Nội dung thực nghiệm

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ thông qua bài tập đọc hiểu cho học sinh lớp 5 (Trang 83 - 85)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.3. Nội dung thực nghiệm

Giáo viên tham gia thực nghiệm chuẩn bị chu đáo thiết kế giáo án, đồ dùng dạy học nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện giờ dạy tốt theo đúng và đủ các hoạt động.

Thiết kế bài dạy trong phân môn Tập đọc có sử dụng các biện pháp và hệ thống bài tập đọc hiểu nêu trong nội dung ở chương 2, trên cở sở sử dụng các thiết bị dạy học, phương tiện dạy học phù hợp trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học.

Sau khi đã phân tích và nghiên cứu giáo án, chúng tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm tiết học Tập đọc ở lớp 5 có sử dụng các biện pháp nêu trên như giáo án đã thiết kế.

3.3.1. Phạm vi và thời gian thực nghiệm

Phạm vi chúng tôi tiến hành thực nghiệm là tại trường Tiểu học Sông Lô, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Để đảm bảo tính chính xác và khách quan, chúng tôi tiến hành thực nghiệm trong khoảng thời gian 7 tuần (từ ngày 25/02/2019 đến ngày 12/4/2019).

Để thời gian thực nghiệm không ảnh hưởng tới lịch trình giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh, chúng tôi đã bố trí các tiết dạy thực nghiệm ở các lớp được chọn vào buổi chiều các ngày thứ 3 và thứ 5 trong tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Để quá trình thực nghiệm đạt hiệu quả và thực hiện được mục đích đã nêu, chúng tôi đưa ra kế hoạch như sau:

- Thực nghiêm tổ chức dạy học rèn kĩ năng đọc – hiểu, kĩ năng nhận

biết các yếu tố thẩm mỹ (cái đẹp, cái bi, cái hài, cái chân, cái thiện, cái cao cả); kĩ năng phân tích, đánh giá các yếu tố thẩm mỹ; kĩ năng tái hiện, sáng tạo và ứng dụng các yếu tố thẩm mỹ bằng các thiết kế giáo án có sử dụng hệ thống câu hỏi và bài tập mà chúng tôi đã đề xuất.

- Thực nghiệm việc sử dụng hệ thống bài tập đọc – hiểu, câu hỏi hướng dấn học sinh phát hiện, khám phá các yếu tố thẩm mỹ, bộc lộ năng lực thẩm mỹ của mình.

- Chuẩn bị các bài kiểm tra chất lượng học sinh các lớp thực nghiệm mà chúng tôi đã chọn.

- Chuẩn bị các thiết kế giáo án mẫu, tiến hành dạy thực nghiệm 4 bài Tập đọc trong đó có sử dụng các biện pháp nhằm bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ cho học sinh lớp 5.

3.3.3. Tiến hành thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm theo đúng yêu cầu sau:

- Thành lập tổ chức thực nghiệm gồm: cán bộ quản lí, giáo viên dạy thực nghiệm, học sinh lớp thực nghiệm và học sinh lớp đối chứng.

- Trình bày ý đồ thực nghiệm và đưa ra các biện pháp, hệ thống bài tập mà chúng tôi đã biên soạn cho giáo viên các lớp đó nghiên cứu để tiến hành giảng dạy trong thời gian thực nghiệm.

- Trước khi tiến hành thực nghiệm chúng tôi tiến hành kiểm tra trình độ ban đầu của học sinh lớp thực nghiệm và học sinh lớp đối chứng.

- Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện dạy học, thiết kế giáo án với các biện pháp và hệ thống bài tập đã đề xuất dạy ở các lớp thực nghiệm, các lớp đối chứng dạy bình thường.

- Tiến hành dạy thực nghiệm ở lớp 5A và đối chứng ở lớp 5B. - Quan sát, theo dõi tiết dạy.

- Nghiệm thu kết quả được tiến hành sau khi hoàn thành bài dạy bằng hình thức kiểm tra trực tiếp. Khi đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các lớp thực nghiệm chúng tôi cũng đồng thời đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng một bài kiểm tra.

- So sánh, đối chiếu, nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ thông qua bài tập đọc hiểu cho học sinh lớp 5 (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)