường các giải pháp để đưa chuối tây đến với đông đảo người tiêu dùng trên cả nước qua đó giúp các hộ trồng chuối tây có đầu ra ổn định ngay từ trước thời điểm chuối tây chính vụ, cụ thể:

- Tiến hành thu mua chuối tây với mức giá ổn định và hợp lý.

- Triển khai chương trình quảng bá, bán hàng từ rất sớm, 1 tháng trước thời điểm thu hoạch.

- Tuyên truyền quảng bá trên các phương tiện truyền thông đại chúng và tại siêu thị (báo đài, catalogue, banner...) nhằm khuyến khích người tiêu dùng biết đến chuối tây Bắc Kạn và cùng chung tay hỗ trợ đầu ra ổn định cho các hộ trồng chuối tây

- Dự kiến sẽ đưa chuối tây, các sản phẩm từ chuối huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn vào tiêu thụ tại các siêu thị Big C.

3.1.2.6. Chuỗi cung ứng

- Dựa trên sơ đồ chuỗi giá trị, việc phân tích các tác nhân trong chuỗi đồng thời cũng bao gồm các nhân tố đầu vào, sản xuất và đầu ra giúp cho chuỗi cung ứng hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao giá trị của chuỗi chuối tây.

- Các nhân tố đầu vào: Giống, vật tư nông nghiệp như phân bón và thuốc bảo vệ thực vật được sự tư vấn và hỗ trợ của tổ chức Care quốc tế tại Việt Nam, trung tâm phát triển Nông Lâm nghiệp miền núi (ADC) hỗ trợ và cung ứng cho các hộ nông dân về cơ bản là hoàn thiện, góp phần giảm giá thành đầu vào cho chuỗi.

- Các nhân tố sản xuất: Dịch vụ làm đất, chăm sóc, thu hoạch…đã dần hoàn thiện. Trước những năm 2015, hầu hết các việc làm đất và chăm sóc chuối được làm thủ công nên năng suất và chất lượng quả thấp, giá thành sản xuất cao dẫn đến giá mặt hàng chuối tây cao. Hiện nay, việc cơ giới hóa và kỹ thuật chăm sóc được đưa vào đồng bộ như: Máy làm đất, máy phun thuốc, hệ thống ròng rọc chuyển chuối tây thu hoạch xuống điểm tập kết…Nhờ đó đã giảm được chi phí sản xuất và giữ được chất lượng quả tốt do khâu vận chuyển nhanh chóng, thuận tiện.

Tác nhân thu gom/tư thương

Tư thương thu mua khoảng 90% tổng sản lượng. Ở hầu hết các xã có trồng chuối đều có điểm thu gom tại chỗ. Số lượng tư thương thu chuối trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn bao gồm cả tư thương trong và ngoài tỉnh, nhưng thu mua chủ yếu vẫn là tư thương trong tỉnh chiếm khoảng 70%. Hình thức chủ yếu là thu mua chuối tươi tại các điểm thu gom trong xã. Sau thu gom chuối được đưa đi tiêu thụ với hai thị trường chính: Một là Chuối được xuất đi một số tỉnh như Hà Nội, Thái Nguyên, Thái Bình v.v…Hai là Xuất sang thị trường Trung Quốc là chủ yếu.

Tư thương thu mua với với số lượng lớn như ông Triệu Hữu Quan, hàng năm thu mua khoảng trên 3500 tấn chuối tươi; Bà Hoàng Thị Thơm thu mua hơn 1000 tấn/năm. Theo ước tính thì khoảng 70-80% sản lượng thu mua của tư thương được xuất khẩu sang Trung Quốc; 20-30% sản lượng được tiêu thụ tại thị trường trong nước (dưới dạng chuối tươi tiêu thụ tại chợ ở các thành phố lớn).

Các doanh nghiệp chế biến

Sự tham gia của các doanh nghiệp trong khâu sản xuất và chế biến trong chuỗi giá trị chuối tây ở Bắc Kạn chưa có. Chỉ có một tư thương trong đợt khảo sát có chế biến các sản phẩm từ chuối (nấu rượu) nhưng tận dụng chuối mà tư thương Trung Quốc loại ra để chế biến. Các hoạt động chế biến khác như chuối sấy khô, mứt chuối, và các sản phẩm khác chưa có trên địa bàn. Đầu tư sản xuất trong nông nghiệp hiệu quả không cao, tính rủi ro lớn, bên cạnh đó là chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất còn chưa cụ thể nên phần lớn các doanh nghiệp lớn còn chưa mặn mà với kinh doanh sản phẩm nông nghiệp. Việc liên kết giữa doanh nghiệp/tư thương và người sản xuất chưa bền vững do chưa có cơ chế chia sẻ lợi nhuận, rủi ro, hình thức liên kết chủ yếu vẫn theo hình thức thảo thuận, thiệt thòi thường vào người nông dân.

Các tác nhân tiêu thụ

Hiện nay, chuối tây chủ yếu được bày bán rộng rãi tại các chợ dân sinh. Tại đây, các hộ kinh doanh thường chỉ bày bán chuối ngoài vỉa vè chứ không có hình thức bảo quản nào khác. Chuối tây chín được bán với giá 15.000-20.000 đồng/nải.

Trên thực tế, rất khó để bắt gặp các cửa hàng hoa quả, thực phẩm sạch tại các thành phố lớn bày bán chuối chứ chưa nói đến chuối tây. Các cửa hàng này, nếu có bán chuối, cũng chỉ nhập những loại chuối cho giá trị kinh tế cao như: chuối đỏ, chuối

ngự đại hoàng, chuối laba Đà Lạt. Tần suất xuất hiện của chuối tây tại các siêu thị cũng khá khiêm tốn. Tại Hà Nội, các chuỗi siêu thị lớn như Big C, Fivimart cũng chỉ bày bán một số nhãn hiệu chuối tiêu của Việt Nam đã được chứng nhận VietGap. Về cơ bản, chuối tây chưa xuất hiện trong các siêu thị, các cửa hàng thực phẩm sạch tại các thành phố lớn.

Các tác nhân khác

Theo kết quả khảo sát tại hiện trường thì với tính chất đơn giản của chuỗi giá trị chuối tây, gần như không có tác nhân hỗ trợ khác ngoài những tác nhân đã nhắc đến trong phần trên.Việc mở rộng diện tích trồng chuối đối với nông hộ phụ thuộc vào quỹ đất khả năng của gia đình mỗi năm gia đình mở rộng thêm 200-300 cây, nên không yêu cầu nhiều về vốn (chi phí khoảng 500.000 đồng cho 1000m2 tiền phân bón, xăng phát cỏ, giống).

Diện tích cây chuối tây tại tỉnh Bắc Kạn gần 1500 ha, trong đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016-2020, cây chuối tây chưa được đưa vào danh mục ưu tiên phát triển. Trung tâm khuyến nông là đơn vị chức năng chịu trách nhiệm hỗ trợ kỹ thuật cho nông hộ, tuy nhiên do hạn chế về nguồn lực cũng như thực tế tại tỉnh chưa có chính sách phát triển cây chuối tây cho nên các hỗ trợ của cơ quan khuyến nông tại Bắc Kạn hầu như không có.

Do chưa có chính sách cụ thể, nông hộ/nhóm sở thích trồng chuối chưa thể tiếp cận được với các nguồn vốn vay ưu đãi để nâng cao năng suất chất lượng chuối tươi thương phẩm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến đến phát triển mở rộng cây chuối tây mà còn anh hưởng đến các giải pháp can thiệp nâng cấp chuỗi giá trị ngành hàng chuối tây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị chuối tây trên địa bàn huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)