6. Phương pháp nghiên cứu
2.4. Hệ thống các bài tập bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ cho học sinh lớp
2.4.2. Tiêu chí phân loại bài tập
Trình bày hệ thống bài tập đọc hiểu với một sự phân loại chặt chẽ và logic là một việc làm khó. Chính vì vậy khi xem xét các tiêu chí phân loại bài tập cần tính đến mối quan hệ giữa nội dung và hình thức bài tập, xem xét các bình diện yếu tố của văn bản, kĩ năng đọc hiểu với các kĩ năng khác.
Có nhiều cách phân loại bài tập như:
- Phân loại theo các bước lên lớp: bài tập kiểm tra bài cũ, bài luyện tập, bài tập kiểm tra đánh giá.
- Phân loại theo hình thức thực hiện: bài tập trả lời miệng, bài tập trả lời viết (tự luận), bài tập thực hành đọc, bài tập trắc nghiệm.
- Phân loại theo mức độ tính độc lập của học sinh: bài tập tái hiện, bài tập suy luận, bài tập sáng tạo.
- Phân loại theo đối tượng thực hiện bài tập: bài tập dùng chung, bài tập dành cho nhóm, bài tập cho cá nhân.
Hệ thống bài tập đọc hiểu cho học sinh lớp 5 được xây dựng trong khóa luận nhằm:
Giúp học sinh nắm được nội dung sự vật và liên hệ cá nhân trong văn bản từ đó rút ra được ý nghĩa bài học cho bản thân.
Giúp học sinh củng cố kiến thức về đọc hiểu, về các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn học để hiểu được ý nghĩa của văn bản nghệ thuật.
Giúp học sinh phát hiện, cảm nhận các giá trị thẩm mỹ thông qua các văn bản; nhận thấy cái hay, cái đẹp, cái cao cả, những giá trị chân – thiện – mỹ; biết trân trọng cái đẹp, những hành động đẹp, giá trị đẹp; có khả năng sáng tạo ra cái đẹp. Từ đó, các em có thể bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ của mình và vận dụng vào đời sống của bản thân.