3.1.1 .Tổng quan về Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel
3.2. Tình hình hoạch định và thực thi chiến lƣợc kinh doanh của Công ty Viettel
3.2.1. Hoạch định chiến lược kinh doanh
3.2.1.1. Phân tích các yếu tố có liên quan ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của Viettel Campuchia.
a. Các yếu tố bên ngoài.
Các yếu tố môi trường vĩ mô.
Campuchia nằm trên bán đảo Đông Dƣơng diện tích 181 nghìn km2 có 2572 km đƣờng biên giới trên bộ và 443 km bờ biển, thời tiết khí hậu của campuchia gần giống nhƣ thời tiết khi hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Sự gần cận về địa lý tạo điều kiện thuận lợi nhất định cho các doanh nghiệp việt Nam nói chung và Viettel Campuchia nói riêng khi triển khai hoạt động kinh doanh tại đất nƣớc này.
Về cơ sở hạ tàng của Campuchia thì bị thiếu thốn và bị hƣ hỏng nặng vì trải qua nhiều thập kỷ chiến tranh và xung đột chính trị. Nhiều tuyến đƣờng chƣa đƣợc trải nhựa, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hệ thống tƣới tiêu kém (chỉ đạt 7%).
Theo một nghiên cứu về cấu trúc hạ tầng cơ sở của Campuchia, xếp loại theo chỉ tiêu tiếp cận nƣớc sạch, điện, điện thoại,Internet, Campuchia đứng ở vị trí thứ 9 trong số 10 nƣớc ASEAN. Hiện Campuchia đang có nhu cầu lớn về xây dựng đƣờng xá, cảng, hệ thống tƣới tiêu, nhà máy thủy điện, khách sạn , nhà ở, mạng lƣới viễn thông cũng cần đƣợc nâng cấp để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Sự kém phát triển về kết cấu hạ tầng, một mặt gây khó khăn nhất định nhƣng mặt khác cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài đầu tƣ vào lĩnh vực này. Viễn thông là một trong những nghành ƣu tiên phát triển của Campuchia.
- Điều kiện kinh tế.
Campuchia là nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng, Campuchia thực hiện chính sách tự do kinh tế và đƣợc coi là một trong những nền kinh tế cởi mở nhất châu Á. Việc Campuchia chính thức trở thành thành viên của WTO năm 2004 và thƣc hiện các cam kết gia nhập WTO đã tạo sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc. Là một nƣớc nằm trong khu vực phát triển nhất thế giới, bản thân nền kinh tế Campuchia cũng đóng góp tích cực cho sự tăng trƣởng này. Trong hơn một thập kỷ qua, nền kinh tế Campuchia có tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt hơn 7%. Với mức lạm phát thấp (5,3% năm 2009; 6,1% năm 2014; 7,1% năm 2015), tỷ lệ thất nghiệp thấp (chiếm7%). Tuy nhiên, với quy mô nền kinh tế tƣơng đối nhỏ (GDP năm 2009 đạt 10,3 tỷ USD) và sức mua của ngƣời dân tƣơng đối thấp
(GDP/ngƣời năm 2009 đạt 629 USD) sẽ là hạn chế đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Điều kiện văn hóa - xã hội.
Dân số Campuchia năm 2015 là 15,4 triệu ngƣời, mật độ dân số là 87 ngƣời/km2 trong đó số ngƣời trong độ tuổi 15- 64 chiếm tỷ lệ 64,1%. Tại Campuchia có 96,4% dân số theo đạo phật, 2,1% theo đạo hồi. Campuchia là nƣớc có dân số trẻ, có lực lƣợng lao động chiếm hơn 8 triệu ngƣời. Lợi thế đối với các doanh nghiệp là nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, đồng thời đây cũng chính là lƣợng khách hàng tiềm năng sẵn sàng tiếp cận với sản phẩm của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong nền sản xuất hiện đại, đặc biệt trong xu hƣớng chuyển sang nền kinh tế tri thức thì chất lƣợng nguồn nhân lực của quốc gia là yếu tố đƣợc quan tâm nhất khi các doanh nghiệp lựa chon đầu tƣ. Trình độ và các điều kiện về nguồn nhân lực thể hiện ở kỹ năng của nguồn nhân lực, mức lƣơng, hệ thống lƣơng, điều kiện làm việc, sức khỏe và an toàn, đầu tƣ cho đào tạo, vai trò của công đoàn. Xét ở khía cạnh này thì nguồn nhân lực của Campuchia lại là nhân tố không thuận lợi cho các doanh nghiệp với đặc điểm lao động thiếu trình độ chuyên môn, kỹ năng lành nghề kém. Tỷ lệ mù chữ còn khá cao (chiếm 26,4% dân số). Cải cách hệ thống giáo dục là một trong những ƣu tiên hàng đầu của chính phủ Campuchia hiện nay.
- Điều kiện chính trị.
Campuchia là nƣớc dân chủ đa nguyên, theo nền quân chủ lập hiến. Sau hơn 20 năm chiến tranh đến nay tình hình an ninh chính trị đƣợc cải thiện đáng kể, tạo sự ổn định của môi trƣờng chính trị, yếu tố đặc biệt quan trọng ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn địa điểm kinh doanh của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.
- Điều kiện chính sách - luật pháp.
Các chính sách kinh tế của nhà nƣớc Campuchia hƣớng tới xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trƣờng và thực hiện chính sách tự do kinh tế. Tuy nhiên, hệ thống luật pháp của Campuchia vẫn chƣa hoàn thiện, còn thiếu nhiều đạo luật (luật viễn thông chƣa đƣợc ban hành). Một số luật đã ban hành thì còn thiếu các văn bản hƣớng dẫn... Riêng trong ngành viễn thông, Campuchia đã trở thành điểm đến hấp
dẫn cho các nhà khai thác viễn thông do sự ổn định chính trị, chính sách kinh tế và đầu tƣ tự do. Campuchia có ít các doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài trong lĩnh vực viễn thông và không có hạn chế đặc biệt nào đối với đầu tƣ nƣớc ngoài trong lĩnh vực viễn thông. Chính sách tự do hóa kinh tế nói chung và sự không hạn chế đối với đầu tƣ nƣớc ngoài trong lĩnh vực viễn thông đã thu hút một lƣợng lớn đầu tƣ nƣớc ngoài vào ngành. Với 9 nhà khai thác đã đƣợc cấp giấy phép và đi vào hoạt động, thị trƣờng viễn thông Campuchia đã trở nên một thị trƣờng có mức cạnh tranh hết sức gay gắt. Do đến nay vẫn chƣa có luật viễn thông, Bộ Bƣu chính Viễn thông (MPTC) đồng thời đóng vai trò nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý và giám sát bao gồm cả trách nhiệm cấp và quản lý các giấy phép đầu tƣ, giải tần số cho lĩnh vực bƣu chính viễn thông. Trƣớc khi thành lập telecom Combodia năm 2005, Bộ Bƣu chính Viễn thông (MPTC) còn tham gia trực tiếp vào ngành với vai trò là nhà độc quyền cung cấp dịch vụ cố định. Gia nhập WTO Campuchia cam kết cung cấp tiếp cận thị trƣờng và đối xử quốc gia với nhiều loại dịch vụ, bao gồm: voice telephone, truyền dữ liệu, fax, email, thƣ thoại, trao đổi dữ liệu dịch vụ điện tử.
Các yếu tố môi trường vi mô
- Quyền lực mặc cả của nhà cung cấp.
Nhà cung cấp hiểu trong trƣờng hợp này chính là thị trƣờng các yếu tố đầu vào của ngành viễn thông tại Campuchia. Các yếu tố đầu vào chính của ngành gồm có năng lƣợng xanh, điện, các thiết bị, nguyên liệu và lao động. Đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông tại Campuchia thì khả năng tiếp cận với các yếu tố đầu vào mang tính chất phổ dụng nhƣ xăng, điện, nguyên liệu và lao động là gần nhƣ nhau và không ảnh hƣởng lớn đến năng lực cạnh tranh khi so sánh giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Yếu tố nguồn điện chỉ ảnh hƣởng trực tiếp và gây khó khăn đến riêng Viettel Campuchia trong chiến lƣợc phát triển hạ tầng mạng lƣới đến khu vực vùng sâu vùng xa. Nhà trạm, thiết bị của viễn thông đều cần có nguồn điện để vận hành. Ở Campuchia, do nhiều vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa chƣa có điện lƣới cung cấp đến tận nơi nên Viettel Campuchia chƣa thể phát triển mạng lƣới đến một số khu vực nhất định. Tuy nhiên đây chỉ là một bộ phận nhỏ của thị trƣờng
và không có tính chất quyết định tác động đến thành bại của doanh nghiệp. Nhƣ vậy, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chỉ bị ảnh hƣởng trực tiếp bởi các yếu tố đầu vào chủ chốt là trang thiết bị, sản phẩm đầu vào và ngƣời lao động.
Kinh doanh viễn thông bản chất là kinh doanh hạ tầng. Xây dựng đƣợc hệ thống hạ tầng với chi phí càng thấp với chất lƣợng càng cao thì doanh nghiệp càng dễ thu đƣợc lợi nhuận. Hạ tầng mạng viễn thông bao gồm chủ yếu là hệ thống thiết bị và đƣờng cáp truyền dẫn tín hiệu. Thị trƣờng trang thiết bị và sản phẩm đầu vào cho ngành viễn thông tại Campuchia có sự cạnh tranh khốc liệt của các nhà cung cấp nhƣ Siemems, Errison, Alcatel – Lucent của châu âu và Huawei, ZTE của Trung Quốc. Các đối thủ cạnh tranh lớn của Viettel Campuchia vẫn ƣa chuộng sử dụng các trang thiết bị và sản phẩm của các nhà cung cấp Trung Quốc. Thiết bị của các hãng lớn thƣờng có các tính năng đặc trƣng, đi kèm với yêu cầu lắp đặt trang bị và giá thành cao hơn nhƣng khi sử dụng các thiết bị này, nhà mạng thƣờng đƣợc hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp trong triển khai, lắp đặt từ chính nhà cung cấp. Đối với các sản phẩm của các nhà sản xuất Trung Quốc, ngƣời sử dụng lại có lợi ích là dễ triển khai, dễ mở rộng. Viettel Campuchia với thế mạnh là đội ngũ kỹ thuật viên có kiến thức, có kinh nghiệm từ Việt Nam sang có đủ năng lực để triển khai, sử dụng hiệu quả các thiết bị của các hãng Trung Quốc. Hai nhà cung cấp viễn thông lớn nhất Trung Quốc là Huawei và ZTE lại đang cạnh tranh gay gắt trên thị trƣờng khu vực nên Viettel cũng tiết kiệm đƣợc rất nhiều chi phí khi nhận đƣợc rất nhiều ƣu đãi về giá cả, điều kiện thƣơng mại và hỗ trợ kỹ thuật từ cuộc cạnh tranh từ các hãng này.
- Quyền lực mặc cả từ khách hàng.
Đầu ra của thị trƣờng viễn thông chủ yếu là khách hàng tổ chức và cá nhân đơn lẻ. Đối với ngành viễn thông, quyền lực đàm phán giá cả của khách hàng là hầu nhƣ không có, nhƣng khách hàng lại có thể tự do lựa chọn các sản phẩm, dịch vụ của nhiều nhà cung cấp trên thị trƣờng với mức độ thỏa dụng là khá tƣơng đồng. Chi phí để khách hàng chuyển đổi từ sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác là gần nhƣ không đáng kể. Dịch vụ viễn thông cũng là một dịch vụ có độ nhạy cảm về giá rất cao, ngƣời tiêu dùng Campuchia lại khá thực dụng,
thấy rẻ là dùng, do đó cuộc cạnh tranh trên thị trƣờng viễn thông có nhiều nhà cung cấp dịch vụ nhƣ ở Campuchia là rất khốc liệt. Để chiến thắng trong cuộc chiến tranh giành khách hàng , Viettel đã đƣa ra các chiến lƣợc nhƣ xã hội hóa bán hàng để xâm nhập vào thị trƣờng nông thôn, vùng sâu vùng xa mà các đối thủ khác khó với tới, tạo ra các gói cƣớc linh hoạt cho ngƣời dân có thể dễ dàng lựa chọn hình thức sử dụng cho phù hợp với nhu cầu của mình và đặc biệt là tạo nên sự khác biệt so với các đối thủ khác ở khả năng phủ sóng rộng trên khắp đất nƣớc Campuchia và những khu vực mà các đối thủ khác không phủ sóng đƣợc nhƣ khu vực đền Angkor wat. Những chiến lƣợc tạo nên sự khác biệt đã cũng cố và nâng cao hiệu quả chiến lƣợc kinh doanh của Viettel Campuchia, giúp cho doanh nghiệp này không chỉ giữ đƣợc các khách hàng hiện tại mà còn giành đƣợc khách hàng từ các đối thủ cạnh tranh của mình.
- Đối thủ cạch tranh trong ngành.
Các đối thủ của Viettel Campuchia tại thị trƣờng này hầu hết là các doanh nghiệp chi nhánh, công ty thành viên của các doanh nghiệp viễn thông lớn của nƣớc ngoài. Năng lực cạnh tranh của các đối thủ này là rất mạnh mẽ, họ nhận đƣợc sự hỗ trợ từ những Công ty mẹ hùng mạnh, có khả năng thích ứng nhanh với tình hình mới và sẵn sàng chấp nhận thay đổi để nâng cao sức mạnh cạnh tranh. Ví dụ nhƣ cuộc chiến cạnh tranh về giá cƣớc, Viettel Campuchia chỉ dẫn đầu về việc giảm giá cƣớc khi mới tham gia thị trƣờng, nhƣng các đối thủ đã có mặt lâu năm ở Campuchia với lợi thế hạ tầng mạng lƣới đã triển khai từ lâu, đã khấu hao hết, đang có lợi nhuận kinh doanh cao, sẵn sàng giảm giá để giành thị phần. Những doanh nghiệp mới tham gia thị trƣờng nhƣ Beeline, với tiềm lực Công ty mẹ Vimpelcom hùng mạnh ở Nga, sẵn sàng chấp nhận lỗ trong thời gian dài để giành giật thị phần ở đây. Beeline đã chi rất nhiều tiền cho các hoạt động quảng cáo qua các phƣơng tiện truyền thông nhƣ truyền hình, báo chí; đƣa ra các mức cƣớc hấp dẫn nhƣ gói cƣớc BOOM cho phép gọi đến tất cả các mạng trong nƣớc chỉ với giá 5 cent/phút, tính cƣớc từng giây; cào thẻ nạp tiền trúng thƣởng xe Chevrolet Spark... Ngoài ra, Beeline có chính sách lƣơng rất hấp dẫn, cùng một vị trí tƣơng đƣơng nhau ở hai
doanh nghiệp thì ngƣời lao động Beeline có thể nhận đƣợc mức lƣơng cao tới xấp xỉ 05 lần so với ở Viettel Campuchia. Để đối phó với môi trƣờng cạnh tranh khốc liệt này, Viettel Campuchia đã phải nỗ lực cải tiến dịch vụ, nâng cao chất lƣợng phủ sóng để giũ vững lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp. Đồng thời, để tạo lợi thế cạnh tranh bền vững, Viettel Campuchia đã tích cực tìm kiếm các công nghệ, dịch vụ mới để cung cấp cho khách hàng, liên tục cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh để luôn tạo sự khác biệt với các đối thủ khác trên thị trƣờng.
- Mối đe dọa từ đối thủ ngành tiềm năng.
Campuchia là Quốc gia có môi trƣờng đầu tƣ rất hấp dẫn, Chính phủ Campuchia khuyến khích các doanh nghiệp nƣớc ngoài vào đầu tƣ tại đây để đem lại lợi ích cho ngƣời dân. Thị trƣờng viễn thông của Campuchia đang tiến dần đến điểm bão hòa, giá cƣớc hiện tại trên thị trƣờng đã là quá thấp, các đối thủ trên thị trƣờng đã rất giàu kinh nghiệm và đã tạo lập những vị trí vững chắc. Nhƣ vậy, mối đe dọa từ một doanh nghiệp mới hoàn toàn tham gia thị trƣờng là rất thấp. Một doanh nghiệp thời điểm này tham gia thị trƣờng mà phải chấp nhận bỏ ra chi phí ban đầu lớn để xây dựng hạ tầng mạng lƣới mà chỉ thu đƣợc cƣớc phí thấp nhƣ các đối thủ cạnh tranh hiện tại thì không thể tồn tại nổi trên thị trƣờng Campuchia. Với tình hình hiện nay, trên thị trƣờng Campuchia chỉ có thể xuất hiện các đối thủ gia nhập ngành theo hình thức doanh nghiệp thuê hạ tầng sẵn có của doanh nghiệp khác và bán dịch vụ hoặc các đối thủ hiện tại của Viettel Campuchia sát nhập với nhau để hợp lại thành một doanh nghiệp lớn hơn (trƣờng hợp xảy ra giữa Star-Cell và SmartPhone). Tuy nhiên, với ƣu thế áp đảo nhƣ hiện nay, cùng với tƣ tƣởng luôn tìm cách đổi mới, không chủ quan, Viettel Campuchia vẫn có cơ hội giữ vũng vị trí đứng đầu trên thị trƣờng Campuchia trong thời gian tới.
- Mối đe dọa từ sản phẩm thay thế.
Do đặc thù của ngành viễn thông, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông hầu nhƣ không gặp phải sự đe dọa nào từ sản phẩm thay thế. Có chăng thì trên thị trƣờng cũng chỉ xuất hiện thêm các công nghệ mới, làm cho các sản phẩm, dịch vụ viễn thông trở nên đa dạng hơn. Tuy nhiên, với đặc điểm là có khả năng thích ứng nhanh với
công nghệ mới, luôn nhận đƣợc sự hỗ trợ của Công ty mẹ tại Việt nam, Viettel Campuchia ít bị đe dọa bởi sự xuất hiện các công nghệ mới trên thị trƣờng.
b.Các yếu tố bên trong.
Nguồn nhân lực Công ty.
Viettel tham gia thị trƣờng Campuchia với tƣ cách là một nhà cung cấp các dịch vụ viễn thông mới. Tuy nhiên, Viettel Campuchia từ khi thực hiện những bƣớc đầu tiên trong công tác đầu tƣ phát triển hạ tầng tại đất nƣớc này đã đƣợc hỗ trợ triệt để từ phía Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel. Những nhân viên đầu tiên của Viettel sang phát triển mạng lƣới tại Campuchia là những ngƣời dày dạn kinh nghiệm nhất, ƣu tú nhất của Tập đoàn trong việc phát triển mạng lƣới của Viettel tại Việt Nam. Thời gian đầu Viettel Campuchia chỉ sử dụng nhân sự chủ yếu là các cán bộ kỹ thuật, các chuyên gia xây dựng mạng lƣới là ngƣời Việt Nam.
Sau khi mạng lƣới đi vào giai đoạn hình thành và mở rộng, ngƣời lao động Campuchia dần dần đƣợc tuyển dụng vào làm các công việc mang tính chất thô sơ