Công tác bồi huấn nâng bậc cho công nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác đào tạo nhân lực tại Công ty Điện lực Nam Định (Trang 48 - 56)

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY

2.2.2.1. Công tác bồi huấn nâng bậc cho công nhân

* Mục đích thực hiện:

-Nhằm đánh giá kỹ năng của ngƣời lao động, tạo điều kiện cho ngƣời lao động nâng cao tay nghề và kỹ năng làm việc.

-Làm cơ sở và đảm bảo tính thống nhất về việc xét nâng bậc lƣơng cho công nhân kỹ thuật hàng năm.

Đối tƣợng đƣợc xét để tham gia bồi huấn nâng bậc là các công nhân kỹ thuật trong Công ty điện lực Nam Định, không áp dụng đối với cán bộ nhân viên chức danh chuyên môn nghiệp vụ; cán bộ nhân viên ở thang bảng lƣơng chức vụ quản lý hoặc chuyên trách: Công tác đảng, đoàn thanh niên, cán bộ công đoàn chuyên trách.

* Tiêu chuẩn xét kèm cặp nâng bậc:

-Những công nhân đƣợc đƣa vào diện kèm cặp nâng bậc phải đảm bảo các tiêu chuẩn và thời gian giữ bậc nhƣ sau:

 Trong lao động sản xuất hoành thành nhiệm vụ đƣợc giao, xứng đáng với bậc thợ hiện đang hƣởng.

 Không vi phạm kỷ luật với hình thức từ khiển trách trở lên trong thời gian giữ bậc.

 Nếu vi phạm trong thời gian giữ bậc, thời gian thuộc diện kèm cặp nâng bậc kéo dài thêm từ 03 tháng đến 06 tháng.

 Mốc thời gian để kèm cặp đƣợc tính đến ngày 31 tháng 12 của năm trƣớc khi đƣợc vào diện kèm cặp

-Thời gian tính để xét kèm cặp nâng bậc nhƣ sau:

 24 tháng trở lên đối với công nhân bậc 2/7 lên bậc 3/7

 36 tháng trở lên đối với công nhân bậc 3/7 lên bậc 4/7

 48 tháng trở lên đối với công nhân bậc 4/7 lên bậc 5/7

 60 tháng trở lên đối với công nhân bậc 5/7 lên bậc 6/7 (bậc cao)

 60 tháng trở lên đối với công nhân bậc 6/7 lên bậc 7/7 (bậc cao)

 Đối với những trƣờng hợp đặc biệt (có sáng kiến cải tiến kỹ thuật cấp hội đồng trở lên, chiến sỹ thi đua các năm liên tiếp…), có thể sớm thời gian nhƣng phải đảm bảo ít nhất 36 thàng.

 Chênh lệch giữa hai bậc lƣơng liền kề lớn hơn 0,22 thì thời gian để tính kèm cặp nâng bậc là 36 tháng

-Thi giữ bậc phải đạt yêu cầu

-Đối với công nhân chuyển ngạch lƣơng phải đƣợc đào tạo theo yêu cầu cụ thể của công việc sẽ đảm nhận và phải đảm bảo yêu cầu sau:

 Công nhân vận hành- quản lý đƣờng dây và trạm phải đƣợc sát hạch quy trình kỹ thuật an toàn điện và trình độ nghề tƣơng ứng với bậc thợ đƣợc bồi huấn, kèm cặp nâng bậc.

Đối với nâng bậc lƣơng lần đầu kể từ khi đƣợc chuyển sang bảng lƣơng mới đƣợc quy định nhƣ sau:

 Trƣờng hợp chênh lệch giữa hai hệ số (hệ số của bậc lƣơng đƣợc xếp vào bảng lƣơng mới và hệ số của bậc lƣơng trƣớc khi đƣợc xếp hạng và bảng lƣơng mới) lớn hơn hoặc bằng 70% khoảng cách giữa hai hệ số của 2 bậc lƣơng liền kề của bảng lƣơng mới để nghị nâng bậơng thì thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lƣơng tính từ khi có quyết định xếp lƣơng mới và theo quy định về thời gian giữ bậc lƣơng.

 Trƣờng hợp chênh lệch giữa hai hệ số lƣơng (Hệ số của bậc lƣơng đƣợc xếp vào bảng lƣơng mới và hệ số của bậc lƣơng trƣớc khi đƣợc xếp vào bảng lƣơng mới) nhỏ hơn 70% khoảng cách giữa 2 hệ số của 2 bậc lƣơng liền kề của bảng lƣơng mới đề nghị nâng bậc lƣơng thì thời gian giữ bậc lƣơng để xét nâng bậc lƣơng đƣợc tính từ khi có quyết định xếp lƣơng cũ.

Trách nhiệm Tiến trình - Phòng tổ chức lao động Công ty - Các đơn vị trong Công ty - Phòng tổ chức lao động Công ty - Giám đốc Công ty - Phòng tổ chức lao động Công ty - Phòng tổ chức lao động, các đơn vị trong Công ty, các đơn vị liên kết

- Hội đồng kiểm tra Công ty - Phòng tổ chức Công ty - Giám đốc Công ty - Phòng tổ chức Công ty

Căn cứ thông báo lập danh sách CNKT đủ điều kiện, tiêu chuẩn đề nghi bồi huấn kiểm tra nâng bậc

Căn cứ kiểm tra tiêu chuẩn xác định số lƣợng cụ thể từng đơn vị, tổng hợp báo cáo giám đốc

Phê duyệt

Lập phƣơng án, tổ chức bồi huấn kiểm tra nâng bậc

Bồi huấn thi kiểm tra lý thuyết, thực hành và giao chuyên đề thợ bậc cao

Chấm thi kiểm tra lý thuyết, thực hành, hỏi bảo vệ chuyên đề thợ bậc cao

Tổng hợp kết quả

Phê duyệt

Thông báo

Lập kế hoạch dự kiến bồi huấn nâng bậc, kiểm tra nâng bậc lƣơng hàng năm trình giám đốc xét duyệt và thông báo tới

-Diễn giải:

 Cán bộ nhân sự thuộc Phòng Tổ chức lao động của Công ty lập kế hoạch về: số lƣợng, tiến độ, thời gian, chƣơng trình, lịch trình; cán bộ công nhân viên thuộc diện tiêu chuẩn đƣợc bồi huấn nâng bậc của năm trình giám đốc duyệt và thông báo cho các đơn vị trực thuộc.

 Các đơn vị trực thuộc Công ty căn cứ vào kế hoạch, trên cơ sở số lao động là công nhân kỹ thuật hiện có, căn cứ vào tiêu chuẩn cấp bậc công nhân kỹ thuật các nghề, tiêu chuẩn thuộc diện đƣợc bồi huấn kiểm tra nâng bậc, lập danh sách đăng ký bồi huấn.

 Cán bộ nhân sự lập danh sách trình giám đốc duyệt

 Giám đốc công ty duyệt danh sách cán bộ công nhân viên đủ điều kiện bồi huấn kiểm tra nâng bậc của năm.

 Bộ phận nhân sự lập kế hoạch phƣơng án bồi huấn kiểm tra nâng bậc cụ thể trình giám đốc công ty phê duyệt và thực hiện.

 Công ty kết hợp với các đơn vị đào tạo tổ chức học tập lý thuyết và thực hành. Lập để cƣơng bài giảng, đề kiểm tra và đáp án đề kiểm tra nâng bậc.

 Hội đồng thi thực hiện tổ chức thi, hƣớng dẫn chuyên đề thợ bậc cao, chấm thi và hỏi thi vấn đáp.

 Bộ phận nhân sự tổng hợp kết quả bồi huấn kiểm tra nâng bậc lƣơng trình giám đốc Công ty duyệt

 Giám đốc xem xét kết quả kiểm tra và xét duyệt

Phòng tổ chức thông báo kết quả kiểm tra nâng bậc lƣơng và ra quyết đinh.

* Nội dung của công tác bồi huấn nâng bậc cho công nhân:

-Xác định nhu cầu bồi huấn nâng bậc cho công nhân và tổng hợp các nhu

cầu bồi huấn nâng bậc cho công nhân:

Công ty căn cứ vào số lƣợng cán bộ công nhân hiện có và kiểm tra các tiêu chuẩn, phân loại ngành nghề công nhân thuộc diện bồi huấn nâng bậc trong năm. Từ đó xác định số công nhân đƣợc tham gia bồi huấn và kiểm tra nâng bậc, lập danh sách để trình giám đốc duyệt.

-Kế hoạch thực hiện:

Kế hoạch thực hiện là kế hoạch đƣợc lập trên kết quả của công tác tổng hợp nhu cầu bồi huấn nâng bậc công ty, trong kế hoach thực hiện bao gồm:

 Lập các tiểu ban bồi huấn nâng bậc

 Xác định thời gian tổ chức bồi huân nâng bậc

 Xây dựng đề cƣơng và giáo trình giảng dạy của các ngành nghề bồi huấn nâng bậc

 Tổng số lớp dự kiến tổ chức bồi huấn nâng bậc.

 Thời gian tổ chức bồi huấn, giảng dạy lý thuyết

 Tổ chức kiểm tra lý thuyết

 Kế hoạch bồi huấn giảng dạy tay nghề và giao chuyên đề cho các công nhân bậc cao.

 Kiểm tra tay nghề.

 Tổ chức bảo vệ chuyên đề. -Tổ chức thực hiện:

 Tổ chức thực hiện bồi huấn lý thuyết, kèm cặp tay nghề, hƣớng dẫn chuyên đề và bảo vệ chuyên đề.

 Căn cứ vào danh sách đề nghị nâng bậc của các đơn vị, phòng tổ chức tập hợp, kiểm tra thoả mãn các tiêu chuẩn điểu kiện xét bồi huấn nâng bậc và trình giám đốc Công ty ra quyết định các công nhân đủ điều kiện bồi huấn nâng bậc của năm.

 Các đơn vị đƣợc giao nhiệm vụ tổ chức bồi huấn kèm cặp nâng bậc lƣơng công nhân năm tổ chức xây dựng chƣơng trình, nội dung giảng dạy lý thuyết, tổ chức kèm cặp tay nghề theo tiêu chuẩn cấp bậc công nhân kỹ thuật các nghề trong Công ty. Căn cứ vào nhu cầu trình độ, tay nghề của từng bậc thợ thuộc các nghề, đơn vị ra câu hỏi làm đề cƣơng, chuyên đề trình công ty duyệt.

 Đối với các nghề quản lý, sửa chữa đƣờng dây và trạm; công nhân kinh doanh; công nhân đo lƣờng Công ty phối hợp với các trƣờng đào tạo nghề điện, trƣờng Cao đẳng điện lực và các giáo viên kiêm nhiệm của Công ty tổ chức bồi huấn lý thuyết, tay nghề, hƣớng dẫn chuyên đề cho công nhân thuộc diện nâng bậc.

 Đối với các ngành nghề đặc biệt khác nhƣ: Điều độ lƣới điện, sửa chữa máy biến áp, sửa chữa máy cắt trung thế 10 đến 35 KV, thí nghiệm điện, công nhân máy tính… Công ty lập các tiểu ban chuyên trách để bồi huấn lý thuyết, tay nghề, giao chuyên đề hƣớng dẫn, chuyên đề tổ chức thi nâng bậc cho công nhân. Khi đến thời điểm tập trung bồi huấn, các phòng ban có nhân lực đã đƣợc phân công vào các tiểu ban kỹ thuật có trách nhiệm tổ chức bồi huấn kèm cặp thi nâng bậc cho lao động theo chức năng ngành nghề của phòng ban mình.

-Tổ chức kiểm tra nâng bậc:

+ Nội dung kiểm tra nâng bậc

Nguyên tắc chung:

 Các công nhân tham gia bồi huấn kiểm tra nâng bậc có đủ điều kiện theo quy định của tiêu chuẩn cấp bậc CNKT của công ty

 Thƣờng xuyên hoàn thành công việc đƣợc giao, định mức lao động và đảm bảo chất lƣợng công việc theo yêu cầu kỹ thuật

 Việc bồi huấn kiểm tra phải đảm bảo thể hiện đƣợc trình độ hiểu biết về lý thuyết và mức độ thành thạo về tay nghề chuyên môn: Bắt buộc bồi huấn và kiểm tra hai phần là lý thuyết và kiểm tra tay nghề bậc thợ, đối với thợ bậc cao phải thực hiện viết báo cáo chuyên đề.

Kiểm tra lý thuyết nghề:

 Áp dụng với tất cả các CNKT bồi huấn thi nâng bậc

 Yêu cầu: Nắm đƣợc các nội dung của tiêu chuẩn cấp bậc CNKT chuyên môn nghề của chức danh bậc thợ đề nghị kiểm tra (Chức trách, nhiệm vụ cụ thể; hiểu biết; làm đƣợc; yêu cầu trình độ). Nắm vững quy trình kỹ thuật an toàn đối với các nội dung liên quan công việc đang làm. Nắm đƣợc các chức năng nhiệm vụ cơ bản của đơn vị hiện đang công tác. Nêu công việc phù hợp nhất với khả năng, giải pháp để thực hiện công việc tại đơn vị đang công tác tốt hơn. Nắm đƣợc các quy định, quy chế hiện hành của nhà nƣớc, của tập đoàn, công ty liên quan đến lĩnh vực chuyên môn nghề đang đảm nhiệm.

Kiểm tra thực hành chuyên môn nghề:

 Áp dụng với tất cả các CNKT thi nâng bậc

 Chủ yếu để đánh giá năng lực, phƣơng pháp, giải pháp xử lý tình huống (sự cố, khắc phục, sửa chữa…), các vấn đề thƣờng nảy sinh trong công việc chuyên môn nghề, những hiểu biết chung về công việc đang đảm nhận và biện pháp đảm bảo an toàn khi làm việc

 Ngƣời dự kiểm tra thực hành đƣợc nhận đề kiểm tra theo hình thức rút thăm, sau đó chuẩn bị, trình bày vấn đáp về hiểu biết và việc xử lý tình huống, những vấn đề nảy sinh trong công việc, biện pháp, an toàn cần thiết liên quan đến nội dung đề thi, sau đó tiến hành thực hiện nội dung đề thi tại hiện trƣờng.

Báo cáo chuyên đề thợ bậc cao:

 Áp dụng đối với tất cả các CNKT thi lên bậc cao (là 2 bậc thợ: gần cuối và cuối cùng)

 Thực hiện viết báo cáo chuyên đề trên cơ sở công việc mình đang đảm nhiệm. Với nội dung chủ yếu là đƣa ra các bƣớc cụ thể thực hiện một công việc. Dựa trên kinh nghiệm tay nghề để đƣa ra những phƣơng án cải tiến kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

 Thực hiện báo cáo chuyên đề sau khi viết báo cáo hoàn thành, phải bảo vệ đƣợc nội dung đã đƣa ra trong chuyên đề.

+ Điều kiện đƣợc tham gia kiểm tra nâng bậc

 Thời gian tham gia bồi huấn lý thuyết và thực hành tay nghề chuyên môn phải đảm bảo đạt ≥80% thời gian của mỗi nội dung bồi huấn

 Phải tham gia 02 bài kiểm tra điều kiện (01 bài lý thuyết và 01 bài thực hành). Thang điểm tối đa cho mỗi bài là 10 điểm và mỗi bài phải đạt ≥5 điểm (mỗi bài kiểm tra điều kiện đƣợc phép kiểm tra lại 01 lần nếu không đạt).

-Tổng hợp đánh giá kết quả:

Thang điểm tối đa lý thuyết chuyên môn nghề

10 điểm  hệ số 01 = 10 điểm

Thang điểm tối đa kiểm tra thực hành

10 điểm  hệ số 01 = 10 điểm

10 điểm = (công tác chuẩn bị 10 điểm Hệ số 0.2 + thực

hành tại hiện trường 10 điểm Hệ số 0.5)

Thang điểm tối đa bảo vệ chuyên đề

10 điểm  hệ số 01 = 10 điểm

10 điểm = [(Giáo viên hướng dẫn chấm 10 điểm hệ số 01 +

Giáo viên phản biện chấm 10 điểm hệ số 01 + hội đồng bảo

vệ chấm 10 điểm hệ số 2) / 4]

Tổng số điểm tính trung bình tối đa

10 điểm

- Đối với thợ bậc cao:

10 điểm = [(điểm lý thuyết chuyên môn nghề + điểm kiểm tra thực hành + điểm bảo vệ chuyên đề) / 3]

- Đối với thợ bậc thấp:

10 điểm = [(điểm lý thuyết chuyên môn nghề + điểm kiểm tra

thực hành) / 2]

+ Quy định về mức điểm đạt để đƣợc xét nâng bậc:

Điểm đạt tiêu chuẩn xét nâng bậc khi có điểm bài thi ≥5 điểm.

-Quyết định nâng bậc:

Sau khi có kết quả kiểm tra với xác nhận của nơi đào tạo thì phòng tổ chức lập danh sách những ngƣời đạt tiêu chuẩn nâng bậc theo quy định hiện hành gửi lên cho giám đốc để giám đốc ký duyệt và đƣa vào lƣu hồ sơ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác đào tạo nhân lực tại Công ty Điện lực Nam Định (Trang 48 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)