6. Phương pháp nghiên cứu
1.3. Cơ sở thực tiễn của bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ cho học sinh Tiểu
hội và nghệ thuật, nhận biết cái chân, thiện, mĩ trong đời sống con người bởi có đánh giá được đúng – sai, đánh giá được cái đẹp thì các em mới định hướng được hoạt động của bản thân.
- Bồi dưỡng cho học sinh tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ sao cho phù hợp với các giá trị văn hóa dân tộc và văn minh của thời đại.
- Bồi dưỡng cho học sinh năng lực sáng tạo cái đẹp trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động, học tập và sinh hoạt tập thể: cái đẹp vật chất, cái đẹp tinh thần, cái đẹp nghệ thuật. Làm cho học sinh luôn hướng tới cái đẹp và hành động theo cái đẹp, quan trọng nhất là tu dưỡng đạo đức tạo cái đẹp trong phẩm giá nhân cách.
Thông qua dạy học đọc hiểu, người giáo viên cần làm cho học sinh ý thức được vai trò của năng lực thẩm mỹ trong học tập cũng như trong cuộc sống để tổ chức các bài tập phù hợp để vừa phát triển được tri giác thẩm mỹ vừa giúp các em đánh giá đúng đắn và có tình cảm thẩm mỹ phù hợp từ đó sẽ góp phần bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ ở các em.
1.3. Cơ sở thực tiễn của bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ cho học sinh Tiểu học học
1.3.1. Vai trò của dạy học theo tiếp cận năng lực
Dạy học theo hướng tiếp cận năng lực không đặt nặng vào kết quả kiến thức, kĩ năng mà vào quá trình học tập, từ đó, phát triển năng lực học sinh. Nó có những ưu thế sau: phát triển năng lực tư duy, trí thông minh của từng cá nhân học sinh, làm cho kết quả học tập (kiến thức, kĩ năng, thái độ) có tính bền vững, khai thác và làm phong phú vốn kinh nghiệm sống của học sinh, giúp học sinh giải quyết các vấn đề của cuộc sống, nâng cao chất lượng cuộc sống của mình, làm cho việc học tập của học sinh trở nên thú vị, hấp dẫn, tự giác,...
Dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh giúp phát triển trí thông minh, tư duy của học sinh. Phát triển trí thông minh của học sinh được coi trọng qua từng hoạt động học tập được tổ chức.
Dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh làm cho kết quả học tập có tính bền vững. Theo dạy học tiếp cận năng lực, kết quả học tập (kiến thức, kĩ năng, thái độ) được chính học sinh hình thành nhờ quá trình trải nghiệm, tư duy, do các em kiến tạo, phát triển mà không phải là sự áp đặt từ phía giáo viên. Hơn nữa, kiến thức và kĩ năng luôn gắn liền với kinh nghiệm, thực tiễn, phục vụ cho cuộc sống nên học sinh cảm nhận được ý nghĩa thiết thực của chúng. Khi đó, những kiến thức, kĩ năng này trở thành năng lực của học sinh, tức giá trị cá nhân, nên có tính bền vững cao. Bên cạnh đó, dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh tổ chức nhiều hoạt động mang tính tích hợp, qua đó, các em có điều kiện vận dụng nhiều kiến thức, kĩ năng liên quan đến một số lĩnh vực, môn học. Nhờ đó, kiến thức và kĩ năng được hệ thống hóa, được “kết nối” với nhau trong một thể thống nhất nên lại càng bền vững.
Dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh giúp khai thác và làm phong phú vốn kinh nghiệm sống của học sinh. Dạy học phát triển năng lực giúp học sinh kiến tạo kiến thức nhờ huy động năng lực của bản thân. Sau đó, học sinh kiểm nghiệm chúng qua thực tiễn và nhờ đó, các em tự làm giàu, làm phong phú thêm vốn sống, kinh nghiệm cho chính mình.
Dạy học theo tiếp cận năng lực giúp học sinh giải quyết các vấn đề cuộc sống, nâng cao chất lượng cuộc sống của mình. Dạy học phát triển năng lực luôn coi “chất liệu” cuộc sống thực của học sinh như là một nội dung quan trọng. Do đó, các vấn đề học tập mà các em cần giải quyết luôn gắn liền với cuộc sống thực ở trường, ở nhà, nơi công cộng, tại cộng đồng dân cư. Hay nói cách khác, giáo dục không đơn thuần là sự chuẩn bị cho học sinh sau này vào đời mà chính là tổ chức cuộc sống cho học sinh ngay bây giờ, phục vụ cuộc sống của các em, giúp học sinh nâng cao chất lượng cuộc sống của mình.
Dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh làm cho việc học tập của học sinh trở nên thú vị, hấp dẫn, tự giác: Dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh coi trọng việc phát triển trí thông minh nói chung và trí thông minh nổi bật nói riêng của từng cá nhân, cho nên, điều đó giúp mỗi học sinh đều thành công trong học tập và nâng cao chất lượng cuộc sống của mình. Từ đó, học sinh cảm nhận được việc đi học là thú vị, hấp dẫn, nhận thấy lợi ích thiết thực của học tập nên các em học tập càng tự giác. Ngoài ra, tính tự giác học tập càng được củng cố, khẳng định khi học sinh còn được tiếp xúc với thiên nhiên, được trải nghiệm qua cuộc sống thực tiễn để chính mình tự phát hiện ra kiến thức, tự khám phá ra những điều mới mẻ mà không phải buộc thừa nhận những nội dung khô khan bày sẵn trong sách giáo khoa.
Dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh giúp mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh trở nên thân thiện, gần gũi. Trong quá trình dạy học, giáo viên luôn hiểu rõ từng cá nhân học sinh và cư xử thân thiện với các em. Mục đích của dạy học phát triển năng lực không phải là truyền thụ kiến thức mà là làm cho mỗi học sinh đều trở nên thông minh và hạnh phúc hơn. Hơn nữa, giáo viên còn đối xử “cá biệt” với từng em, giúp học sinh phát triển những mặt tích cực, đồng thời hạn chế và khắc phục các yếu tố tiêu cực (nếu có). Nhờ đó, dạy học giúp từng cá nhân tiến bộ và phát triển không ngừng. Khi đó, học sinh càng cảm nhận được vai trò của người thầy và thêm yêu quý, gần gũi với thầy cô.
Dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh xây dựng mối quan hệ giữa học sinh với nhau thêm thân thiết, gắn bó. Dạy học phát triển năng lực coi trọng mối quan hệ giữa học sinh với nhau, trong đó, học nhóm là một trong những hình thức tổ chức cơ bản. Ngoài ra, trong đánh giá, giáo viên coi trọng sự tiến bộ của cá nhân học sinh, không so sánh kết quả học tập giữa các cá nhân với nhau. Do đó, trong lớp không còn hiện tượng so bì, ghen tị giữa các học sinh.
Dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh góp phần phối hợp với các lực lượng giáo dục một cách hiệu quả. Dạy học phát triển năng lực đòi hỏi học
sinh trải nghiệm, tham gia các hoạt động ngoại khóa, kết nối các nội dung học tập với thực tiễn cuộc sống của mình. Khi đó sự đồng hành của các lực lượng giáo dục, nhất là gia đình và các đoàn thể xã hội, với nhà trường có vai trò rất lớn trong việc giúp mỗi học sinh phát huy được điểm mạnh, khả năng của mình, giúp các em trở nên thông minh và hành phúc hơn.
1.3.2. Các năng lực thẩm mỹ đặc thù trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đưa ra mười năng lực cần phát triển cho học sinh tiểu học, trong đó bao gồm các năng lực chung và các năng lực chuyên môn (Năng lực ngôn ngữ; Năng lực tính toán; Năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội; Năng lực tìm hiểu xã hội; Năng lực công nghệ; Năng lực tin học; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực thể chất). Theo chúng tôi, ngoài việc hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực chung, cốt lõi, môn Tiếng Việt còn tập trung hình thành cho học sinh các năng lực chuyên biệt như năng lực giao tiếp Tiếng Việt, năng lực thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mỹ. Cụ thể:
Năng lực giao tiếp Tiếng Việt
Năng lực giao tiếp Tiếng Việt được hiểu là khả năng sử dụng các quy tắc của hệ thống ngôn ngữ để chuyển tải, trao đổi thông tin về các phương diện của đời sống xã hội, trong từng bối cảnh/ ngữ cảnh cụ thể, nhằm đạt đến một mục đích nhất định trong việc thiết lập mối quan hệ giữa con người với nhau trong xã hội. Năng lực giao tiếp bao gồm các thành tố: sự hiểu biết và khả năng sử dụng ngôn ngữ, sự hiểu biết về các tri thức của đời sống xã hội, sự vận dụng phù hợp những hiểu biết trên vào các tình huống phù hợp để đạt được mục đích.
Năng lực giao tiếp Tiếng Việt được thể hiện ở một số khía cạnh sau: - Xác định được mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp.
- Nhận ra được bối cảnh giao tiếp, đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp để có thái độ ứng xử phù hợp.
- Biết sử dụng hệ thống ngôn ngữ để diễn đạt ý tưởng của cá nhân một cách tự tin trong từng bối cảnh và đối tượng; thể hiện được thái độ biểu cảm phù hợp với đối tượng và bối cảnh giao tiếp.
Năng lực giao tiếp trong các nội dung dạy học Tiếng Việt được thể hiện ở hai khía cạnh: tiếp nhận văn bản (gồm kĩ năng nghe, đọc), tạo lập văn bản (gồm kĩ năng nói, viết) và khả năng ứng dụng các kiến thức, kĩ năng ấy vào các tình huống giao tiếp khác nhau trong cuộc sống. Trong các kĩ năng này,
đọc (quan trọng nhất là đọc hiểu) và viết là hai kĩ năng được coi trọng hơn cả. Nội dung cụ thể của hai kĩ năng này như sau:
Về kĩ năng đọc hiểu:
- Trước khi đọc hiểu: Huy động vốn kiến thức và kinh nghiệm của bản thân – là những hiểu biết về chủ đề hay những hiểu biết về các vấn đề văn hóa, xã hội có liên quan đến chủ đề, thể loại của văn bản.
- Trong khi đọc hiểu:
+ Thể hiện những hiểu biết về văn bản. + Đọc hiểu đúng các loại văn bản.
- Sau khi đọc hiểu: Vận dụng những hiểu biết về các văn bản đã đọc hiểu vào việc đọc các loại văn bản khác nhau, sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ học tập, các nhiệm vụ trong đời sống yêu cầu dùng đến hoạt động đọc hiểu.
+ Đọc các văn bản khác (ngoài chương trình, sách giáo khoa) có cùng đề tài/ chủ đề hoặc hình thức thể hiện để củng cố những hiểu biết và rèn luyện kĩ năng đọc hiểu.
+ Suy luận để bàn luận về những vấn đề trong cuộc sống có thể giải quyết bằng sự học hỏi từ nội dung của văn bản đã đọc hiểu.
+ Trình bày những giải pháp để giải quyết một số vấn đề cụ thể (là một nhiệm vụ học tập, trong đời sống) từ việc học tập nội dung của văn bản đã đọc hiểu.
- Trước khi viết: cần xây dựng cho mình thái độ sẵn sàng và những hiểu biết về kĩ thuật viết (văn phong) để viết một cách chính xác và trôi chảy, lưu loát.
- Trong khi viết:
+ Viết chính tả và ngữ pháp chính xác và phù hợp:
+ Đề xuất và lựa chọn các ý tưởng cho bài viết; trình bày cho phù hợp với các mục đích, đối tượng, ngữ cảnh và văn hóa khác nhau.
+ Phát triển, tổ chức và thể hiện ý tưởng, quan điểm mạch lạc, chặt chẽ bằng văn bản để đáp ứng nhiều mục đích, đối tượng, ngữ cảnh và văn hóa khác nhau.
+ Rà soát và chỉnh sửa để hoàn thiện bài viết.
- Sau khi viết: Vận dụng/ thực hành viết một loạt các văn bản cho các mục đích khác nhau.
Năng lực thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mỹ
Năng lực thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mỹ thể hiện khả năng của mỗi cá nhân, trong việc nhận ra được các giá trị thẩm mỹ của sự vật, hiện tượng, con người và cuộc sống, thông qua những cảm nhận, rung động trước cái đẹp và cái thiện, từ đó hướng những suy nghĩ, hành vi của mình theo cái đẹp, cái thiện.
Năng lực thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mỹ thường được thể hiện ở một số nội dung sau:
- Nhận thức được cảm xúc của bản thân
Ý thức về bản thân – tức là có thể nhận biết các cảm xúc của mình – là cơ sở của chức năng cảm xúc. Năng lực này có ý nghĩa căn bản đối với sự hiểu biết bản thân và trực giác tâm lí. Những người không tự biết về những gì mình cảm nhận sẽ thường phó mặc cho tình cảm của mình. Trái lại, những người biết làm cho cuộc sống của mình tốt hơn sẽ thấy rõ được những hậu quả sâu xa trong các quyết định của mình, dù đó là lựa chọn người bạn đời hay lựa chọn nghề nghiệp.
Đó là năng lực làm cho những tình cảm của mình thích nghi với mỗi hoàn cảnh; điều này phụ thuộc vào sự tự ý thức về bản thân. Năng lực này giúp mỗi người biết cách tự trấn an tinh thần của mình trong những tình huống căng thẳng hoặc những thử thách của cuộc sống, thoát khỏi sự chi phối của lo âu, buồn rầu và giận dữ, cũng như thấy được hậu quả tiêu cực của tình trạng không đạt tới điều đó. Những người có năng lực làm chủ được cảm xúc của bản thân có thể chấp nhận và vượt qua một cách tốt nhất những thất bại và những điều trái ý trong cuộc sống, biết ứng xử có hiệu quả trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, đồng thời biết thể hiện tình cảm, cảm xúc của bản thân phù hợp trong những hoàn cảnh giao tiếp.
- Nhận biết những xúc cảm của người khác và những biểu hiện của cuộc sống từ phương diện thẩm mỹ
Sự đồng cảm, nhạy cảm trước những trạng thái cảm xúc của người khác xuất phát từ ý thức về bản thân là yếu tố căn bản tạo nên mối quan hệ tương tác giữa cá nhân và những người xung quanh. Những người đồng cảm biết tiếp nhận nhanh nhạy những tín hiệu, qua đó cho thấy nhu cầu và mong muốn của người khác, cũng như sự nhạy cảm và sự tương giao giữa cảm xúc cá nhân với những biến thái rất tinh tế của các hình ảnh của cuộc sống. Đó là những người biết “Thương người như thể thương thân”, luôn biết “Mở lòng đón lấy những vang động của cuộc sống”, biết thể hiện những tình cảm, thái độ phù hợp trước những biểu hiện của cái đẹp, cái thiện cũng như cái ác, cái xấu trong cuộc sống.
- Làm chủ những liên hệ, những giá trị của con người và cuộc sống
Luôn biết giữ những liên hệ tốt với những người xung quanh, đó chính là biết chủ động điều khiển các cảm xúc của mình. Những người biết làm cho mình có được sự cảm mến của mọi người, biết lãnh đạo và định hướng một cách có hiệu quả những mối liên hệ của mình với người khác đều có sự làm chủ cảm xúc ở mức cao nhất. Đó cũng là những người biết nhận thức được những giá trị sống từ phương diện thẩm mỹ, biết hành động vì những gì tốt
đẹp trong môi trường sống của mình. Đây chính là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của mỗi người trong cuộc sống.
Trong môn Tiếng Việt, năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ được coi là năng lực đặc thù, gắn với tư duy hình tượng trong việc tiếp nhận văn bản văn học. Quá trình tiếp xúc với tác phẩm văn chương là quá trình người đọc bước vào thế giới hình tượng của tác phẩm và thế giới tâm hồn của tác giả từ chính cánh cửa tâm hồn của mình. Năng lực cảm xúc, như trên đã nói, được thể hiện ở nhiều khía cạnh. Trong quá trình người học tiếp nhận tác phẩm văn chương, năng lực cảm xúc được thể hiện ở những phương diện sau:
- Cảm nhận vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học, biết rung động trước những hình ảnh, hình tượng được khơi gợi trong các tác phẩm về thiên nhiên, con người, cuộc sống qua ngôn ngữ nghệ thuật.