6. Phương pháp nghiên cứu
2.5. Biện pháp bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ thông qua bài tập đọc hiểu
2.5.2. Nâng cao năng lực đọc – hiểu trong giờ Tập đọc
Đọc hiểu là nội dung khoa học của lí thuyết đọc sách và đọc văn. Khái niệm đọc hiểu bắt nguồn và gắn bó hữu cơ với sách và tác phẩm văn chương. Sách và tác phẩm văn chương là hình thức tồn tại của ngôn ngữ với sự kí mã không giống nhau để người đọc nhận thức được nội dung thông tin khoa học và nội dung thông tin thẩm mỹ. Cái đẹp trong thông tin thẩm mỹ cũng là một phạm trù khoa học và được gọi với tên gọi khác là Mĩ học. Do đó nói cho cùng, đọc sách hay đọc văn là nắm vững logic nhận thức, là sự khai sáng trí tuệ và tâm hồn với mục đích nâng cao hiểu hiết của con người. Bên cạnh sự hiểu biết khái niệm đọc hiểu với bản chất của nó, giáo viên phải làm rõ mục đích giáo dục, đào tạo năng lực đọc hiểu qua năng lực đọc và kĩ năng đọc hiểu trong nhà trường.
Ở Tiểu học không có phân môn riêng cho việc bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ cho học sinh. Tập đọc là phân môn góp phần nhiều nhất vào quá trình hình thành và phát triển năng lực thẩm mỹ cho học sinh. Luyện đọc cho học sinh là một hoạt động đặc trưng của phân môn Tập đọc đồng thời cũng là một khâu rất quan trọng trong việc giúp học sinh cảm thụ tác phẩm văn chương. Chính vì vậy việc nâng cao năng lực đọc – hiểu cho học sinh là hết sức cần thiết.
Ví dụ:
“Trời xanh đây/ là của chúng ta Núi rừng đây/ là của chúng ta Những cánh đồng/ thơm ngát Những ngả đường/ bát ngát
Những dòng sông/ đỏ nặng phù sa…”
(Đất nước – Nguyễn Đình Thi – TV5 – T2 – Tr94).
Yêu cầu học sinh đọc diễn cảm là để giúp các em nâng cao cảm xúc thẩm mỹ và kích thích các em khám phá ra cái hay, cái đẹp của văn chương. Đọc diễn cảm là hình thức tái sản sinh tác phẩm nghệ thuật, là khám phá ra những điều kì diệu ẩn chứa sau những câu thơ, làm cho chúng vang lên, sống
lại, làm cho học sinh lại gần với tác phẩm văn chương hơn. Từ đó giúp học sinh cảm thụ bằng chính giọng đọc, bằng chính nhạc điệu, âm hưởng của bài văn, bài thơ để từ đó bồi dưỡng thêm năng lực thẩm mỹ ở các em.
Tóm lại, khi nói về khả năng đọc ta nói ngay tới sự rèn luyện tổng thể của năng lực đọc, kĩ năng đọc, kĩ thuật đọc một cách có kế hoạch chu đáo. Điều đó chắc chắn đảm bảo cho học sinh nắm vững ý nghĩa cơ bản của tác phẩm và văn bản đọc. Giáo viên cần đặt ra những câu hỏi kích thích, câu hỏi đọc hiểu, câu hỏi khám phá và bài tập phù hợp về những vấn đề được đặt ra cho tác phẩm.