Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược kinh doanh của tập đoàn viễn thông quân đội tại thị trường campuchia (Trang 90 - 95)

3.1.1 .Tổng quan về Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel

3.3. Đánh giá về chiến lƣợc kinh doanh của Tập đoàn Viễn thông Quân đội tại thị

3.3.3. Đánh giá chung

3.3.3.1. Những kết quả chủ yếu

- Đã hoạch định chiến lƣợc kinh doanh tại Campuchia một cách khoa học, phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của Campuchia và đặc điểm của thị trƣờng viễn thông Campuchia.

- Đã tổ chức, thực thi chiến lƣợc kinh doanh một cách bài bản và hiệu quả cao. Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá chiến lƣợc kinh doanh.

- Chất lƣợng hàng hóa và dịch vụ ngày càng đƣợc nâng cao.

- Đã xây dựng, định vị thƣơng hiệu của Viettel trên thị trƣờng Campuchia. - Viettel campuchia chiếm đƣợc thị phần cao trên thị trƣờng Campuchia.

3.3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

a, Những hạn chế chủ yếu

Hạn chế trong xây dựng kế hoạch thực hiện chiến lược:

Kế hoạch hàng năm chƣa đƣợc xây dựng thực sự khoa học do chƣa dự báo đƣợc chính xác biến động thị trƣờng về ngƣời tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh vì thế chỉ tiêu kế hoạch thƣờng cao hơn năm trƣớc nhƣng thực hiện là thƣờng thấp hơn.

Về công tác điều hành và nhân sự ngƣời Việt tuyến phòng ban cũng nhƣ chi nhánh đang thiếu khoa học (công tác lập kế hoạch tác nghiệp, kế hoạch bán hàng, quản lý kế hoạch thực sự yếu kém, phó thác nhiều cho trƣởng trung tâm, nhân viên kế hoạch) nhân sự cũ đang có “sức ỳ lớn” và “ngủ quên trên chiến thắng”.

Hạn chế trong xây dựng và thực thi chính sách thực hiện chiến lược, đặc

biệt là chiến lược( chính sách Marketing)

Một số địa bàn hạ tầng mạng lƣới chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu kinh doanh, đặc biệt là cố định băng rộng. Chất lƣợng hạ tầng mạng lƣới còn chƣa ổn định gây ảnh hƣởng lớn đến khách hàng, doanh thu và chi phí. Việc đảm bảo hàng hóa - vật tƣ thiết bị cho các thị trƣờng còn chƣa đồng bộ và đúng tiến độ yêu cầu.

Công tác quản lý, kiểm soát kênh còn yếu kém: với số lƣợng kênh quản lý lớn, nhƣng không có nhân sự chuyên trách từng kênh dẫn đến việc mất kiểm soát về việc quản lý dữ liệu.

Việc xây dựng hình ảnh cho kênh sau một thời gian dài không đầu tƣ đã xuống cấp, thiếu và yếu so với đối thủ. Hiện Metfone đã và đang đầu tƣ xây dựng lại hình ảnh cho Showroom, đại lý điểm bán hàng tuy nhiên vẫn trong giai đoạn đầu tƣ nên hình ảnh vẫn chƣa bằng so với đối thủ.

Việc thiết kế chính sách cho kênh vào 01 số giai đoạn chƣa hợp lý dẫn đến việc lũng đoạn giá thị trƣờng của 1 số phần tử kênh (Đại lý), dẫn đến mất quyền lực điều hành của ngƣời bán.

Các dịch vụ giá trị gia tăng (VAS) và nội dung chƣa thực sự đƣợc đẩy mạnh, chƣa có phƣơng án cho các đối tƣợng khách hàng khác nhau.

Hệ thống OCS(hệ thống tính cƣớc) của Viettel Campuchia đã cũ và không đáp ứng đủ trƣớc các yêu cầu mới của kinh doanh.

Hạn chế trong kiểm tra, đánh giá chiến lược.

- Công tác kiểm tra, đánh giá chiến lƣợc kinh doanh chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, tổ chức kiểm tra, đánh giá chiến lƣợc kinh doanh chƣa thực sự khoa học.

- Chƣa chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, kiểm soát tuân thủ các quy trình, quy định nội quy, quy chế Công ty và Pháp luật nhà nƣớc Campuchia.

- Chƣa thẩm định và rà soát đƣợc một cách hệ thống các quy trình, quy định, quy chế trong Công ty. Bên cạnh đó, Công tác kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ pháp luật chƣa đƣợc quan tâm thích đáng

- Hoạt động đo kiểm chất lƣợng mạng chƣa làm đúng hƣớng dẫn và chƣa mang lại kết quả mong muốn. Chƣa chỉ ra đƣợc khu vực nào, dịch vụ nào chất lƣợng mạng kém ảnh hƣởng tới việc sử dụng dịch vụ của khách hàng và kết quả kinh doanh của công ty.

Nguyên nhân khách quan

- Bùng nổ mạnh mẽ của dữ liệu di động Ngƣời sử dụng không chỉ quan tâm đến cách liên lạc truyền thống mà còn đòi hỏi về các dịch vụ giá trị gia tăng, dữ liệu di động. Số lƣợng thuê bao di động băng rộng đang tăng trƣởng một cách nhanh chóng. Mức thâm nhập di động băng rộng trung bình toàn cầu ƣớc đạt 32% vào cuối năm 2014, gần gấp đôi so với cách đây ba năm 2011 và gấp 4 lần so với năm 2009. Nếu tính riêng tại các quốc gia phát triển, mức thâm nhập băng rộng di động lên tới 84%, cao gấp 4 lần so với tỷ lệ ở các quốc gia đang phát triển (21%).

- Các dịch vụ ứng dụng trên di động đe dọa đến doanh thu của nhà mạng. Năm 2014 trung bình 1 tháng, số lƣợng ứng dụng đƣợc tải về tăng 40% so với năm 2013, trong đó rất nhiều ứng dụng OTT (Over The Top) cho phép ngƣời dùng nghe, gọi, nhắn tin miễn phí trên nền internet. Theo kết quả khảo sát mới nhất của Juniper Research, năm 2014, các nhà mạng di động đã để mất 14 tỷ USD doanh thu từ việc khách hàng sử dụng các ứng dụng OTT nhƣ WhatsApp, Facebook và Skype để nhắn tin và gọi điện.

- Ngành viễn thông thế giới đạt tỷ lệ tăng trƣởng thấp hơn nhiều so giai đoạn trƣớc. Ngành viễn thông thế giới vẫn tiếp tục tăng trƣởng nhƣng tỷ lệ tăng trƣởng thấp hơn nhiều so với dự đoán. Các hãng viễn thông lớn tại Mỹ nhƣ AT&T, Verizon hoặc ở châu Á và châu Mỹ nhƣ Claro, Movistar đều có mức tăng trƣởng doanh thu thấp hơn các năm trƣớc do chi tiêu cho các dịch vụ viễn thông giảm đáng kể theo sự khó khăn của nền kinh tế chung. Tốc độ tăng trƣởng doanh thu dịch vụ di động toàn cầu đạt mức thấp nhất từ trƣớc đến nay (2,6%).

- Khách hàng viễn thông Campuchia rất nhạy cảm về giá, họ sẵn sàng chấp nhận chất lƣợng mạng rất tồi để đƣợc dùng dịch vụ giá rẻ.

- Môi trƣờng pháp lý về viễn thông tại Campuchia thiếu chặt chẽ, làm cho môi trƣờng cạnh tranh diễn biến phức tạp hơn. Chính sách giá sàn viễn thông đã ban hành nhƣng không có hiệu lực, các nhà mạng liên tiếp tung ra khuyến mại bán dƣới giá thành nhằm chiếm lĩnh thị trƣờng.

- Do đặc điểm tỷ lệ ngƣời biết chữ thấp nên môi trƣờng truyền thông quảng cáo Campuchia chỉ hiệu quả khi sử dụng hình ảnh và âm thanh, hiệu quả truyền thông chậm (qua khảo sát đã chỉ ra rằngphải mất ít nhất 3 tháng tiến hành truyền thông rầm rộ để có đƣợc 50% khách hàng biết đến một chƣơng trình khuyến mại), vì vậy các chính sách sản phẩm dịch vụ cần phải nhất quán để có thể tiến hành truyền thông trong thời gian dài.

- Tình hình chính trị diễn biến phức tạp đã có tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của Viettel Campuchia, tuy nhiên mức độ ảnh hƣởng không trầm trọng.

- Về việc chuyển giao và hƣớng dẫn cho ngƣời VTC nói tiếng bản địa chƣa thực sự hiệu quả do:

+ Khác biệt về ngôn ngữ.

+ Khác biệt về cách làm: cách làm mới mẻ, không theo lối tƣ duy của ngƣời bản địa. Đây chính là lợi thế, nhƣng cũng là nguyên nhân gây ra khó khăn cho công tác bàn giao.

-Do cạnh tranh gay gắt ở thị trƣờng Campuchia

Đối thủ ở thị trƣờng Campuchia sau một thời gian đối đầu với sự phát triển thần tốc của Viettel đã học hỏi và tìm ra chiến lƣợc mới đã bắt đầu vƣơn lên mạnh mẽ trong bối cảnh các thị trƣờng dần bƣớc vào giai đoạn bão hòa. Các công ty mới bắt đầu kinh doanh cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, bằng mọi cách của các nhà mạng đã vào thị trƣờng trƣớc đó.

Nguyên nhân chủ quan.

- Nguồn nhân lực còn hạn chế: Quy định chặt chẽ số lƣợng ngƣời Việt sang làm việc tại Campuchia dẫn đến trong năm 2014 công ty thực hiện giảm quân số ngƣời Việt tại Campuchia và chuyển giao công tác vận hành sản xuất kinh doanh cho ngƣời sở tại. Điều này khiến công tác điều hành gặp nhiều khó khăn do số lƣợng ngƣời sở tại có kinh nghiệm chuyên môn ít, việc điều hành, nắm bắt thông tin từ xa của công ty Viettel Campuchia gặp nhiều khó khăn do khác biệt ngôn ngữ, văn hóa. Lực lƣợng nhân sự chƣa đáp ứng đƣợc với khối lƣợng công việc khổng lồ, chƣa tuyển dụng đƣợc chuyên gia đầu ngành tại thị trƣờng Campuchia. Nhân lực

ngƣời việt của Viettel Campuchia làm việc tại thị trƣờng nƣớc ngoài tuy nhiệt huyết, nhƣng kinh nghiệm thƣơng trƣờng nhiều khi chƣa đủ nên đánh giá chƣa đúng hoặc do đã quá quen với thị trƣờng nên chƣa nhìn ra cái mới.

- Đã có ứng dụng đƣa công nghệ thông tin vào quản lý kinh doanh tuy nhiên chƣa triệt để. Việc triển khai các ứng dụng CNTT nhằm phục vụ công tác quản lý, giám sát từ Viettel Global đến các thị trƣờng nói chung, thị trƣờng Campuchia nói riêng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu giám sát từ Viettel Global đến các thị trƣờng, tiến độ chƣa đáp ứng đƣợc theo yêu cầu của lãnh đạo tập đoàn.

- Năng lực của bộ máy quản lý còn hạn chế về hoạch định và tổ chức thực hiện kế hoạch, chính sách chiến lƣợc. Chƣa nắm bắt kịp thời sự biến động của thị trƣờng Viễn thông Campuchia. Chƣa điều chỉnh, đổi mới các chính sách liên quan. Còn thụ động, chờ chỉ đạo từ Tập đoàn và từ Viettel Global.

- Công tác kiểm tra, giám sát, còn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, đánh giá chƣa kịp thời, kiểm tra ít nhiều còn mang tính hình thức.

CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI TẠI THỊ

TRƢỜNG CAMPUCHIA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược kinh doanh của tập đoàn viễn thông quân đội tại thị trường campuchia (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)